Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2014

Nhà thờ Đức bà Paris mừng 850 tuổi

Vài lời: Mình có dịp đến Nhà thờ Đức bà Paris (Notre Dame de Paris) 2 lần (1998 và 2005), đi dọc sông Sene, loanh quanh nhà thờ và vào bên trong. Hồi nhỏ, nghe cô giáo dạy sử, thầy dạy văn kể về Nhà thờ đức bà Paris. Lúc đọc tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo, mường tượng công trình kiến trúc này qua tác phẩm Thằng gù ở gác chuông nhà thờ đức bà Paris. Cô giáo nói, Nhà thờ đức bà ở Sài Gòn rất giống ở Paris, là một phiên bản của người Pháp xây dựng trong bước đường "thực dân khai hoá" xứ An Nam. Là dân quê tỉnh lẻ, lúc đó mình cũng chã biết Nhà thờ đức bà ở Sài Gòn ra sao. Có dịp biết, thấy chẳng giống mấy. Màu sắc thì khác biệt, tương phản giữa trắng, thấp thoáng trong mù sương lãng đãng của Ba Lê hoa lệ với màu ngói đỏ tươi giữa Sài Gòn nắng nóng. Điểm na ná duy nhất là hình dáng kiến trúc.   Nhà thờ đức bà Sài Gòn (ảnh: hiepcantho) Và Nhà thờ Đức bà ở Paris. Ảnh chụp năm 2005.    Doanh Nhân Sài Gòn, Thứ Sáu, 21/06/2013 07:51 (GMT+7) Chiếc ...

Đột phá chính sách chuyển đổi cây trồng

Báo Thanh Niên , 30/07/2014 Phải  chuyển đổi cây trồng  để thay thế nguyên liệu nhập khẩu, giảm giá thành chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh cho hàng nội địa là giải pháp đã được các cơ quan quản lý đề ra. Nhưng khâu triển khai quá chậm và ngổn ngang nhiều việc cần phải tháo gỡ.   Đi sau vẫn chậm Theo Bộ NN-PTNT, đến năm 2015, vùng ĐBSCL sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020 tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha. Nhiều doanh nghiệp (DN) cũng đã tham gia dự án chuyển đổi như Công ty TNHH Dekalb VN (Monsanto) tiên phong nghiên cứu và thử nghiệm nhiều mô hình trồng bắp trên đất lúa tại ĐBSCL. DN này cũng đã liên kết với nhiều công ty đầu tư thu mua như Tài Lộc, Adeco, Toyota Tsusho... hình thành chuỗi cung ứng để cung cấp bắp nông sản cho các công ty chế biến thức ăn gia súc. Ông Nguyễn Hồng Chính, Giám đốc đối ngoại Dekalb VN, khẳng định vùng ĐBSCL có ưu t...

Hay nhưng cần có lộ trình

Báo Người Lao Động, thứ Ba, 22:12  29/07/2014 Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã có hiệu lực từ ngày 20-6 nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có lộ trình để các điều, khoản trong nghị định áp dụng được trong thực tế TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra, cho rằng với nghị định này, ngành cá tra sẽ được chú trọng hàng đầu về bảo đảm chất lượng, an toàn từ vùng nuôi, đến chế biến, xuất khẩu. Xu hướng tất yếu Theo đó, nghị định yêu cầu doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi phải đăng ký diện tích, sản lượng và cả hợp đồng xuất khẩu. Đồng thời, yêu cầu các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải đạt tiêu chuẩn VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam. “Năm 2013, tổng số diện tích nuôi cá tra đạt chứng chỉ quốc tế chưa tới 20%.  Nghị định 36  đặt ra mục tiêu này nếu đạt được sẽ thích ứng với luật Farm Bill của Mỹ, là con đường nâng cao chất lượng cá tra” - ông Dũng trình bày. Ông Trần Hữu Hiệp, ...

Để sản xuất cánh đồng lớn bền vững

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2014/07/18, 08:11 (GMT +7) Tổ chức mở rộng SX cánh đồng lớn (CĐL)  đạt trên 50% diện tích đất trồng lúa vùng ĐBSCL, trong đó hơn 90% diện tích để XK gạo là mục tiêu "khát vọng" của Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS). SX cánh đồng lớn còn nhiều vướng mắc Tại buổi lễ ký kết chương trình hợp tác chiến lược giữa AGPPS với Viện Bảo vệ thực vật và khánh thành Trung tâm Nghiên cứu SX sản phẩm sinh học diễn ra hôm 8/7/2014, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT AGPPS một lần nữa khẳng định quyết tâm đó. Điển hình Với phương châm “trước là phục vụ, sau là kiếm ăn”, nhiều năm qua, AGPPS luôn gắn bó với nhà nông. Vừa qua, AGPPS đã phát hành hơn 1,8 triệu cổ phiếu trị giá hơn 56 tỷ đồng cho 1.724 nông dân miền Tây để gắn bó lợi ích sống còn với Cty, đặc biệt là tham gia CĐL, biến nông dân thành cổ đông Cty, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân nông nghiệp tương lai. Quá trình chuyển hóa từ “Cty bán thuốc ...

