Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thư viện VideoClip: ĐOÀN CÔNG TÁC BỘ NÔNG NGHIỆP KHẢO SÁT HẠN, MẶN ĐBSCL

Từ “thoát lũ” sang “trữ ngọt”

Trần Hữu Hiệp Báo Cần Thơ, thứ năm, 31/03/2016 Đó là đề nghị của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Trần Thanh Nam với lãnh đạo các địa phương trong chuyến đi làm việc tại các tỉnh Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long kiểm tra thực tế tình hình thiệt hại do hạn, mặn và yêu cầu rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủy lợi để chủ động thích ứng với BĐKH. Cơn hạn trăm năm khốc liệt nhất như gom hết nắng đổ xuống "vựa lúa quốc gia" cùng với việc mất lượng nước lớn từ dòng Mê Kông, nước biển lấn sâu vào nội đồng, có nơi gần trăm km đang hoành hành, tác động xấu đến nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống người dân ĐBSCL. Con số thống kê toàn vùng vào trung tuần tháng 3 là khoảng 200.000 ha lúa thiệt hại, 500.000 ha lúa không xuống giống kịp thời vụ, một diện tích lớn vườn cây ăn trái, nuôi thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gần 1 triệu người dân trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt … Mức thiệt hại này chắc chắn chưa dừng lại. Thiên tai là điều khó tránh.

Phải liên kết và thích ứng với hạn, mặn gay gắt

Báo Gia đình Việt Nam, ngày 30-3-2016 Đối phó hay thích nghi trước trận hạn mặn lịch sử này tại ĐBSCL? Ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Kinh tế, BCĐ Tây Nam bộ nói cần phải liên kết vùng để vượt qua. Trần Hữu Hiệp Hạn, mặn lịch sử tại ĐBSCL trong vòng 100 năm qua đã khiến hàng trăm ngàn hộ dân trong vùng đang thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng. Hàng triệu gia súc đói khát vì không có thức ăn, nước uống phải bán tháo chịu lỗ 10 triệu đồng/con. Thảm cảnh sẽ còn kéo dài nếu nước từ thượng nguồn chưa về kịp và không có mưa sớm. Đứng trước tình hình cấp bách hạn mặn lịch sử đang diễn ra khốc liệt và gây thiệt hại trầm trọng này, cần xác định mục tiêu của chúng ta là đối phó hay thích nghi với hạn, mặn? Tại sao Israel có nhiều diện tích đất là sa mạc nhưng họ vẫn phát triển những dự án nông nghiệp hàng đầu thế giới; hay như Hà Lan có khoảng 27% diện tích nằm dưới mực nước biển nhưng lại là quốc gia xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu châu Âu. Do đó, vấn đề nông nghiệp ĐBSC

Cây lúa trước cơn hạn, mặn thế kỷ

Trần Hữu Hiệp TBKTSG, thứ sáu  25/3/2016 (TBKTSG) - Thiên tai là điều khó tránh, cũng như lũ lụt, hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long không nằm ngoài dự báo. Người dân nơi đây không có con đường nào khác là phải hướng đến mục tiêu dài hạn để thích ứng. Từ “chống lũ”, rút ra kinh nghiệm “né lũ”, rồi hình thành triết lý “sống chung với lũ” đến hạn mặn, cũng phải chủ động thích nghi. Nhưng làm sao để nông dân ĐBSCL có thể kiếm sống và làm giàu trước thách thức của thiên tai và nhân tai? Lời giải cho bài toán này cần có sự tiếp cận đa ngành, cần quy mô sản xuất lớn hơn, cần tích tụ ruộng đất nhiều hơn để thích nghi với phương thức sản xuất chuyên nghiệp hơn, chuyển đổi từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh doanh nông nghiệp” bằng các bài toán kinh tế: chi phí và lợi ích. Kênh dẫn nước vào ruộng lúa khô cạn vì hạn, mặn Từ “thoát lũ” sang “trữ ngọt” Lâu nay, chúng ta xây dựng hệ thống thủy lợi chủ yếu là để “thoát lũ”, phải chăng nên chuyển sang “trữ ngọt”

