Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2015

Thư viện VideoClip: Chuyện tôi kể: NGƯỜI VIẾT BÁO KHÔNG CHUYÊN

Liên kết ứng phó ngập, mặn, sạt lở

Nguyễn Chí SGGP, thứ ba, 04/08/2015, 09:45 (GMT+7) Được xác định là vùng đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước, tuy nhiên, ĐBSCL đang đứng trước thách thức lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH) làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và kinh doanh. Việc liên kết toàn vùng nhằm chủ động ứng phó với BĐKH là vấn đề cấp bách đang đặt ra… Nguy cơ ngày càng cao Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, tác động của BĐKH làm tần suất, cường độ và phạm vi bị ảnh hưởng bởi bão lũ, hạn hán ngày càng gia tăng, làm thay đổi ranh giới giữa vùng nước mặn, lợ và ngọt. Từ đó, tác động đến hệ thống canh tác trong vùng. Đáng chú ý trong những năm gần đây, nông dân tại vùng ĐBSCL phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, mặc dù nhiều công trình ứng phó với BĐKH đã được triển khai. Cụ thể tại tỉnh Kiên Giang, nơi có 2.778ha nuôi trồng thủy sản của hàng ngàn hộ dân ở 2 xã Nam Thái và Nam Thái A (huyện An Biên) bị ảnh hưởng bởi ...

Liên kết hoàn thiện kết cấu hạ tầng

Mỹ Thanh Báo Cần Thơ, ngày thứ tư, 12/08/2015 21 giờ 02 GMT+0 TP Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, là 1 trong 4 tỉnh, thành của "Tứ giác động lực" – vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Với vị trí, vai trò đặc biệt, TP Cần Thơ không chỉ là đô thị trung tâm lớn nhất vùng mà còn đảm nhận vai trò trung tâm công nghiệp, thương mại-dịch vụ, du lịch, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế, văn hóa; là "cửa ngõ ra biển Đông của sông Mê Công; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có vai trò đầu tàu, thúc đẩy các địa phương trong vùng cùng phát triển" như Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" đã nêu ra. Từ định hướng trên, nhiều năm qua, các bộ ngành Trung ương và địa phương đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo sức lan tỏa phát triển kinh tế-xã hội chung cho cả vùng ĐBSCL. Nhờ đó, TP Cần Thơ hi...

“Phương tiện” nào đưa Cần Thơ đến đích thành phố công nghiệp trước năm 2020?

Trần Hữu Hiệp Báo Cần Thơ, thứ năm, 13/08/2015 Cần Thơ hướng đến mục tiêu "cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020" phải trên cơ sở "định vị" thành phố, khả năng nỗ lực đạt được trong quỹ thời gian chỉ còn hơn 4 năm nữa. Làm gì để về đích, trở thành thành phố đồng bằng, cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, đáp ứng kỳ vọng của người đồng bằng và cả nước, đang là thách thức lớn mà Tây Đô phải vượt qua trong thời gian tới. Băn khoăn "chưa có bộ tiêu chí" "Cần Thơ phấn đấu cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020" là mục tiêu được xác định tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị "về Xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và nhiều văn bản quan trọng. Nhận thức về vấn đề này được bổ sung, ngày càng sáng tỏ hơn, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một bộ tiêu chí chính thức (như tiêu chí xã nông thôn mới) để đánh giá, công nhận một ...

Nỗi lo bụi than

Hàm Luông SGGP, thứ hai, 20/07/2015 Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vừa tổ chức hội thảo “Cơ hội và thách thức phát triển nguồn điện ở ĐBSCL”. Thông tin từ hội thảo cho biết, ĐBSCL đang nổi lên vai trò của một trung tâm điện lực quốc gia. Triển khai tổng sơ đồ điện VII, nhiều nhà máy nhiệt điện trong vùng đã, đang và sẽ được xây dựng như Duyên Hải 1, 2, 3 (Trà Vinh), Long Phú 1, 2, 3 (Sóc Trăng), Sông Hậu 1, 2 (Hậu Giang) và Kiên Lương (Kiên Giang) cùng với các trung tâm điện lực Cần Thơ, khí - điện - đạm Cà Mau… Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, Trà Vinh Việt Nam hiện có 14 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động bằng công nghệ đốt than phun và tầng sôi. Dự kiến sẽ có thêm có 57 dự án nhiệt điện khác sẽ được xây dựng thời gian tới. Còn theo quy hoạch trong tổng sơ đồ điện VII, đến năm 2020, công suất nhiệt điện cả nước đạt 36.000 MW, điện lượng đạt khoảng 154 tỷ kWh, tương đương khoảng 47% tổng sản lượng điện cả nước. Theo đó, lượng than cần cho ngành điện tăng khoảng 6 triệu tấn vào nă...