Nhớ cây đủng đỉnh xứ quê xưa

Trần Hữu Hiệp Báo Nông thôn ngày nay, 18-7-2014 “ Em đi theo chồng, anh nơi này bao tháng ngày trông/Như dây đủng đỉnh , nuôi trái tình bao tháng ngày qua/Tình đã trọn xanh rồi, người nỡ đem đi hết cho đành/Ai xui cho mình , ôm nỗi buồn cho người ta vui ”. Đó là lời bài hát “Dây đủng đỉnh buồn”. Loài này sinh ra như thể gắn liền với những đám cưới nhà quê xưa một thời bãng lãng. Cây đủng đỉnh   là loài cọ, họ cau, lá giống đuôi cá nên trong tiếng Anh còn được gọi là  f ishtail palm (cọ đuôi cá) . Lá và bông đủng đỉnh cùng với tàu dừa, tàu cau, bẹ chuối thường được dùng để làm cổng, màn cửa, rạp cưới. Tôi nhớ những đám cưới quê xưa rộn ràng, trẻ con xúm xít bên ngoài rạp cưới làm bằng cây đủng đỉnh. Đám trẻ chạy theo một quãng đường để nhìn mặt cô dâu, chú rễ; lao nhao mấy câu đồng dao: “Cô dâu chú rễ, làm bể bình bông, đổ thừa con nít, bị đòn nát đít”… Tôi nhớ về cây đủng đỉnh của một thời tuổi thơ. Con nít xứ quê miền Tây xưa, đứa nào mà không “rành sáu câu...

Nông dân Tân Hiệp trồng lúa tăng thu nhập, bán khí thải

C.Quốc – Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 14/07/2014 07:57 (GMT + 7) TT - Trong lúc nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa không có lãi do giá thành quá cao thì nhiều hộ dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang)... cùng rủ nhau trồng lúa theo mô hình “một phải, sáu giảm” vì giúp giảm đáng kể giá thành, tăng thu nhập. Bàn cách tăng thu nhập cho người trồng lúa Hợp tác để nâng cao giá trị nông sản   ĐBSCL chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác Theo quy trình này, một phải là phải dùng giống lúa xác nhận, còn sáu giảm gồm: giảm lượng nước vừa đủ, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân bón và giảm phát thải khí nhà kính. Dự án do Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) hỗ trợ và Viện Nghiên cứu và phát triển ĐBSCL cùng hai hợp tác xã (HTX) tổ chức thực hiện. Giảm đầu vào Ai mua không khí? Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần 3 tại Tokyo (Nhật) xác định cơ ch...

Sách xưa chuyện cũ

Vừa được anh bạn Huỳnh Kim bên Saigon Times Group gửi cho đường link KHO SÁCH XƯA của QUÁN VEN ĐƯỜNG nơi hải ngoại. Mình không biết chủ nhân Quán Ven Đường là ai, nhưng nhìn lượng đầu sách được lưu trữ, upload, công phu xếp đặt, lời văn tỏ bày ... thấy quý trọng tấm lòng của những người Việt xa xứ vọng cố hướng qua sách. Như bắt được vàng khi nhìn thấy bìa của các quyển: Đại Việt Quốc Thư, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, An Nam Chi Lược, Phong Lưu cũ mới, Thú chơi cổ ngoạn ... của Vương Hồng Sển và nhiều sách khác.  Hồi nhỏ mình học văn, mê sách, giữ sách cẩn thận, nên được chị bán hàng ở hiệu sách quốc doanh huyện Ô Môn (Cần Thơ) cho mượn sách đọc khỏi phải mua tốn tiền (cũng chẳng có đủ tiền để mà mua). Nhờ viết chữ đẹp, nên thẩy thủ thư của trường mượn viết giùm bảng Mục lục sách trên giấy A0 treo ở Thư viện. Để trả công, thầy ưu tiên cho mượn sách giáo khoa, sách tham khảo luyện thi học sinh giỏi hay những loại sách in các bài phê ...

