Báo Lao Động, ngày 19/05/2015
Sáng 16.5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát lệnh thông xe cầu Cổ Chiên dài 1.599m, tổng mức đầu tư 2.308 tỉ đồng. Cây cầu lịch sử này không chỉ nối đôi bờ vui giữa 2 tỉnh Bến Tre - Trà Vinh, mà còn kéo “thành phố đồng bằng cây cổ thụ” về gần hơn với thành phố mang tên Bác khoảng 70km, chấm dứt “qua sông, lụy phà” lâu nay và mở ra nhiều vận hội mới cho các tỉnh ven biển Đông của ĐBSCL.
Phát triển hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá, thời gian qua được tập trung đầu tư, tạo diện mạo của vùng ĐBSCL. Hệ thống giao thông huyết mạch, trục dọc và ngang, cầu vượt sông lớn như Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Liễu, Đầm Cùng, Năm Căn … đã được đầu tư, hình thành mạng lưới giao thông rộng khắp, vừa liên kết nội vùng, vừa nối với TPHCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Việc đưa vào sử dụng cầu Cổ Chiên tạo thêm kết nối chặt chẽ giữa QL60 và QL1, giảm áp lực giao thông cho QL1, góp phần hình thành một tuyến giao thông hoàn chỉnh vùng ĐBSCL.
Cầu Cổ Chiên là 1 trong 4 cầu lớn trên QL60 (gồm cầu Cổ Chiên, Rạch Miễu, Hàm Luông, Đại Ngãi) và là một trong những điểm kết nối quan trọng giữa QL60 với các tuyến quốc lộ thuộc hành lang duyên hải phía đông ĐBSCL gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng gắn kết liên hoàn với Cà Mau, Kiên Giang trong hành lang ven biển Tây, tạo ra thế vững chắc bên bờ vịnh Thái Lan.
Hòa cùng “nối nhịp bờ vui”, đề án thành lập thị xã Duyên Hải cũng vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, ghi nhận và tạo điều kiện đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa vùng duyên hải của tỉnh Trà Vinh, kết nối với 2 công trình trọng điểm quan trọng là Khu Kinh tế Định An và Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Trung tâm điện lực quan trọng này gồm 4 nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, 2, 3 và 4 mở rộng với tổng công suất thiết kế 4.200 MW và hệ thống cảng biển tiếp nhận nguyên liệu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Janakuasa Malaysia làm chủ đầu tư. Khu Kinh tế Định An là 1 trong 3 khu kinh tế ven biển của ĐBSCL (gồm Định An, Phú Quốc và Năm Căn), là 1 trong 15 khu kinh tế ven biển của cả nước.
Cầu Cổ Chiên nối nhịp đôi bờ, chắp cánh ước mơ của người dân, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ của Bến Tre và Trà Vinh mà còn cho cả khu vực ĐBSCL.
Cầu Cổ Chiên là 1 trong 4 cầu lớn trên QL60 (gồm cầu Cổ Chiên, Rạch Miễu, Hàm Luông, Đại Ngãi) và là một trong những điểm kết nối quan trọng giữa QL60 với các tuyến quốc lộ thuộc hành lang duyên hải phía đông ĐBSCL gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng gắn kết liên hoàn với Cà Mau, Kiên Giang trong hành lang ven biển Tây, tạo ra thế vững chắc bên bờ vịnh Thái Lan.
Hòa cùng “nối nhịp bờ vui”, đề án thành lập thị xã Duyên Hải cũng vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, ghi nhận và tạo điều kiện đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa vùng duyên hải của tỉnh Trà Vinh, kết nối với 2 công trình trọng điểm quan trọng là Khu Kinh tế Định An và Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Trung tâm điện lực quan trọng này gồm 4 nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, 2, 3 và 4 mở rộng với tổng công suất thiết kế 4.200 MW và hệ thống cảng biển tiếp nhận nguyên liệu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Janakuasa Malaysia làm chủ đầu tư. Khu Kinh tế Định An là 1 trong 3 khu kinh tế ven biển của ĐBSCL (gồm Định An, Phú Quốc và Năm Căn), là 1 trong 15 khu kinh tế ven biển của cả nước.
Cầu Cổ Chiên nối nhịp đôi bờ, chắp cánh ước mơ của người dân, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ của Bến Tre và Trà Vinh mà còn cho cả khu vực ĐBSCL.
Nhận xét
Đăng nhận xét