TTO - Nhân dịp Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên có cuộc đối thoại trực tiếp với nông dân ở
Hải Dương hôm nay 9-4, Tuổi Trẻ hỏi chuyện chính nông dân về những vướng mắc
của họ.
Xác định nông nghiệp phục vụ ai, đi về đâu
* TS TRẦN HỮU HIỆP (chuyên gia kinh tế
ĐBSCL): Phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao
Tôi
đề xuất quan tâm thực hiện các giải pháp sau: Một là, quy hoạch lại sản xuất
nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở gắn với cung - cầu
thị trường.
Hai
là, đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.
Ba
là, tập trung cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, tạo các giống có năng suất,
chất lượng và giá trị cao.
Bốn
là, cần chọn đầu tư phát triển các phân ngành dịch vụ nông nghiệp có giá trị
gia tăng cao, gắn với phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
nông nghiệp sạch.
* TS NGUYỄN MINH CHÂU (chuyên gia nông
nghiệp): Nhà nước phải làm nhạc trưởng
Trước đây, chúng ta nói sản xuất nông nghiệp phải có bốn
"nhà" gồm: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp. Nhưng
mấy năm gần đây nhiều nơi kêu ca rằng không thấy "Nhà nước"
đâu.
Vô họp thì bàn sôi nổi, ra khỏi phòng họp thì ai về nhà nấy.
Thực tế, hiện chỉ còn hai "nhà" doanh nghiệp và nông dân tự thỏa
thuận, liên kết với nhau.
Tôi rất mong Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo quyết liệt để lãnh
đạo các địa phương tham gia tích cực và giữ trọng trách nhạc trưởng của mối liên
kết bốn "nhà".
* TS DƯƠNG VĂN NI (Đại học Cần
Thơ): Xác định phục vụ người dân VN trước tiên
Để giải quyết câu chuyện thu nhập của nông dân được nâng lên,
cái gốc của vấn đề mà Bộ NN&PTNT cần làm là phải xác định, phải định hướng
nền nông nghiệp phục vụ ai, sẽ đi về đâu.
Theo tôi, nó phải là nền nông nghiệp dựa trên nền tảng văn hóa
và phục vụ dân tộc VN là trước tiên, xuất khẩu chỉ là khâu cuối cùng.
Từ đó mới biết được chúng ta phải đào tạo con người thế nào, áp
dụng gì, phương pháp sản xuất ra sao...
Để người làm ăn chân chính không thua lỗ
Nông dân NGUYỄN VĂN ĐỨC (xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, An Giang): Hỗ trợ tài chính mở rộng hạn điền
Mở rộng hạn điền là xu hướng làm ăn tất yếu, vì nếu còn sản xuất nhỏ lẻ sẽ sử dụng lao động rất lớn mà hiệu quả không cao.
Việc mở rộng hạn điền sẽ giúp doanh nghiệp làm nông nghiệp quy mô lớn và cho nhiều lợi ích.
Lâu nay, việc mở rộng hạn điền chỉ có giải pháp duy nhất là mướn đất dân. Việc này đã được chính quyền đứng ra làm trung gian đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.
Tuy nhiên, muốn mở rộng hạn điền thì Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ tài chính.
* Ông NGUYỄN HỮU THẮNG (chủ trại heo ở ấp Cây Xoài, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai): An tâm sản xuất, tránh thua lỗ
Tôi nghĩ Chính phủ cần mổ xẻ thẳng thắn những bất cập để làm sao người chăn nuôi an tâm sản xuất, tránh thua lỗ.
Tôi thấy Thủ tướng đã yêu cầu các ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ cho người chăn nuôi.
Tuy nhiên, hiện việc vay gặp rất nhiều khó khăn.
* Ông NGUYỄN TRÍ CÔNG (chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai): Tại sao thị trường chăn nuôi chưa ổn định?
Trong chăn nuôi, chúng ta có kinh nghiệm sản xuất nhưng cái chính là bấp bênh đầu ra vì giá cả. Người chăn nuôi đang đặt ra câu hỏi: Chúng tôi phải sản xuất ở mức độ nào để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu?
Tại sao câu chuyện ổn định thị trường trong nước lâu nay chúng ta vẫn chưa làm được? Đơn cử như khi xảy ra chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm thì giá thịt heo lại rơi xuống, dù các trang trại vẫn sản xuất theo chuỗi an toàn.
Đã có nhiều người làm ăn chân chính thua lỗ, "treo chuồng" cũng vì thị trường không ổn định.
* Ông VÕ QUAN HUY (chủ Công ty TNHH Huy Long An, chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng): Giảm giá thành vật tư
Tôi nghĩ Chính phủ cần sớm có biện pháp kéo giảm giá thành vật tư sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay giá thành quá cao, chỉ một đại lý phân bón, men vi sinh đã chiết khấu lên đến 40% hoặc 50% hoa hồng.
Chi phí đội lên như thế thì vốn nông dân phải bỏ ra nhiều và rủi ro lợi nhuận cũng nhiều hơn.
* Ông VÕ VIỆT HƯNG (nông dân xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp): Cần giống chất lượng
Các loại giống lúa, cây trồng, thủy sản hiện nay có chất lượng không cao cả về mẫu mã đến chất lượng bên trong và thời gian bảo quản.
Chính phủ đã có chương trình lớn xây dựng thương hiệu lúa gạo VN nhưng hiện nay chưa nghe thông tin giống nào được chọn là giống quốc gia.
Nông dân mong sớm được canh tác giống lúa này để tăng chất lượng, bán được giá cao. Cây ăn trái cũng vậy.
TTO - Hôm nay 9-4, lần đầu tiên Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đối thoại trực tiếp với nông dân ở Hải Dương. Đến cuối tuần
trước đã có trên 1.000 câu hỏi được nông dân khắp nơi gửi đến Thủ tướng.
NHÓM PHÓNG VIÊN TUỔI
TRẺ
Nhận xét
Đăng nhận xét