|
|
Quốc Trung
Bước tiến nông nghiệp
Nền kinh tế Việt Nam trong gần 40 năm qua
(1975-2015) đã đạt được bước tiến dài. Trong đó đáng kể nhất là lĩnh vực nông
nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện, sản lượng
các loại nông sản đều tăng đáng kể. Hàng năm, ĐBSCL sản xuất khoảng 50% sản
lượng lúa, 58% sản lượng thủy sản đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu,
cung cấp 70% lượng trái cây và đóng góp gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của cả nước. Mô hình "cánh đồng lớn” từ quy mô chỉ khoảng 7.200 trong vụ
lúa Đông Xuân năm 2011-2012, thì đến vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 đã tăng lên
134.000ha.
Làm sao để đời sống người trồng lúa khá lên được là
câu hỏi lớn
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng mà
nghành nông nghiệp vùng đất phù sa Cửu Long mầu mỡ tạo được cũng phải nhìn nhận
một thực tế, những năm gần đây lĩnh vực hàng đầu này đang gặp phải nhiều khó
khăn, thách thức. Điệp khúc được mùa rớt giá cứ đeo đẳng người nông dân mãi
không thôi, diện tích lúa theo đó cũng đang bị thu hẹp dần. Chuỗi giá trị của
hạt gạo bị chia thành nhiều khúc. Con cá tra một thời được người dân vùng
ĐBSCL tôn thờ "đúc tượng”, những năm gần đây đã không còn là cứu cánh của
người nông dân. GS.TS Võ Tòng Xuân từng day dứt: Nông dân trồng lúa để chế biến
ra gạo xuất khẩu đưa Việt Nam đứng vào hàng thứ nhất, nhì trên thế giới nhưng
lại là tầng lớp nghèo nhất. Hầu hết nông dân phải lo bán đổ bán tháo lúa mới
vừa gặt, thậm chí bán cả lúa non để trang trải nợ nần… Còn Tiến sĩ Lê Văn Bảnh-
Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL tâm tư: mang tiếng là xuất khẩu sản lượng hàng đầu
thế giới nhưng thời gian qua không làm chủ được thị trường. Cũng như con cá
tra, nhiều năm qua Việt Nam vẫn "một mình một chợ” nhưng chưa bao giờ
làm chủ được giá cả để rồi tự bơi theo nó... Xuất khẩu số lượng lớn mà sản phẩm
không có thương hiệu thì ngang bằng làm thuê cho thiên hạ.
Tìm hướng đi mới
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng ĐBSCL đến năm 2020, đây sẽ là vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; sản
phẩm xuất khẩu chính của cả nước với hai mặt hàng chiến lược là lúa gạo và
thuỷ sản; hình thành các khu, vùng chuyên canh sản xuất lớn ứng dụng công nghệ
cao, gắn với việc phát triển nông thôn mới; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp theo định hướng của thị trường. Tuy nhiên, điều cốt yếu để thực
hiện được mục tiêu này cần những quyết sách hợp lý, kịp thời. Không thể để
nông dân tự bơi trong sân chơi toàn cầu hóa, không thể để chuỗi giá trị trong
nông nghiệp tiếp tục bị cắt vụn: nông dân chỉ biết nuôi trồng, không biết gì
về nhu cầu thị trường, không tự quyết về giá bán; chuyện mua bán do thương
lái làm chủ, tùy tiện ép giá; doanh nghiệp thì khư khư thủ lợi chỉ hợp tác với
nông dân khi thấy dễ kiếm lời, không có quan hệ hợp tác căn cơ, lâu dài, vì lợi
ích hài hòa của cả hai bên.
Ông Trần Hữu Hiệp-
Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho rằng: Việc tái cơ cấu ngành
nông nghiệp trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Tái cơ cấu ở vùng trọng điểm
lúa số 1 của cả nước cần được bắt đầu từ chính những yếu kém nội tại và tận dụng
lợi thế của vùng này trước thách thức cạnh tranh nông nghiệp ngày càng gay gắt,
ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Hơn cả tái cơ cấu phải là cuộc
lột xác thật sự. Dù vẫn phải đối diện với nhiều thách thức nhưng những năm gần
đây, với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL kết hợp với phong
trào xây dựng nông thôn mới đang mang đến cho vùng một luồng gió mới, từng bước
làm "thay da đổi thịt” vùng nông thôn giúp đời sống người dân ngày càng
nâng chất.
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét