Trần Hữu Hiệp
Bài đăng trên Vietnamnet ngày 10-3-2008Trong chiến lược phát triển sắp tới, ngành công nghiệp điện có vị trí rất đặc biệt quan trọng đối với ĐBSCL. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đến 2010 nhu cầu điện của ĐBSCL ước tính cần đến 6.000 MW - bằng một nửa năng lực cấp điện hiện tại của cả nước. Trong khi đó, chúng ta phải luôn đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng trong mùa khô hàng năm. Đây quả là một thách thức, song cũng là động lực thúc đẩy yêu cầu phát triển điện lực cho cả vùng.
Mô hình Trung tâm Khí-điện Cà Mau (Ảnh: hiepcantho)
Những “quả đấm” mạnh tạo nguồn điện mới
Công trình quốc gia khí - điện - đạm Cà Mau với tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỉ USD, gồm đường ống dẫn khí PM3 dài 325 km từ ngoài khơi có năng lực vận chuyển 2 tỉ m3 khí/năm; hai Nhà máy điện Cà Mau 1 & 2 có tổng công suất 1.500 MW và Nhà máy đạm 800.000 tấn /năm. Hiện tại, Nhà máy khí điện Cà Mau 1 đã vận hành và hoà vào lưới quốc gia, Nhà máy điện Cà Mau 2 sẽ hoà lưới vào giữa năm 2008, góp phần quan trọng khắc phục tình trạng thiếu điện mùa khô.
Nhà máy nhiệt điện Ô Môn
Ngoài khí điện, nhiệt điện là nguồn năng lượng quan trọng cho đồng bằng sông Cửu Long. Quy hoạch tổng thể Trung tâm Điện lực Ô Môn đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) phê duyệt. Theo đó, Trung tâm điện lực này gồm 4 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 2.640 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỉ USD. Trong đó, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1 có công suất 600 MW, đã hoàn thành khoảng 65% khối lượng, ước tính việc cung cấp điện sẽ được thực hiện vào đầu năm 2009. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 2 công suất 720 MW, theo tiến độ xây dựng đến năm 2011 đi vào vận hành. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 3, công suất 600 MW dự kiến vận hành vào năm 2013; Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 4 công suất 720 MW cũng sẽ được đưa vào vận hành năm 2015. Mỗi năm, Trung tâm Nhiệt điện Ô Môn sẽ tiêu thụ khoảng 4 tỷ m³ khí. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng các Nhà máy trên còn chậm, cần được quan tâm đẩy nhanh hơn nữa với quyết tâm và nỗ lực cao tạo ra nguồn năng lượng mới cho đồng bằng sông Cửu Long.
Bao giờ sáng lên những dòng điện mới?
Tại Sóc Trăng, các chuyên gia đã tiến hành khảo sát vào tháng 8-2007 để xây dựng một nhà máy nhiệt điện than trên diện tích khoảng 350 ha, với 4 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 600MW cùng hệ thống kho bãi, bến cảng đáp ứng cho tàu 10.000 tấn ra vào đã được. Tại Trà Vinh, một nhà máy nhiệt điện tương tự, công suất khoảng 1.000 MW cũng đã được các chuyên gia khảo sát để quyết định đầu tư nhằm góp phần tăng năng lực cấp điện cho vùng ĐBSCL, tạo thế liên hoàn giữa công nghiệp năng lượng với các ngành kinh tế biển. Khoảng giữa năm 2007, Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) cũng đã đến khảo sát tại Khu công nghiệp Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang và đã ký thoả thuận thuê 350 ha để xây dựng một Nhà máy nhiệt điện than với công suất khoảng 3.600 MW. Theo Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 26-9-2007, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa danh mục 2 Nhà máy điện than Kiên Giang I & II với tổng công suất dự kiến 5.200 MW vào Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 – 2010.
Tính theo suất đầu tư, tương đương mỗi 1.000MW điện thì cần có 1 tỷ USD thì chương trình phát triển điện năng cho vùng ĐBSCL quả là những con số khá lớn. Những thông tin trên thật có nghĩa đối với các nhà đầu tư và người dân đồng bằng, mở ra triển vọng cho ngành công nghiệp điện của vựa lúa “Chín Rồng”. Song, vấn đề quan trọng là việc triển khai đầu tư, đảm bảo tiến độ xây dựng các dự án đã có quyết định đầu tư như Nhà máy điện Cà mau 2, Trung tâm điện lực Ô Môn. Bên cạnh đó cần qui hoạch bài bản, khoa học, hợp lý, khả thi các nhà máy điện để định hướng cho giai đoạn nghiên cứu, khảo sát. Nhu cầu điện cho phát triển đồng bằng sông Cửu Long rất lớn và bức xúc, nhưng cần tránh tình trạng tỉnh nào cũng có nhà máy điện, nhất là nhiệt điện than.
