Note: Đoạn trích bên dưới do tác giả ghi nhận ý kiến từ một hội thảo. Mình không trả lời trực tiếp hay qua điện thoại. Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1798/VPCP-CN ngày 19-3-2021 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc V/v thông tin trên VOV phản ánh y 1kie61n chuyên gia về cơ cấu nguồn điện than trong dự thảo Quy hoạch điện VIII, giao Bộ Công thương nghiên cứu:
Thứ Hai, 8/3/2021 08:43
(ĐTTCO)-Cơ cấu nhiệt điện than vẫn
được duy trì cho tới năm 2050 trong khi nhiều lợi thế về nguồn năng lượng tái tạo
chưa được tận dụng, khai thác đúng mức.
“Khoảng lùi” Quy hoạch điện
VIII
Nghị quyết 55-NQ/TW về Định hướng
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045 nêu rõ: Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng
lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái
tạo (NLTT), năng lượng mới, năng lượng sạch.
Khai thác và sử dụng hợp lý các
nguồn năng lượng hoá thạch trong nước, chú trọng mục tiêu bình ổn, điều tiết và
yêu cầu dự trữ năng lượng quốc gia; ưu tiên phát triển điện khí có lộ trình giảm
tỉ trọng nhiện điện than (NĐT) một cách hợp lý…
Tuy nhiên, trong Dự thảo Quy hoạch
điện VIII (QHĐ VIII) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý cho thấy, mặc dù
đã loại bỏ 5.000 MW NĐT, song cơ cấu phát triển nguồn NĐT vẫn chiếm tỷ trọng
41% trong năm 2030 và chỉ giảm còn 31% đến năm 2045. NĐT vẫn chiếm 27% cơ cấu
công suất điện trong năm 2030 và giảm còn 18% cho tới năm 2045.
Quy hoạch điện “bỏ quên” lợi
thế vùng
Cho rằng Dự thảo QHĐ VIII có “khoảng
lùi” từ góc nhìn so sánh, TS. Trần Hữu Hiệp, Cố vấn Nhóm đối tác Chuyển dịch
năng lượng bền vững ĐBSCL (SMEP) thông tin, QHĐ VIII đã bổ sung thêm khoảng hơn
5.000MW NĐT vào sau năm 2030 gồm Sông Hậu II (2.000MW); Long Phú II&III
(3.000MW). Nhưng riêng nguồn điện mặt trời mái nhà năm 2021 chỉ là 67.00MW và giữ
nguyên công suất từ năm 2021 cho tới năm 2030.
“QHĐ VIII đang mâu thuẫn với quy hoạch tích hợp ĐBSCL và Nghị quyết
120/NQ-CP khi vẫn đưa thêm NĐT vào quy hoạch sau năm 2030 ở kịch bản cao, trong
khi quy hoạch tích hợp đã đề xuất chuyển sang phát triển điện khí. QHĐ VIII đã
bỏ ngỏ và không tận dụng thực trạng và tiềm năng to lớn của nguồn năng NLTT tại
khu vực ĐBSCL không chỉ với điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối mà đặc biệt
còn có lợi ích kép từ phát triển NLTT với phát triển nông nghiệp, thủy sản…”,
TS. Trần Hữu Hiệp chỉ ra.
TS. Trần Hữu Hiệp cũng viện dẫn Nghị quyết 120/NQ-CP với yêu cầu: Hạn
chế tối đa việc bổ sung các nhà máy NĐT mới vào quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL. Từng bước chuyển đổi công nghệ đối với
các nhà máy NĐT hiện có theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường. Tập
trung khai thác tiềm năng phát triển NLTT mà trước hết là năng lượng gió và
năng lượng mặt trời.
Đối với lĩnh vực điện mặt trời,
ông Phạm Nam Phong, Chủ tịch Vũ Phong Energy Group cho rằng, hiện nay điện mặt
trời chủ yếu tập trung ở miền Trung Tây Nguyên - nơi không nhiều phụ tải dẫn đến
áp lực trong điều độ, truyền tải vào vùng có phụ tải lớn như phía Nam.
