Chuyển đến nội dung chính

Cây phảng đất phương Nam

Trần Hữu Hiệp
Khi làm phim “Cây phảng Nam Bộ”, Chương trình “Ký ức miền Tây” đã phải khổ công tìm kiếm những lão nông biết dùng phảng để dựng phim. Cây phảng ngày nay không còn được dùng phổ biến, nhưng nó chính là vật chứng lịch sử ghi dấu ấn sáng tạo của lưu dân Việt khai phá đất phương Nam.
Cây phảng còn là kỷ vật của nội tôi, một nông dân miền Tây, râu dài, suốt ngày mình trần, mặc quần ống lửng, lưng vận, tuổi 80 vẫn cầm phảng chẳng khác gì trai tráng lực điền.

Theo cố nhà văn Sơn Nam, thì cây phảng đã xuất hiện ở Nam Bộ cách nay khoảng 200 năm. Hồi trước, vùng này rừng rậm, đầm lầy, cỏ mọc lút đầu người. Dùng dao ngồi chặt cỏ, thì bị ngập nước. Đứng chặt thì không sát gốc, cỏ mọc trở lại. Phải chặt ngay gốc, dưới mí nước để cỏ bị thối, chết luôn. Do đó cần đến một loại dao dài, mà muốn chém cỏ trong tư thế đứng thì cán dao phải cong với lưỡi. Trong lao động sáng tạo, người ta nghĩ ra một loại dao mới. Vậy là cây phảng ra đời.
Nội tôi bảo, muốn có cây phảng ưng ý, trước hết phải chọn được thợ rèn giỏi. Việc chọn gỗ làm cán phảng cũng rất kỳ công, sao cho mát tay cầm, không phồng da. Mài phảng cũng phải có kinh nghiệm, ứng với từng loại cỏ. Cuối cùng là tài cầm phảng. Tay phải cầm phảng, tay trái cù nèo. Tư thế đứng và bước chân phải ăn nhịp, chẳng khác đứng bộ, đứng tấn trong thế nghề võ. Chân trái phía trước, chân phải phía sau, chém nhát thứ nhứt. Bỏ chân sau qua trái, vung phảng lên cao, chân trước qua trái, chém nhát thứ hai. Đi cặp với phảng như vợ chồng là cái cù nèo cong cong. Phảng chém cỏ còn nhùng nhằng, thì cù nèo trợ lực.
Cây phảng từ đời sống lao động đi vào nghệ thuật dân gian bằng điệu lý “Cây phảng” nổi tiếng ở Nam Bộ. Nhớ lúc xưa được theo nội ra đồng, biết tài đàn ông xứ tôi cầm phảng. Những mùa trăng, trai tráng trong xóm lập thành nhóm thi đua nhau trên ruộng gọi là phát cuộc, chế cuộc. Tiếng phảng chém cỏ dưới nước phụp phụp xen trong tiếng hò vè. Tôi được nội giảng giải cặn kẽ, cầm phảng trên vườn, ở ruộng khô chặt cỏ gọi là phát, thế chém phải đi lên; ở ruộng nước, thì gọi là chế, thế chém đi xuống. Hóa ra, người Nam Bộ đơn giản vậy mà gọi tên công việc mình làm cũng rất thâm thúy.
Cây phảng ngày nay đã lùi vào quá khứ như nội tôi đã từ giã cõi đời; nhưng công lao của cây phảng một thời, những giá trị kinh tế, văn hóa và lịch sử của nó cần được lưu giữ muôn đời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...