Nông dân thiệt thòi

Trần Minh Trường SGGP, thứ năm, 20/08/2015, 08:28 (GMT+7) Bán một sọt ổi không đủ ăn tô phở, bán một sọt chanh không đủ tiền mua ổ bánh mì, khoai lang bỏ đống ngoài đồng, thanh long bán rẻ như cho… là tình cảnh của nông dân ĐBSCL hiện nay. Không phải từ bây giờ, mà tín hiệu trục trặc của thị trường nông sản và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của nó đã bộc lộ nhiều năm qua. Nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo… đã bàn đủ các giải pháp nhưng vẫn chưa tác động tới thực tiễn sản xuất và thị trường. Càng ưu tư hơn khi câu chuyện nông sản tuột giá lại đúng vào thời điểm ngành nông nghiệp sơ kết 2 năm tái cơ cấu lĩnh vực này. Báo cáo của Bộ NN-PTNT tại hội nghị (ngày 13-8 tại Hà Nội) đã chỉ ra 5 hạn chế về tái cơ cấu nông nghiệp sau 2 năm triển khai. Trong đó nêu rõ kết quả tái cơ cấu trong thực tiễn mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt; tăng trưởng của ngành chưa vững chắc; thu nhập và đời sống của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn… Ngoài...

Thư viện VideoClip: NÔNG DÂN ĐBSCL LÚNG TÚNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Thư viện VideoClip: BỎ PHÍ GIA CẦM, TĂNG LỰC CHO CHĂN NUÔI

3 x 8 = 23. Tại sao?

Ba nhân tám rõ ràng là 24, vì sao lại là 23? Câu chuyện Nhan Uyên và Khổng Tử sẽ cho bạn biết tại sao như vậy… Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử. Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải. Chỉ nghe người mua hét lớn:  “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?” Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói: “Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”. Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói:  “Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!” Nhan Uyên đáp:  “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?” Người mua nói:  “Nếu ta sai,  hãy lấy đầu ta . Nhà ngươi sai thì sao?...

Trung Quốc muốn mua nông sản Việt Nam qua sàn

Báo Pháp luật TP HCM ngày 19/6/2015 Sản phẩm nông nghiệp mua ở Việt Nam rẻ nhưng bán ở thị trường Trung Quốc rất đắt. Hội Doanh nghiệp Trung Quốc (TQ) tại TP.HCM trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Cần Thơ ngày 17-6 đã đề nghị thành lập Trung tâm Giao dịch nông sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tọa lạc ở Cần Thơ. Đây sẽ là nơi tập trung các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và vật tư nông nghiệp (phân bón, máy móc...) khu vực ĐBSCL để giao thương trong, ngoài nước. Phía Hội Doanh nghiệp TQ tại TP.HCM cho rằng lâu nay do không có đầu mối lớn nên doanh nghiệp TQ thường phải mua nông sản thông qua thương lái. Điều đó khiến giá thành không ổn định, đôi lúc mối quan hệ giữa doanh nghiệp TQ và người dân không tốt. Chưa hết, việc mua phân tán, không có nơi tập trung nên sản phẩm bán ra ở TQ rất đắt nhưng mua ở Việt Nam (VN) thì rẻ và nông dân VN không hưởng lợi nhiều do một phần lợi nhuận rơi vào túi khâu trung gian. Trước đề nghị nói trên, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ đã...

Chuyên gia và chính sách: XÂY DỰNG ĐẢO NGỌC THÔNG MINH

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 10/08/2015 09:10 GMT+7 TT - Phát triển nóng từ Phú Quốc đang thu hút sự quan tâm của nhiều giới trên cả nước.  Lo ngại, cảnh báo cho tương lai của hòn đảo lớn nhất nước, mang tầm quốc gia và quốc tế như Phú Quốc là điều đáng mừng; nhưng quan trọng hơn là hiến kế và hành động cho mục tiêu xây dựng - phát triển đảo ngọc theo mô hình hòn đảo thông minh, trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, trù phú, môi trường sống chất lượng cao. Vừa qua, để phát triển Phú Quốc, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã được mời lập quy hoạch. Hàng ngàn tỉ đồng đã được ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, tạo ra diện mạo mới. Cùng với việc “mở cổng trời” - sân bay, là xây dựng “cửa bể” - cảng biển quốc tế tổng hợp An Thới, Dương Đông, các đường trục bắc - nam, vòng quanh đảo và tuyến xương cá. Đường cáp ngầm xuyên biển đầu tiên ở nước ta, dài nhất Đông Nam Á, đường cáp quang viễn thông cũng không chậm chân ra đảo ngọc. Nhiều dự án đầu tư tầm ...

Giảm lệ thuộc thương lái Trung Quốc

Báo Người Lao Động, ngày 10/08/2015 22:12 Có hôm sáng sớm, thương lái Trung Quốc ra giá thu mua 15.000 đồng/kg thanh long không hạn chế số lượng nhưng khi thấy tập kết về nhiều thì ép giá còn 12.000 đồng/kg Tỉnh Bình Thuận cho biết diện tích thanh long ở tỉnh này đã có khoảng 22.000 ha, trong khi quy hoạch đến cuối năm 2015 chỉ 15.000 ha và trên 75% sản lượng thanh long xuất sang thị trường Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Kiểm tra chặt, phạt mạnh tay Nhiều nông dân ở Bình Thuận cho biết nếu giá ổn định từ 15.000-17.000 đồng/kg thì có thể lãi ròng không dưới 300 triệu đồng/ha/năm. Theo bà Cao Thị Kim, một chủ vựa thanh long ở Bình Thuận, sau khi thu mua thanh long, tư thương chuyển đến tận biên giới Việt - Trung để bán cho đầu nậu Trung Quốc. Việc mua bán không có hợp đồng, ràng buộc gì. Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, cho biết đầu nậu Trung Quốc ít xuất hiện mà chỉ thông qua “cò” trong tỉnh để thu gom thanh long. Họ điều ngh...