Cần qui hoạch và cách làm bài bản
Hiện nay, chỉ mới có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015, các Quyết định phê duyệt qui hoạch chung Khu khí - điện - đạm Cà Mau, Trung tâm điện lực Ô Môn, Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến năm 2020; cả nước đã tiến hành quy hoạch điện 6, nhưng toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long thì vẫn chưa có một qui hoạch phát triển điện lực bài bản, chỉ mới dừng lại ở tầm quốc gia và từng tỉnh riêng lẻ. Trong khi qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch giao thông, thủy lợi, xây dựng của vùng đã được phê duyệt và đang được xem xét điều chỉnh. Điều đó, khó có câu trả lời một cách khoa học là tỉnh này hay tỉnh kia trong vùng nên đặt nhà máy điện, loại gì, công suất bao nhiêu? Trước thông tin dồn dập về các chuyến nghiên cứu khảo sát để xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở nhiều tỉnh, dư luận vừa mừng, vừa lo.
Việc đảm bảo nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện chạy than trong giai đoạn tới là vấn đề cực kỳ quan trọng, là một thách thức lớn, đòi hỏi phải có kế hoạch triển khai ngay trước khi quá muộn.
Được biết, phần lớn các công trình nguồn điện mới cần triển khai trong Quy hoạch điện 6 của cả nước sẽ là nhiệt điện chạy than. Vì vậy, nhu cầu than cho các nhà máy điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và các công ty do EVN giữ cổ phần chi phối cũng sẽ tăng rất mạnh, từ khoảng 5,2 triệu tấn năm 2008 lên khoảng 9,6 triệu tấn vào năm 2010 và 49 triệu tấn năm 2015 (trong tổng số than cho sản xuất điện của cả nước tương ứng là 6,5 triệu tấn, 15,4 triệu tấn và 78,2 triệu tấn). Để giải quyết vấn đề này, EVN dự kiến, các nhà máy nhiệt điện than từ Vũng Áng 2 trở ra phía Bắc sẽ sử dụng than nội địa, còn các nhà máy từ Vũng Áng 3 trở vào phía Nam sẽ sử dụng than nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là, trong tương lai các nhà máy nhiệt điện than của đồng bằng sông Cửu Long chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu than nhập khẩu. Và như vậy, để các Nhà máy điện này đi vào hoạt động còn phụ thuộc rất nhiều từ kế hoạch nhập khẩu than dài hạn và việc chỉnh trị, thông luồng Định An cũng như năng lực tiếp nhận của các cảng chuyên dùng của đồng bằng sông Cửu Long vốn chỉ quen với việc xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Ba năm, năm năm, hay lâu hơn nữa… bao giờ sáng lên dòng điện mới cho đồng bằng?
Bài đăng trên Vietnamnet ngày 10-3-2008Trong chiến lược phát triển sắp tới, ngành công nghiệp điện có vị trí rất đặc biệt quan trọng đối với ĐBSCL. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đến 2010 nhu cầu điện của ĐBSCL ước tính cần đến 6.000 MW - bằng một nửa năng lực cấp điện hiện tại của cả nước. Trong khi đó, chúng ta phải luôn đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng trong mùa khô hàng năm. Đây quả là một thách thức, song cũng là động lực thúc đẩy yêu cầu phát triển điện lực cho cả vùng.
Mô hình Trung tâm Khí-điện Cà Mau (Ảnh: hiepcantho)
Những “quả đấm” mạnh tạo nguồn điện mới
Công trình quốc gia khí - điện - đạm Cà Mau với tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỉ USD, gồm đường ống dẫn khí PM3 dài 325 km từ ngoài khơi có năng lực vận chuyển 2 tỉ m3 khí/năm; hai Nhà máy điện Cà Mau 1 & 2 có tổng công suất 1.500 MW và Nhà máy đạm 800.000 tấn /năm. Hiện tại, Nhà máy khí điện Cà Mau 1 đã vận hành và hoà vào lưới quốc gia, Nhà máy điện Cà Mau 2 sẽ hoà lưới vào giữa năm 2008, góp phần quan trọng khắc phục tình trạng thiếu điện mùa khô.
Nhà máy nhiệt điện Ô Môn
Ngoài khí điện, nhiệt điện là nguồn năng lượng quan trọng cho đồng bằng sông Cửu Long. Quy hoạch tổng thể Trung tâm Điện lực Ô Môn đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) phê duyệt. Theo đó, Trung tâm điện lực này gồm 4 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 2.640 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỉ USD. Trong đó, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1 có công suất 600 MW, đã hoàn thành khoảng 65% khối lượng, ước tính việc cung cấp điện sẽ được thực hiện vào đầu năm 2009. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 2 công suất 720 MW, theo tiến độ xây dựng đến năm 2011 đi vào vận hành. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 3, công suất 600 MW dự kiến vận hành vào năm 2013; Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 4 công suất 720 MW cũng sẽ được đưa vào vận hành năm 2015. Mỗi năm, Trung tâm Nhiệt điện Ô Môn sẽ tiêu thụ khoảng 4 tỷ m³ khí. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng các Nhà máy trên còn chậm, cần được quan tâm đẩy nhanh hơn nữa với quyết tâm và nỗ lực cao tạo ra nguồn năng lượng mới cho đồng bằng sông Cửu Long.
