Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2024

VTV CT_Miền Tây hôm nay buổi chiều_29.11.2024_Lãng phí chậm giải ngân đầ...

THTPCT - Nâng chất nguồn nhân lực cho du lịch

VTV CT-Du lịch Đồng bằng cần sự khác biệt

VTV CT_Miền Tây hôm nay_28.11.2024

Để ngành mía đường ĐBSCL thôi thoi thóp

Trần Hữu Hiệp  SGGP -  09/10/2024 06:19 Nông dân chờ bán mía ở Nhà máy đường Phụng Hiệp (Hậu Giang) Vào vụ mía đường năm nay, Nhà máy đường Phụng Hiệp (thuộc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, đặt tại tỉnh Hậu Giang) phải ngừng hoạt động. Đây là nhà máy đường cuối cùng của tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất vùng ĐBSCL phải đóng cửa. Doanh nghiệp chấp nhận “trả phí” hơn 20,3 tỷ đồng cho việc ngừng hoạt động, bao gồm phí bảo trì, duy tu thiết bị và chi phí phát sinh do phải hợp tác với đơn vị khác để tiêu thụ gần 29.500 tấn mía đã ký hợp đồng với hơn 200 hộ nông dân. Hậu Giang từng là tỉnh có diện tích trồng mía khoảng 15.000ha với 3 nhà máy đường là Phụng Hiệp, Vị Thanh và Long Mỹ Phát. Đến nay, diện tích trồng mía của tỉnh này chỉ còn khoảng 1.400ha; trong đó có khoảng 58% diện tích bán mía phục vụ tiêu dùng trực tiếp. Thời đỉnh cao, ĐBSCL có hơn 10 nhà máy đường hoạt động nhộn nhịp. Nhưng những năm gần đây, hàng loạt nhà máy lần lượt đóng cửa như Hiệp Hòa, Bến Tre, Kiên Gia...

Thiên tai và nhân tai

  TS TRẦN HỮU HIỆP Báo Người Lao Động - 04/10/2024 08:00 Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do thiên tai, thời tiết cực đoan. Khu vực miền núi phía Bắc trong 3 tháng qua đã xảy ra mưa lớn kéo dài với lượng mưa cao hơn 40%-60% so với trung bình nhiều năm. Mưa lớn trong thời gian ngắn làm tăng trọng lượng và giảm độ bám dính của đất, dẫn đến sạt lở ở nhiều nơi. Góp sức cùng thiên tai chính là nhân tai. Phát triển đô thị, xây dựng các khu dân cư, nhà ở không đúng quy hoạch, các công trình hạ tầng giao thông tại những khu vực có địa hình dốc mà không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật làm cho cấu trúc địa chất trở nên mong manh, tăng nguy cơ sạt lở. Việc khai...

Dự báo tốt để ứng phó hiệu quả 3 “biến”

Trần Hữu Hiệp Báo Phụ nữ TPHCM -  30/09/2024 - 06:30 PNO - Xuất khẩu nông sản đã, đang và sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm nay. Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt hơn 40 tỉ USD, giúp đạt mức xuất siêu hơn 11,8 tỉ USD, đóng góp gần 62% tổng giá trị xuất siêu (19,07 tỉ USD) trong cán cân thương mại của nền kinh tế. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng trưởng cao và lập đỉnh mới. Vùng nông sản chủ lực của cả nước là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Riêng về gạo, ước tính năm nay, tổng lượng gạo xuất khẩu vẫn duy trì mức trên 8 triệu tấn, trong đó riêng vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 7,6 triệu tấn. Vùng này đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% lượng thủy sản nuôi và khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại. Xuất khẩu nông sản là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam. Ngành nông nghiệp đã có những bước chuyển đáng ghi nhận tron...