Chén cơm đã đầy rồi, giờ nên là chén cơm ngon

Tuổi Trẻ, 20/03/2016 08:59 GMT+7 TT - Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp (ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ) nhận định như vậy và đồng tình ý kiến của GS.TS Võ Tòng Xuân về việc “không nên phát triển cây lúa bằng mọi giá”. Ông Trần Hữu Hiệp Ảnh: Chí Quốc Những trận hạn, mặn lịch sử đang xâm thực “vựa lúa quốc gia” buộc chúng ta phải nhận thức lại về vai trò cây lúa, an ninh lương thực (ANLT) và cần một tư duy kinh doanh nông nghiệp thời hội nhập để bước qua dấu chân lấm bùn của nền nông nghiệp lúa nước truyền thống rất đáng tự hào, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Trong điều kiện hiện nay và chắc chắn sẽ còn lâu hơn nữa, ANLT vẫn là vấn đề mang tính toàn cầu và VN vẫn là quốc gia đóng góp có trách nhiệm cho thế giới. Chúng ta xác định lúa gạo là vấn đề chiến lược và đã có nhiều chính sách tốt. Song, trước thách thức của biến đổi khí hậu, thiên tai và nhân tai buộc chúng ta phải nghĩ đến một “hệ điều hành” mới, sao cho vẫn giữ vững

Thư viện VideoClip: HỘI NGHỊ CÁC NHÀ TÀI TRỢ QUỐC TẾ CHO HẠN, MẶN VN ngà...

Sai số liệu, ‘bóp’ nhỏ thiệt hại

Rất nhiều chuyên gia chỉ ra những điều không bình thường, sai lệch nghiêm trọng trong Báo cáo tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông. TIN LIÊN QUAN Báo Thái Lan lên án gay gắt dự án xây đập của Lào trên dòng Mekong Đập thủy điện sông Mekong đe dọa dữ dội an ninh lương thực Việt Nam Lào mời đoàn thị sát đến Xayaburi Những phân tích, đánh giá được đưa ra tại Hội thảo khoa học tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, do Trường ĐH Cần Thơ, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) phối hợp Trung tâm phát triển sáng tạo xanh - GreenID (Hà Nội) tổ chức ngày 4.3.  Cá lau kiếng là loài thủy sản quan trọng!? Theo chuyên gia độc lập Nguyễn Hữu Thiện, MDS cho rằng cá lau kiếng là một trong 10 loài thủy sản quan trọng mang tính chủ lực của ĐBSCL. Thế nhưng, trên thực tế, loại cá này là sinh vật ngoại lai được người dân nhập về để nuôi làm cảnh và rất nguy hại với môi trường tự nhiên. Theo các chuyên gia, Báo cáo tá

Đồng bằng sông Cửu Long mùa hạn mặn khốc liệt Bài cuối: Liên kết, lồng ghép phát triển

Phạm Duy Khương/TTXVN Liên kết, lồng ghép là một trong những giải pháp có tầm nhìn dài hạn giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển an toàn, trù phú và bền vững trước tác động xấu của thiên tai. Lường trước và hóa giải những khó khăn sẽ giúp vùng đất này lấy lại thế “thiên thời – địa lợi”.  * Lồng ghép phát triển Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu – Trường Đại học Cần Thơ, hạn hán năm 2016 không còn mang ý nghĩa là năm hạn về mặt khí tượng nữa. Năm nay lượng nước cung cấp thấp hơn trung bình nhiều năm đã thể hiện rõ cái “hạn” về nông nghiệp. Khô hạn làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng diễn ra phổ biến.   Ngoài ra, còn nhiều biểu hiện mang dấu ấn của “năm hạn” như: thiếu nước sinh hoạt ở mức báo động gây ngưng trệ nhiều nguồn sản xuất, sinh kế; nhiều thảm họa thiên tai phải huy động các nguồn lực cứu trợ khẩn cấp.  Trước tình hình  hạn mặn  năm nay, lo ngại về việc các vùng canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long