Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Xưng hô tại toà như thế nào cho đúng?

Báo Pháp Luật TPHCM   Trong các phiên tòa, việc xưng hô giữa những người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng muôn hình vạn trạng: Bị cáo khi thì xưng con, lúc xưng tôi. Có bị cáo luôn miệng “thưa quan tòa”. Những người tham gia tố tụng khác thì có người thưa quý tòa, có người thưa hội đồng xét xử. Đối với đại diện viện kiểm sát tham gia phiên tòa cũng được gọi rất khác nhau: Người thì gọi là quý viện, người thưa công tố viên, người lại gọi là kiểm sát viên… Cũng có lúc luật sư hỏi người tham gia tố tụng và yêu cầu trả lời cho hội đồng xét xử thì bị chủ tọa nhắc vì luật sư không phải hội đồng xét xử, thế là gây ra tranh cãi. Có luật sư vốn là cán bộ tố tụng, khi tranh luận, theo thói quen lại “thưa các đồng chí” với hội đồng xét xử. Về phía những người tiến hành tố tụng như thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên thường gọi bị cáo là ông, bà, anh, chị thậm chí là em, là cháu. Bản cáo trạng và bản án khi đọc tại phiên tòa còn dùng nhiều từ không đúng quy định c
Sự khác biệt Việt - Tây - Mỹ So sánh với Tây phương nói chung Người Tây: - Ăn chậm, đi lẹ, hôn công khai, tè lén.  Người Việt: - Ăn lẹ, đi chậm, hôn lén, tè công khai! Người Tây: - Họp bàn thì tranh luận. Họp xong thì thống nhất ý kiến, triển khai thì nhất trí.  Người Việt: - Họp bàn thì nhất trí. Họp xong mới bắt đầu tranh luận, lúc triển khai thì mỗi người mỗi ý ! Tây Phương : Tỉ lệ bầu bán được trên 50% phiếu bầu là thành công. VN: cần từ 80% mới là đẹp, có khi còn đạt 99,99%. Tây: Thất nghiệp nhiều (chắc vì họ có trợ cấp thất nghiệp). VN: Không có thất nghiệp (Vì người thất nghiệp không được trợ cấp để sống?). So sánh giữa VN và Mỹ Ở Việt Nam: Người nghèo ăn rau, người giàu ăn thịt. Ở Mỹ : Ngược lại. Ở Việt Nam: Người nghèo ở trên núi, vùng xa thành phố. Ở Mỹ : Ngược lại. Ở Việt Nam: Người nghèo đeo nữ trang giả. người giàu đeo đồ thiệt. Ở Mỹ : Ngược lại. Ở Việt Nam: (Phi châu, cùng các nước Á châu khác) nhiều người chết vì thiếu ăn. Ở Mỹ : Nhiều n

Mùa không trăng sao

Thứ Bảy, 20/07/2013 23:27 Hôm đi dự hội chợ nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, tình cờ trông thấy mô hình mấy cây rơm trong hội chợ, anh bỗng thấy lòng xốn xang. Cái ngày xưa ấy đã qua lâu rồi mà sao anh vẫn nhớ đến quay quắt trong lòng. Nhớ những buổi tối mùa hè, khi ngôi sao hôm bắt đầu nhú lên ở chân trời, anh lại thấy lòng nôn nao vì biết có người đang đợi mình ở gốc rơm sau hè. Mỗi năm chỉ có 3 tháng. Mỗi tháng chỉ có mấy ngày con trăng hoàn toàn bị che khuất. Đó là những ngày thầm kín nhất của đôi ta... Đối với anh, những mùa hè khi còn thơ bé ở quê nhà là hạnh phúc nhất. Khi ấy, anh chẳng phải lo toan, chẳng phải học hành, chẳng phải thức khuya dậy sớm. Khi ấy anh chỉ có những thú vui bình dị mà bây giờ rất nhiều đứa trẻ không có được: thả diều, nơm cá, bẫy chim, mót khoai...   Những năm tháng tuổi thơ của anh còn lấp lánh niềm vui bởi bên anh có cô bé con bác Tư ở cạnh nhà. Cô bé ấy học hết lớp 9 trường làng thì ở nhà phụ mẹ làm ruộng hoặc theo ba đi buôn những kh

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức góp ý Đề cương tổng kết giữa nhiệm kỳ Đại hội phục vụ Hội nghị TW8

