SGGP, Thứ bảy, 14/06/2014, 01:01 (GMT+7)
Biển Đông dậy sóng. Cả nước sục sôi. Hòa cùng dân tộc, văn nghệ sĩ đồng bằng lại hừng hực “Dựng câu thơ thành cột mốc chủ quyền”.Đề tài biển Đông phủ trùm từng ngày từng giờ, trong mọi sinh hoạt của người dân châu thổ, làm nóng mọi bàn cà phê buổi sáng, làm mọi người xích lại gần nhau hơn. Bọc trứng Âu Cơ chia đôi. Hôm nay, bước chân của “50 người con xuống biển” luôn được dõi theo, quặn thắt dòng máu Lạc Hồng.
Người đồng bằng giận, thương rõ ràng, minh bạch. Chơi là chơi trăm phần trăm cái trong lòng mình có/ mộc mạc như con cá kèo, cá nâu, con hàu, ba khía (Lê Chí). Sự kiện Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam khiến cả nước và “SGGP, miệt vườn nổi giận”.
Chỉ 2 ngày sau, nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên hoàn thành bài thơ Trái tim Việt Nam; nhạc sĩ Hồ Hoàng nhanh chóng phổ nhạc. Bài thơ 6 khổ ôm trọn ước mơ bình dị: Dân nước tôi tay cuốc, tay cày/ Bạn bè tôi lưng trần bám biển/ Con cá, con tôm, củ khoai, hạt lúa/ Mơ ước đơn sơ khói tỏa lam chiều. Nhưng khi Tổ quốc cần: Thì sá gì ngọn sóng triều dâng/ Hàng triệu trái tim hòa thành một khối/ Trái tim chung, trái tim bất diệt/ Sang sảng giữa trời hai tiếng Việt Nam. Bài hát nhanh chóng được nhiều người tán thưởng, lan truyền bởi ca từ mạnh mẽ, dứt khoát cùng ý chí dâng hiến của người dân châu thổ, người dân Việt Nam.
Từ chót mũi Cà Mau, nhà thơ Huỳnh Thúy Kiều, tác giả của tập thơ Kiều Mây, Giấu anh vào cỏ xanh… từng tạo ấn tượng mạnh với bạn đọc cả nước lại dâng tràn những cảm xúc nồng nàn nữ tính nhưng thật mãnh liệt: Những hồng cầu rỏ xuống từ máu ngư dân/ Nhắm hướng trùng khơi rẽ sóng/ Nước mắt đất liền khóc ngày biển động…. Loạt bài thơ: Em sẽ cùng mẹ ra thăm anh, Thư cho Trường Sa, Em viết cho anh từ phía cuối chân trời… đong đầy khắc khoải, yêu thương hướng về đảo xa.
Dựng câu thơ thành cột mốc chủ quyền/ Rằng cha ông ta vươn mình ra biển lớn/ Chểnh mảng nào cũng đắc tội với tổ tiên… (Nguyễn Thanh Mừng). Rất nhiều tác giả đồng bằng đã chọn Hoàng Sa - Trường Sa là mạch nguồn chủ đạo trong các sáng tác. Nhà thơ Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang, đã sáng tác bài thơ Trái bàng vuông điểm danh Tổ quốc mình) vừa nóng bỏng Đã đến lúc Diên Hồng mang tên biển/ Mẹ Việt Nam ơi chín mươi triệu ngọn lòng… vừa nhắn gửi da diết Ơi những gậy đước dáng mũi đất Cà Mau/ Ơi những đá sỏi cao nguyên hình địa đầu Lũng Cú/ Không thể để lông ngỗng lông ngan vẽ lên màu số phận...
Chỉ riêng Tiền Giang, ngay từ khi chưa có sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam đã có hàng trăm tác phẩm văn học nghệ thuật về biển đảo quê hương được ra mắt công chúng dưới nhiều hình thức (xuất bản phẩm, biểu diễn văn nghệ, trưng bày triển lãm tranh ảnh…).
Người đồng bằng giận, thương rõ ràng, minh bạch. Chơi là chơi trăm phần trăm cái trong lòng mình có/ mộc mạc như con cá kèo, cá nâu, con hàu, ba khía (Lê Chí). Sự kiện Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam khiến cả nước và “SGGP, miệt vườn nổi giận”.