Bao giờ sáng lên những dòng điện mới?
Tại Sóc Trăng, các chuyên gia đã tiến hành khảo sát vào tháng 8-2007 để xây dựng một nhà máy nhiệt điện than trên diện tích khoảng 350 ha, với 4 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 600MW cùng hệ thống kho bãi, bến cảng đáp ứng cho tàu 10.000 tấn ra vào đã được. Tại Trà Vinh, một nhà máy nhiệt điện tương tự, công suất khoảng 1.000 MW cũng đã được các chuyên gia khảo sát để quyết định đầu tư nhằm góp phần tăng năng lực cấp điện cho vùng ĐBSCL, tạo thế liên hoàn giữa công nghiệp năng lượng với các ngành kinh tế biển. Khoảng giữa năm 2007, Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) cũng đã đến khảo sát tại Khu công nghiệp Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang và đã ký thoả thuận thuê 350 ha để xây dựng một Nhà máy nhiệt điện than với công suất khoảng 3.600 MW. Theo Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 26-9-2007, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa danh mục 2 Nhà máy điện than Kiên Giang I & II với tổng công suất dự kiến 5.200 MW vào Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 – 2010.
Tính theo suất đầu tư, tương đương mỗi 1.000MW điện thì cần có 1 tỷ USD thì chương trình phát triển điện năng cho vùng ĐBSCL quả là những con số khá lớn. Những thông tin trên thật có nghĩa đối với các nhà đầu tư và người dân đồng bằng, mở ra triển vọng cho ngành công nghiệp điện của vựa lúa “Chín Rồng”. Song, vấn đề quan trọng là việc triển khai đầu tư, đảm bảo tiến độ xây dựng các dự án đã có quyết định đầu tư như Nhà máy điện Cà mau 2, Trung tâm điện lực Ô Môn. Bên cạnh đó cần qui hoạch bài bản, khoa học, hợp lý, khả thi các nhà máy điện để định hướng cho giai đoạn nghiên cứu, khảo sát. Nhu cầu điện cho phát triển đồng bằng sông Cửu Long rất lớn và bức xúc, nhưng cần tránh tình trạng tỉnh nào cũng có nhà máy điện, nhất là nhiệt điện than.
Cần qui hoạch và cách làm bài bản
Hiện nay, chỉ mới có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015, các Quyết định phê duyệt qui hoạch chung Khu khí - điện - đạm Cà Mau, Trung tâm điện lực Ô Môn, Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến năm 2020; cả nước đã tiến hành quy hoạch điện 6, nhưng toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long thì vẫn chưa có một qui hoạch phát triển điện lực bài bản, chỉ mới dừng lại ở tầm quốc gia và từng tỉnh riêng lẻ. Trong khi qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch giao thông, thủy lợi, xây dựng của vùng đã được phê duyệt và đang được xem xét điều chỉnh. Điều đó, khó có câu trả lời một cách khoa học là tỉnh này hay tỉnh kia trong vùng nên đặt nhà máy điện, loại gì, công suất bao nhiêu? Trước thông tin dồn dập về các chuyến nghiên cứu khảo sát để xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở nhiều tỉnh, dư luận vừa mừng, vừa lo.
Việc đảm bảo nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện chạy than trong giai đoạn tới là vấn đề cực kỳ quan trọng, là một thách thức lớn, đòi hỏi phải có kế hoạch triển khai ngay trước khi quá muộn.
Được biết, phần lớn các công trình nguồn điện mới cần triển khai trong Quy hoạch điện 6 của cả nước sẽ là nhiệt điện chạy than. Vì vậy, nhu cầu than cho các nhà máy điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và các công ty do EVN giữ cổ phần chi phối cũng sẽ tăng rất mạnh, từ khoảng 5,2 triệu tấn năm 2008 lên khoảng 9,6 triệu tấn vào năm 2010 và 49 triệu tấn năm 2015 (trong tổng số than cho sản xuất điện của cả nước tương ứng là 6,5 triệu tấn, 15,4 triệu tấn và 78,2 triệu tấn). Để giải quyết vấn đề này, EVN dự kiến, các nhà máy nhiệt điện than từ Vũng Áng 2 trở ra phía Bắc sẽ sử dụng than nội địa, còn các nhà máy từ Vũng Áng 3 trở vào phía Nam sẽ sử dụng than nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là, trong tương lai các nhà máy nhiệt điện than của đồng bằng sông Cửu Long chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu than nhập khẩu. Và như vậy, để các Nhà máy điện này đi vào hoạt động còn phụ thuộc rất nhiều từ kế hoạch nhập khẩu than dài hạn và việc chỉnh trị, thông luồng Định An cũng như năng lực tiếp nhận của các cảng chuyên dùng của đồng bằng sông Cửu Long vốn chỉ quen với việc xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Ba năm, năm năm, hay lâu hơn nữa… bao giờ sáng lên dòng điện mới cho đồng bằng?
Nhận xét
Đăng nhận xét