Click vào để xem chương trình Thời sự của VTV1 Ảnh: hiepcantho

LÊ KIỀU NHƯ (TÁC GIẢ TIỂU THUYẾT SỢI XÍCH) KIỆN APPLE

Vài lời: Báo TT & VH đăng vậy, thì đọc vậy và lưu vào mục Case Study để làm điển cứu giảng dạy, nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi. Không biết đây có phải là "chiêu" PR nhằm hâm nóng sự chú ý của dư luận đối với "Sợi xích" vốn gây ồn ào một lúc, mấy năm qua nguội lạnh quá.   VĂN BẢY   thực hiện Lê Kiều Như Lê Kiều Như cho biết việc Apple công khai rao bán tác phẩm Sợi xích trên App Store với giá 29,99 USD từ năm 2010 là vi phạm quyền tác giả. Từ ngày 8/7/2013, Lê Kiều Như ủy thác cho luật sư Nguyễn Thành Công (Công ty Đông Phương Luật) đảm trách vụ kiện với con số đòi bồi thường lên đến 100 ngàn USD. Báo TT&VH có cuộc trò chuyện với luật sư Công (người đảm trách vụ việc Lê Kiều Như kiện Apple) về số tiền và vụ kiện. Về vụ kiện này, luật sư Nguyễn Thành Công cho biết đã gởi đơn thẳng đến tòa án nơi Apple đặt trụ sở (California, Mỹ), vì nó phù hợp với các điều ước song phương và đa phương mà Việt Nam và Mỹ đã ký kết. Cũng theo luật sư này, Apple đ

Kho chứa lương thực ĐBSCL: tăng thêm 1 triệu tấn

SGTT.VN - Theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến cuối năm nay, tổng năng lực kho chứa lương thực tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ đạt gần 6,4 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với cuối năm 2012, trong đó kho chứa gạo chiếm gần 4,8 triệu tấn. Theo ông Trương Thanh Phong, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sẽ không cần thiết phải xây thêm kho chứa lương thực khi năng lực dự trữ đã đạt tới mức này. Cũng theo ông Phong, trong tổ chức sản xuất ở vùng ĐBSCL, cần hạn chế sản xuất lúa vụ hè thu, đặc biệt đối với những vùng có thời vụ thu hoạch trùng với những đợt mưa dầm khiến tỷ lệ lúa bị thất thoát cao, lại còn làm giảm chất lượng lúa hàng hoá. Đối với vụ thu đông (lúa vụ 3), cần phải duy trì sản xuất lúa đối với những vùng đảm bảo an toàn trong mùa nước nổi. NGỌC TÙNG (SGTT)

Liên kết vùng để thoát tư duy nhỏ lẻ

 05:05 PM, 17/07/2013 (Chinhphu.vn) - Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thống nhất nhiều nội dung nhằm hình thành bộ quy chế liên kết vùng. Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu nâng tầm liên kết vùng ĐBSCL để phát huy mạnh mẽ những tiềm năng hiện có. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến Tại hội nghị thảo luận về cơ chế liên kết vùng ĐBSCL, ngày 17/7, lãnh đạo một số địa phương như An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang… cho rằng liên kết vùng ĐBSCL chính là  chìa khóa để thoát khỏi tư duy nhỏ lẻ, manh mún, là cú hích để đánh thức du lịch vùng ĐBSCL vốn đang được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng”.  Nguyên tắc được các tỉnh ĐBSCL thống nhất cao trong cơ chế liên kết vùng là lợi ích của từng địa phương phải đặt sau lợi ích toàn vùng. Đối với những lĩnh vực liên kết không bắt buộc (liên kết tự nguyện) thì dựa trên cơ sở các bên tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi để cùng phát huy lợi thế, hướng đến tối

Số liệu kinh tế Việt Nam: Ông nói gà, bà nói vịt

Số liệu ở VN vênh nhau là chuyện thường vì mỗi cơ quan có cách tính khác nhau; bản thân từng cơ quan cũng có nhiều mức số liệu khác nhau để sử dụng theo từng mục đích, hơn nữa cùng 1 vấn đề, nhưng còn có số sơ bộ, số ước tính, số cuối cùng... Người sử dụng số liệu thống kế nên hiểu chuyện này để dùng cho đúng. Tôi có bài giải thích chi tiết vấn đề này để Bộ trưởng trả lời chất vấn của ĐBQH, tiếc là không còn  bản lưu, nhưng tôi nhớ là trang www.na.gov.vn có công bố trong mục danh sách trả lời bằng thư của Bộ trưởng đối với các câu hỏi chất vấn của ĐBQH trước mỗi kỳ họp QH. Số liệu thống kê về kinh tế Việt Nam: Ông nói gà, bà nói vịt Thực tế đang có tình trạng số liệu thống kê vênh nhau giữa các cơ quan, giữa trong nước và quốc tế, giữa số liệu và thực tế... dẫn đến   bức tranh kinh tế   bị méo mó. Cần thiết phải có hệ thống thống kê chính xác vì nó giúp mọi người vẽ ra được một bức tranh thật của nền kinh tế Tiến sĩ  Lê Đăng Doanh Ông nói gà, bà nói vịt Th