Chỉ 2 ngày sau, nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên hoàn thành bài thơ Trái tim Việt Nam; nhạc sĩ Hồ Hoàng nhanh chóng phổ nhạc. Bài thơ 6 khổ ôm trọn ước mơ bình dị: Dân nước tôi tay cuốc, tay cày/ Bạn bè tôi lưng trần bám biển/ Con cá, con tôm, củ khoai, hạt lúa/ Mơ ước đơn sơ khói tỏa lam chiều. Nhưng khi Tổ quốc cần: Thì sá gì ngọn sóng triều dâng/ Hàng triệu trái tim hòa thành một khối/ Trái tim chung, trái tim bất diệt/ Sang sảng giữa trời hai tiếng Việt Nam. Bài hát nhanh chóng được nhiều người tán thưởng, lan truyền bởi ca từ mạnh mẽ, dứt khoát cùng ý chí dâng hiến của người dân châu thổ, người dân Việt Nam.
Từ chót mũi Cà Mau, nhà thơ Huỳnh Thúy Kiều, tác giả của tập thơ Kiều Mây, Giấu anh vào cỏ xanh… từng tạo ấn tượng mạnh với bạn đọc cả nước lại dâng tràn những cảm xúc nồng nàn nữ tính nhưng thật mãnh liệt: Những hồng cầu rỏ xuống từ máu ngư dân/ Nhắm hướng trùng khơi rẽ sóng/ Nước mắt đất liền khóc ngày biển động…. Loạt bài thơ: Em sẽ cùng mẹ ra thăm anh, Thư cho Trường Sa, Em viết cho anh từ phía cuối chân trời… đong đầy khắc khoải, yêu thương hướng về đảo xa.
Dựng câu thơ thành cột mốc chủ quyền/ Rằng cha ông ta vươn mình ra biển lớn/ Chểnh mảng nào cũng đắc tội với tổ tiên… (Nguyễn Thanh Mừng). Rất nhiều tác giả đồng bằng đã chọn Hoàng Sa - Trường Sa là mạch nguồn chủ đạo trong các sáng tác. Nhà thơ Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang, đã sáng tác bài thơ Trái bàng vuông điểm danh Tổ quốc mình) vừa nóng bỏng Đã đến lúc Diên Hồng mang tên biển/ Mẹ Việt Nam ơi chín mươi triệu ngọn lòng… vừa nhắn gửi da diết Ơi những gậy đước dáng mũi đất Cà Mau/ Ơi những đá sỏi cao nguyên hình địa đầu Lũng Cú/ Không thể để lông ngỗng lông ngan vẽ lên màu số phận...
Chỉ riêng Tiền Giang, ngay từ khi chưa có sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam đã có hàng trăm tác phẩm văn học nghệ thuật về biển đảo quê hương được ra mắt công chúng dưới nhiều hình thức (xuất bản phẩm, biểu diễn văn nghệ, trưng bày triển lãm tranh ảnh…).
Chương trình sinh hoạt văn học của Hội Nhà văn TP Cần Thơ (tháng 6-2014) mở đầu với ca khúc Hát về chiến sĩ Trường Sa (Ngọc Hương), bài thơ Giọt nước Trường Sa (Võ Tường Duy). Giọng người dẫn chương trình làm nóng bao bầu nhiệt huyết: Tổ quốc nằm trong trái tim mỗi con người, nơi nhịp đập của sự sống và sẵn sàng sống hết mình vì độc lập, tự do của đất nước. Chúng ta hướng về biển Đông và chúng ta nhận ra chính ngay trong khoảng thời gian này, đất liền chính là hậu phương vững chắc cho những chiến sĩ ngoài đảo xa...
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân/ Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ. Cái nghĩa khí của Quốc ngữ một thiên truyền mãi mãi (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) nơi cụ Đồ Chiểu lại hừng hực trong lớp cháu con hôm nay.
Vẫn đỏ rực màu cờ Tổ quốc trên biển Tây Nam hay biển Đông giông gió. Sông Hậu sông Tiền vẫn ầm ầm tràn vào biển lớn. Vì đó là Tổ quốc của chúng ta, máu thịt của chúng ta.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân/ Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ. Cái nghĩa khí của Quốc ngữ một thiên truyền mãi mãi (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) nơi cụ Đồ Chiểu lại hừng hực trong lớp cháu con hôm nay.
Vẫn đỏ rực màu cờ Tổ quốc trên biển Tây Nam hay biển Đông giông gió. Sông Hậu sông Tiền vẫn ầm ầm tràn vào biển lớn. Vì đó là Tổ quốc của chúng ta, máu thịt của chúng ta.
VŨ THỐNG NHẤT
Nhận xét
Đăng nhận xét