“Cần ưu tiên phát triển điện mặt
trời trên mái nhà ở những nơi có nhu cầu sử dụng điện nhiều như đô thị, khu
công nghiệp và nơi ít có nhu cầu phát điện lên lưới. EVN nên mua điện phát lên
lưới giá thấp hơn, để ưu tiên việc tự sản xuất và tự tiêu thụ điện. Bởi khi đầu
tư điện mặt trời áp mái tự sản xuất tự tiêu thụ, có thể kết hợp với lưu trữ phần
điện dư vào hệ thống lưu trữ và phát lên khi cần sử dụng”, ông Phong chỉ rõ.
Đáp ứng nhu cầu năng lượng
theo mô hình tăng trưởng mới
Với những bất cấp được chỉ ra
trong Dự thảo QHĐ VIII, các chuyên gia và nhà quản lý cùng cho rằng, các nhà
máy NĐT nên được thay thế bằng năng lượng khí tự nhiên/nhiệt LNG và NLTT, hướng
đến lộ trình phát triển dựa trên NLTT.
Góp ý vào Dự thảo QHĐ VIII song bảo
lưu quan điểm tại Dự thảo Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL, TS. Trần Hữu Hiệp cho
biết, mô hình hệ thống năng lượng của Việt Nam tập trung đặc biệt vào ĐBSCL đã
chứng minh, từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường tốt nhất cho thấy, nên dừng
cấp phép đầu tư các nhà máy NĐT mới ở ĐBSCL.
Theo TS. Trần Hữu Hiệp, để ĐBSCL thực sự là một “tuabin xanh” trong
phát triển năng lượng quốc gia, cần quy hoạch tích hợp các nguồn năng lượng như
điện, khí, xăng dầu, trong đó có năng lượng gió dồi dào vùng ĐBSCL nhưng tránh
từng tỉnh làm riêng lẻ và thiếu kết nối vùng.
“Quy hoạch cần đáp ứng nhu cầu năng lượng theo mô hình tăng trưởng
mới, giảm các dự án nguồn NĐT mới để tăng nguồn NLTT. Quy hoạch cũng cần phân
tích chi phí và lợi ích của các kịch bản phát triển năng lượng khác nhau, theo
mô hình phát triển bền vững. Cùng với đó, cần chỉ rõ cơ chế, chính sách tài chính
để thúc đẩy doanh nghiệp, người dân và cộng đồng tham gia phát triển và ứng dụng
NLTT, từ đó đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững các ngành nghề
truyền thống cũng như thế mạnh riêng có của ĐBSCL”, TS. Trần Hữu Hiệp đề xuất.
Ở lĩnh vực điện mặt trời, Chủ tịch
Vũ Phong Energy Group - Phạm Nam Phong kiến nghị, Dự thảo QHĐ VIII nên làm rõ
nguồn điện mặt trời mới là nguồn phát lên lưới, còn doanh nghiệp hay người dân
tự sản xuất - tự tiêu thụ điện mặt trời thì không nên bị hạn chế.
“Rất nhiều doanh nghiệp bao gồm cả
doanh nghiệp FDI hay các doanh nghiệp sản xuất, gia công cho các hãng lớn tại
Việt Nam đều đang có định hướng sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Do vậy, quy hoạch
cần khuyến khích điện mặt trời áp mái bằng hình thức tự sản xuất - tự tiêu thụ,
bởi đây cũng là cơ chế thuận lợi mới để mời gọi thêm nhà đầu tư sản xuất lớn
vào Việt Nam”, ông Phong nêu quan điểm.
Báo Đầu tư Tài chính SGGP đăng lại từ VOV.VN
https://www.saigondautu.com.vn/kinh-te/khoang-lui-quy-hoach-dien-viii-88788.html
Nhận xét
Đăng nhận xét