Chờ ngày ngành tôm bùng nổ

  TRẦN HIỆP THỦY Báo Người Lao động - 23/09/2024 03:00 Dù xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2024 tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng kim ngạch hơn 2,4 tỉ USD song ngành tôm vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức Người nuôi tôm ở ĐBSCL đang bị "bó trong nhiều cái khó" do dịch bệnh, tôm chết, chi phí nuôi tăng vọt, giá tôm xuống thấp không đủ bù chi phí. Nhiều người nuôi tôm phải gồng mình chịu đựng hoặc chấp nhận "treo ao" chờ đợi. Bài học cũ vẫn hiện hữu Lĩnh vực nuôi là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm nói riêng và nhiều ngành hàng thủy sản khác nói chung, tác động lớn đến các mắt xích còn lại như con giống, thức ăn, chế biến, xuất khẩu... Không chỉ người dân, nỗi lo của doanh nghiệp vẫn chưa vơi khi nghề tôm ngày càng gặp khó. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm luôn lo thiếu nguyên liệu; xuất khẩu thì gặp khó trước các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador. Nhiều doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu ở ĐBSCL không chỉ đầu ...

Vị đắng… mía đường

TRẦN HỮU HIỆP Báo Người Lao động = 16/09/2024 04:00 Trong khi nhiều người đang thưởng thức vị ngọt ngon của bánh trung thu năm nay thì người trồng mía và các nhà máy đường miền Tây lại nếm trải thêm một mùa vụ đắng chát Nếu như trước đây, khi "cây mía bị chặt ra nhiều lóng", bị chia cắt bởi những lợi ích khác nhau và phần thua thiệt luôn thuộc về nông dân thì nay, doanh nghiệp (DN) mía đường cũng thấm đòn thua lỗ. Đuối sức Nhà máy đường Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) thuộc Công ty CP Mía đường Casuco lại tiếp tục đóng cửa. Đây là năm thứ hai liên tiếp, nhà máy đường lớn nhất miền Tây này phải ngừng hoạt động, chịu lỗ hơn 20,3 tỉ đồng, bao gồm phí bảo trì, duy tu thiết bị và chi phí phát sinh do hợp tác với đơn vị khác tiêu thụ gần 29.500 tấn mía đã ký hợp đồng với hơn 200 hộ nông dân. Niên vụ trước, Nhà máy đường Phụng Hiệp chỉ ép được hơn 14.500/80.000 tấn mía. Dù phải đóng cửa sớm nhưng nhà máy vẫn lỗ hơn 21,3 tỉ đồng. Hơn chục năm trước, gánh nặng mía đường chỉ đè lên vai ngư...

Thước đo từ thực tiễn

  TS TRẦN HỮU HIỆP Báo Người Lao động - 09/09/2024 03:30 Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (viết tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) đã được triển khai tại 12 địa phương,  với 7 mô hình thí điểm đầu tiên ở TP Cần Thơ và các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Bên cạnh những kết quả bước đầu, trong thực tế, việc triển khai đề án còn gặp không ít khó khăn. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện giảm phát thải trên lúa với quy mô lớn. Các bước triển khai, nội dung hoạt động đều mới mẻ. Diện tích canh tác còn nhỏ lẻ; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; nông dân thiếu vốn đầu tư, thiếu kiến thức về mô hình mới; số hộ tham gia đề án thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế... Một số địa phương, đơn vị còn lúng túng trong việc huy động đầu tư, phân khai các nguồn vốn thực hiện đề án. Với kinh phí triển khai đề án, hiện ngân sách trong nước ...

Nông nghiệp khẳng định vai trò 'bệ đỡ'

  Quốc Trung   •  - Báo Đại Đoàn kết -  01/09/2024 07:03 Những năm gần đây nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chuyển mạnh từ lượng sang chất thông qua việc đẩy mạnh liên kết, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất. Đặc biệt gần đây với việc tạo ra các không gian giá trị cho nông sản, ngành nông nghiệp ngày càng khẳng định được vai trò “bệ đỡ” của nền kinh tế. Đề án 1 triệu ha lúa đã đạt được những kết quả bước đầu và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới. Hiệu quả từ chương trình OCOP Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được xem là một trong những công cụ góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Tính đến thời điểm này TP Cần Thơ có 148 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao của 74 chủ thể gồm doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh. Trong đó, có 73 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 75 sản phẩm OCOP ...