Trần Hữu Hiệp
Nam bộ là vùng đất lành, chim đậu, mưa thuận, gió hòa. Có lẽ vì vậy mà hậu quả của “Năm Thìn bão lụt” (1904 và 1952) đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong tâm trí người dân. Câu “Năm Thìn bão lụt” không chỉ để nói chuyện xưa mà còn nhắc đến một hậu quả thiên tai lớn “Gặp em đây mới biết em còn/Hồi năm Thìn bão lụt, anh khóc mòn con ngươi”. Đầu năm con Rồng, nhắc chuyện “năm Thìn” ngẫm về triết lý sống chung với lũ, vượt lên đỉnh lũ và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở vùng đất Chín Rồng...
* Chuyện “Năm Thìn bão lụt”
* Chuyện “Năm Thìn bão lụt”
Trong Nam bộ 300 năm làm thủy lợi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2005, Sách biên niên sử An Giang, quyển Gò Công xưa và nay của Huỳnh Minh, Sài Gòn năm xưa của cụ Vương Hồng Sển, Tạp chí Xưa & Nay, số 75B, tháng 5 năm 2000 và nhiều tài liệu khác... có đề cập đến chuyện “Năm Thìn bão lụt”. Đó là trận bão lũ kèm sóng thần dữ dội tàn phá khắp Nam bộ, mà đỉnh điểm của nó diễn ra vào ngày 1 tháng 5 năm 1904 (nhằm ngày 16 tháng 3 năm Giáp Thìn) cách nay 108 năm. Những nơi bị thiệt hại nặng nhất là Gò Công, Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn, Gia Định và dọc theo vùng duyên hải, ảnh hưởng đến tận Campuchia. Nhiều làng gần bờ biển Tây Nam bộ bị sóng cao đến 4, 5m cuốn đi mất. Theo sách Sài Gòn Gia Định xưa - Tư liệu và hình ảnh (tr.79), thì chỉ riêng trận sóng thần này đã làm chết khoảng 5.000 người ở Gò Công và vùng lân cận; còn theo “dân gian, truyền miệng”, thì miệt Gò Công, Tân An (bao gồm Tiền Giang, Long An và một phần TP.HCM hiện nay) số người chết khoảng “một muôn hai” (tức khoảng 12.000 người). Ở ĐBSCL còn xảy ra 2 trận lụt lớn “năm Thìn” khác. Đó là trận lụt năm Nhâm Thìn 1952 và đặc biệt là lũ năm Canh Thìn 2000 được coi là một trận lụt lịch sử, lớn nhất trong vòng 87 năm qua. Theo thống kê của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, có 539 người chết, 212 người bị thương, hơn 890.000 căn nhà, gần 14.000 phòng học, 383 cơ sở y tế bị ngập trong nước, hơn 62.000 hộ dân phải di dời nhà ở, hơn nửa triệu người phải cứu trợ khẩn cấp, 80 vạn học sinh phải nghỉ học; hơn 224.000ha lúa, gần 86.000ha hoa màu, cây ăn trái, cây công nghiệp; hơn 14.000ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại... Ước tổng thiệt hại ở ĐBSCL trong năm 2000 khoảng 4.626 tỉ đồng.
* Triết lý “sống chung với lũ”
Mùa lũ (Ảnh: hiepcantho) |
Đồng Tháp Mười mùa lũ |
Nhắc chuyện “Năm Thìn bão lụt” ngẫm chuyện nay, mai. ĐBSCL từ chống lũ ở thập niên 1980 trở về trước, thực tiễn đã dạy người dân kinh nghiệm “né lũ” rồi hình thành chủ trương và cách làm thể hiện “ý Đảng, lòng dân” trong việc “chung sống với lũ”. Chương trình “Xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL giai đoạn 1” và nhiều chương trình đầu tư giao thông, thủy lợi, trường học,... là một minh chứng. Vượt lên trên một chương trình kinh tế - xã hội, xây dựng hơn 1.000 cụm, tuyến dân cư với hệ thống cơ sở hoàn chỉnh đồng bộ, nó còn mang đậm tính nhân văn, đã bố trí chỗ ở ổn định, làm ăn, sinh sống cho hơn 200.000 dân vùng ngập lũ - một cuộc “di dân tại chỗ và tái định cư lớn” chưa từng có trong lịch sử vùng đất này đã diễn ra thành công. Cơn lũ lớn năm 2011 vừa qua ở ĐBSCL như liều “thuốc thử” để đánh giá kết quả những nỗ lực của hơn một thập niên đầu tư xây dựng, củng cố triết lý “sống chung với lũ” đã được hình thành bằng chính mồ hôi, nước mắt và máu của con người vùng đất này. Hơn thế, là cuộc tập dợt bước đầu trước yêu cầu “thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng” - một thách thức toàn cầu - đang hiển hiện ngày càng rõ ở vùng đất Chín Rồng. Năm 2011 đi qua ghi thêm kỳ tích cho hạt gạo và người làm ra lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long; không chỉ là cột mốc lịch sử của sản lượng xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo, cung cấp 100% sản lượng xuất khẩu gạo của cả nước, chiếm hơn 20% lượng gạo thương mại toàn thế giới mà còn khẳng định tư thế của “hạt gạo đồng bằng vượt lên đỉnh lũ”.
