Trần Hữu Hiệp Bài số tân niên báo Hậu Giang ngày 30-01-2012 Nam bộ là vùng đất lành, chim đậu, mưa thuận, gió hòa. Có lẽ vì vậy mà hậu quả của “Năm Thìn bão lụt” (1904 và 1952) đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong tâm trí người dân. Câu “Năm Thìn bão lụt” không chỉ để nói chuyện xưa mà còn nhắc đến một hậu quả thiên tai lớn “Gặp em đây mới biết em còn/Hồi năm Thìn bão lụt, anh khóc mòn con ngươi”. Đầu năm con Rồng, nhắc chuyện “năm Thìn” ngẫm về triết lý sống chung với lũ, vượt lên đỉnh lũ và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở vùng đất Chín Rồng... * Chuyện “Năm Thìn bão lụt” Mùa lũ (Ảnh: hiepcantho) Trong Nam bộ 300 năm làm thủy lợi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2005, Sách biên niên sử An Giang, quyển Gò Công xưa và nay của Huỳnh Minh, Sài Gòn năm xưa của cụ Vương Hồng Sển, Tạp chí Xưa & Nay, số 75B, tháng 5 năm 2000 và nhiều tài liệu khác... có đề cập đến chuyện “Năm Thìn bão lụt”. Đó là trận bão lũ kèm sóng thần dữ dội tàn phá khắp Nam bộ...
"Lời quê góp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh" (KIỀU)