TIẾNG VIỆT GỐC KHMER TRONG NGÔN NGỮ BÌNH DÂN Ở MIỀN TÂY NAM BỘ - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CA DAO [1]

Th.S Trần Minh Thương [2] 1. Đặt vấn đề 1.1. Không gian văn hoá Theo Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng (chủ biên), phần được coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng 4.000 km2, chủ yếu là vùng đồng bằng, xen với các vùng trũng như Đồng Tháp Mười ở hai bên sông Tiền, tứ giác Long Xuyên ở phía Tây sông Hậu, là những hồ nước thiên nhiên góp phần điều hoà lưu lượng cho sông Cửu Long vào mùa nước nổi tháng 9, tháng 10. Ngoài khơi là vùng biển nông, có nhiều đảo và quần đảo như Côn Sơn, Thổ Chu, Nam Du, Phú Quốc..., cùng một vài dãy núi thấp ở phía Tây An Giang, Kiên Giang. 1.2. Chủ nhân văn hóa và ngôn ngữ Những năm cuối TK XVII, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính vào kinh lý miền Nam. Đến năm 1779 thì cương vực của phủ Gia Định đã bao trùm toàn vùng Nam Bộ hiện nay. Kể từ thời điểm đó, những người Việt ở miền Trung, miền Bắc đã vào vùng Đồng Nai, Gia Định khai phá đất hoang, sinh cơ lập nghiệp, rồi tiến dần xuống vùng đất Cửu Long. ...

SỨC CẦU YẾU HƠN SỨC XE. VTC16

Cá tra thành ngành kinh doanh có điều kiện. VTC16

Không từ bỏ lợi thế cạnh tranh của cây lúa

Thứ Sáu,  4/7/2014, 21:42 (GMT+7) Trung Chánh Phải có sự đầu tư cho nghiên cứu, lai tạo để cho ra những giống lúa mới, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của nhà nhập khẩu. Ảnh: T.L (TBKTSG) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2020 chuyển hơn 200.000 héc ta đất lúa sang trồng màu, trong đó sẽ dành khoảng 53.000 héc ta cho cây bắp. Tuy nhiên, tại hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL”, tổ chức tại Cần Thơ giữa tuần rồi, TS. Lê Đức Thịnh, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (DCRD), tỏ ra băn khoăn khi cho rằng chưa có căn cứ để xác định từ bỏ lợi thế cạnh tranh (cây lúa) sẽ đạt hiệu quả. Lách qua khe cửa hẹp Theo dự báo của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), sản xuất lúa gạo thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh thời gian tới nhưng thương mại gạo toàn cầu sẽ tăng chậm hơn so với tốc độ phát triển sản xuất. Theo TS. Jong Ha Bae, Trưởng đại điện FAO tại Việt Nam, sản xuất lúa gạo thế giới tăng...

Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Cá Tra Nhiều Thách Thức Trên Thị Trường Thế Giới

GIẢM PHỤ THUỘC THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC NHÌN TỪ TRÁI THANH LONG

Nhớ ông già quê kể chuyện xưa

Trần Hữu Hiệp Dân Việt điện tử, ngày 3-7-2014 Ở quê tôi xưa có ông Tư Hộ sống độc thân mà lúc nào nhà cũng rộn rã tiếng trẻ con trong xóm. Ông Tư chạc tuổi 60, thường mặc quần xà lỏn ống lửng, lưng vận, mình trần suốt ngày. Ông già không biết chữ mà có tài kể chuyện phát mê. Hồi nhỏ tôi học văn, thích đọc truyện, cũng được vào đội tuyển giỏi văn cấp trường, cấp huyện; nhưng thời khó khăn, đâu có được sách, báo nhiều như bây giờ, vớ được quyển sách cũ mèm, sờn ráy là mân mê đọc ngấu nghiến. Kiến thức văn chương, chữ nghĩa của tôi có được phần lớn nhờ… nghe ông Tư kể chuyện đời xưa. Ông Tư Hộ không kể chuyện ma (con nít thường sợ ma, nhưng rất thích nghe chuyện ma). Chuyện của ông từ Nhị thập tứ hiếu, tích Tàu thuần Việt đến chuyện kể bình dân không rõ tác giả... tất thảy đều rất hấp dẫn bọn trẻ con. Trong số đó có nhiều truyện của Hồ Biểu Chánh, các “phiên bản truyền miệng” như: Ngọn cỏ gió đùa, Chúa tàu Kim Quy, Lời thề trước miếu, Nhà giàu - nhà nghèo… có sức hấp dẫn lạ...

Những đoạn văn ngất ngưỡng

1- Tả chú thương binh. Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi. 2- Hãy cho biết cảm nhận của bạn về nhà thơ Tú Xương qua bài “Thương vợ.” Tú Xương là một nhà thơ thương vợ nên có nhiều con. Đồng thời ông cũng là một người thông minh, khôn khéo biết nhường cho vợ những việc nặng nhọc mặc dù ông thi hoài mà không đậu. 3- Tả cảnh trường em trước giờ học. Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú. 4-  Giải thích câu thành ngữ “Anh em như thể tay chân.” Anh em như thể tay chân nghĩa là khi “chân” đau thì “tay” băng bó cho “chân;” còn nếu “tay” đau, thì “chân ” đưa “tay” đi bệnh viện. 5- Tả bà ngoại em. Nhà em có nuôi một bà ngoại, mỗi sáng thức dậy bà thường lên phòng bố mẹ và em hỏi...