Vùng châu thổ Cửu Long, từ cây lúa ma, lúa nổi, lúa trời, lúa nước đến lúa “chất lượng cao”; từ lúa 1 vụ đến 2 vụ, 3 vụ và ngày nay là chuỗi giá trị lúa gạo từ “cánh đồng mẫu lớn” bạt ngàn ra thị trường thế giới; từ lúa “để ăn” đến lúa hàng hóa đi khắp năm châu, đại diện cho cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu. Lúa gạo đất Chín Rồng đã tạo ra kỳ tích bằng đường bay của con rồng châu Á: Từ vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, từ những cánh đồng ngồn ngộn phù sa ven sông Tiền, sông Hậu, vượt lên hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường và những cơn lũ dữ để chiếm ngôi vị á quân xuất khẩu gạo thế giới. Năm châu ngắm nhìn hạt gạo đồng bằng đầy ngưỡng mộ và nó thực sự xứng đáng được đặt vào vị trí trang trọng nhất trong cuộc chiến bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
* “Hai lúa” thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu
Thực tế đã hiển hiện “kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” do các nhà khoa học dự báo là có thật, mà ĐBSCL là một “điểm nóng” trên thế giới. Những người hoạch định chính sách, chiến lược và nhà khoa học phải có tầm nhìn, tính đến những mục tiêu ứng phó dài hạn với nhiều giải pháp đồng bộ. Những người nông dân ĐBSCL ngày nay không chỉ “một nắng, hai sương” trên đồng ruộng, mà còn là bạn đồng hành với nhà khoa học, họ không thể không biết đến “thách thức toàn cầu”. Song, như cha ông xưa “mang gươm đi mở cõi”, nông dân ngày nay vẫn với tư thế bình tĩnh để “thích ứng, thích nghi”: không sợ hãi, không lùi bước và chắc chắn sẽ không có một cuộc di dân chạy khỏi vùng lũ. Họ vẫn phải sống, con em phải đi học, vùng đất này vẫn tiếp tục được đầu tư phát triển. Bằng kinh nghiệm sống, sức sáng tạo, người đồng bằng đã hình thành tư duy từ “chống lũ”, “né lũ”, đến “sống chung với lũ”, “vượt lên đỉnh lũ”. Và ngày nay, những “Hai lúa” miền Tây đang hiện thực hóa triết lý đó bằng hành động gắn với những kết quả nghiên cứu khoa học để thích ứng với biến đổi khí hậu - một nguy cơ toàn cầu bằng chính bản lĩnh Việt Nam. Chuyện năm Thìn bão lụt xưa như một ký ức động viên người đồng bằng nay vượt qua gian khó, vượt lên đỉnh lũ bằng thế rồng bay.
Vùng châu thổ Cửu Long, từ cây lúa ma, lúa nổi, lúa trời, lúa nước đến lúa “chất lượng cao”; từ lúa 1 vụ đến 2 vụ, 3 vụ và ngày nay là chuỗi giá trị lúa gạo từ “cánh đồng mẫu lớn” bạt ngàn ra thị trường thế giới; từ lúa “để ăn” đến lúa hàng hóa đi khắp năm châu, đại diện cho cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu. Lúa gạo đất Chín Rồng đã tạo ra kỳ tích bằng đường bay của con rồng châu Á: Từ vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, từ những cánh đồng ngồn ngộn phù sa ven sông Tiền, sông Hậu, vượt lên hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường và những cơn lũ dữ để chiếm ngôi vị á quân xuất khẩu gạo thế giới. Năm châu ngắm nhìn hạt gạo đồng bằng đầy ngưỡng mộ và nó thực sự xứng đáng được đặt vào vị trí trang trọng nhất trong cuộc chiến bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
* “Hai lúa” thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu
Thực tế đã hiển hiện “kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” do các nhà khoa học dự báo là có thật, mà ĐBSCL là một “điểm nóng” trên thế giới. Những người hoạch định chính sách, chiến lược và nhà khoa học phải có tầm nhìn, tính đến những mục tiêu ứng phó dài hạn với nhiều giải pháp đồng bộ. Những người nông dân ĐBSCL ngày nay không chỉ “một nắng, hai sương” trên đồng ruộng, mà còn là bạn đồng hành với nhà khoa học, họ không thể không biết đến “thách thức toàn cầu”. Song, như cha ông xưa “mang gươm đi mở cõi”, nông dân ngày nay vẫn với tư thế bình tĩnh để “thích ứng, thích nghi”: không sợ hãi, không lùi bước và chắc chắn sẽ không có một cuộc di dân chạy khỏi vùng lũ. Họ vẫn phải sống, con em phải đi học, vùng đất này vẫn tiếp tục được đầu tư phát triển. Bằng kinh nghiệm sống, sức sáng tạo, người đồng bằng đã hình thành tư duy từ “chống lũ”, “né lũ”, đến “sống chung với lũ”, “vượt lên đỉnh lũ”. Và ngày nay, những “Hai lúa” miền Tây đang hiện thực hóa triết lý đó bằng hành động gắn với những kết quả nghiên cứu khoa học để thích ứng với biến đổi khí hậu - một nguy cơ toàn cầu bằng chính bản lĩnh Việt Nam. Chuyện năm Thìn bão lụt xưa như một ký ức động viên người đồng bằng nay vượt qua gian khó, vượt lên đỉnh lũ bằng thế rồng bay.
Nhận xét
Đăng nhận xét