(Viết nhân chuyến đi Hàn Quốc đầu năm 2010)
Biến sình lầy thành nhà máy hiện đại
Biến sình lầy thành nhà máy hiện đại
Cách đây gần 50 năm, vào đầu thập niên 1960, Tổng thống Park Chung Hy thời đó đã đưa ra một quyết định táo bạo. Đó là dùng tiền đền bù chiến tranh của chính phủ Nhật (thép Gwangyang. Được đầu tư xây dựng năm 1985, hoàn thành năm 1999; Gwangyang là 1 trong 2 “kinh đô thép” của Tập đoàn POSCO. Khu liên hợp luyện cán thép Gwangyang nằm ven biển Hoàng Hải ở tây nam Hàn Quốc, cách Thủ đô Seoul khoảng 1 giờ bay. Thời đó, người ta đã cho san lấp 11/13 đ73,7 triệu USD) cộng với khoản ngân sách quốc gia ít ỏi để xây dựng nhà máy liên hợp sản xuất thép tại làng chài nghèo bên bờ vịnh Pohang. Tổng Giám đốc Posco E&C Lilama, ông Park Si Sung - người gần 30 năm gắn bó với Posco - cho biết, vào thời điểm đó, Hàn Quốc thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và công nghệ, nhưng Chính phủ quyết tâm đầu tư phát triển ngành thép để làm nền tảng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế của quốc gia.
Cường quốc thép không nguyên liệu
Từ một quốc gia không có thép, phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu thép từ Braxin, Úc, Indonesia… nhưng ông Park Tae Joon - người vừa thực hiện chuyến đi Việt Nam lần thứ 3 hồi đầu năm nay, người sáng lập Tập đoàn POSCO, nguyên Thủ tướng Hàn Quốc - đã biến đất nước này trở thành cường quốc về thép. Ông được ví như một trong ba ngôi sao sáng trên bầu trời doanh nhân Hàn Quốc, bên cạnh Lee Byung Chul - người sáng lập Tập đoàn Samsung, Chung Ju Yung - người sáng lập Tập đoàn Hyundai. Park Tae Joon – “Người đàn ông của thép” đã làm cho nhiều lý thuyết gia kinh tế thế giới phải suy nghĩ lại về việc nhà máy sản xuất có nhất thiết phải gắn với vùng nguyên liệu hay không? POSCO hiện là nhà sản xuất thép lớn thứ 2 trên thế giới (sau nhà sản xuất thép hàng đầu Arcelor-Mittal của tỉ phú Ấn Độ) với sản lượng thép năm 2010 ước khoảng 40 triệu tấn, đạt doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Con số này tương đương tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, cao hơn tổng thu ngân sách bình quân hàng năm và bằng khoảng 1,4 lần tổng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện tại. Sản lượng thép của POSCO hiện chiếm 65% tổng sản lượng thép của cả Hàn Quốc. Tập đoàn này đang hướng đến doanh số 100 tỷ USD vào năm 2018.
Chúng tôi đến Gwangyang vào thời điểm giá thép ở Việt Nam biến động hàng ngày. Chỉ riêng trong tháng 3/2010 giá thép trên thị trường VN đã tăng 6 lần. Biên độ tăng giá thép chỉ trong 30 ngày đã lên tới kỷ lục 3,3 triệu đồng/tấn, bình quân mỗi ngày, giá thép vọt lên tới 110.000 đồng/tấn. Nhiều nhà đầu tư lao đao, nhiều công trình xây dựng bị ảnh hưởng tiến độ, càng thấy sự quan trọng của ngành công nghiệp “xương sống này” để tham gia bình ổn thị trường.
POSCO hiện có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam, như: Liên doanh với Tổng Cty thép Việt Nam (POSVINA) sản xuất thép tấm mạ màu, hoạt động từ năm 1992; Liên doanh với Tổng Cty thép Việt Nam (VPS) sản xuất thép thanh và thép dây, từ năm 1994; liên doanh Posco E&C-Lilama Vietnam, Nhà máy thép cuộn cán nguội lớn nhất Đông Nam Á, 100% vốn của POSCO (1,2 tỷ USD) tại Khu công nghiệp Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa hoàn thành giai đoạn I.
Mặc dù đang nắm giữ vị trí thứ 2 thế giới về thép, nhiều chỉ số kinh doanh sánh ngang với con số thống kê của một quốc gia, nhưng các quan chức Posco mà tôi có dịp tiếp xúc đều cho rằng, tài sản quý giá nhất của họ chính là yếu tố con người. Đầu tư phát triển và sử dụng tốt nguồn lực con người được xem là yếu tố quyết định thành công của các công ty Hàn Quốc. Đạo đức kinh doanh (Business Erthics) và Qui tắc ứng sử là một trong những yêu cầu bắt buộc trong sự tham gia tự nguyện của hàng chục ngàn nhân viên Posco trên toàn cầu. Slogan của Posco là “We move the world in silence” (tạm dịch: chúng tôi lặng lẽ làm thay đổi thế giới). “Sức cạnh tranh của Tập đoàn hàng đầu thế giới này được xác định không chỉ bằng cơ sở vật chất hùng mạnh và các sản phẩm họ làm ra theo những quy trình hiện đại nhất, mà là giá trị của nó được tạo lập bởi việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào”. Đó cũng chính là triết lý kinh doanh của một tập đoàn toàn cầu, cần được suy ngẫm./.
Cường quốc thép không nguyên liệu
Từ một quốc gia không có thép, phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu thép từ Braxin, Úc, Indonesia… nhưng ông Park Tae Joon - người vừa thực hiện chuyến đi Việt Nam lần thứ 3 hồi đầu năm nay, người sáng lập Tập đoàn POSCO, nguyên Thủ tướng Hàn Quốc - đã biến đất nước này trở thành cường quốc về thép. Ông được ví như một trong ba ngôi sao sáng trên bầu trời doanh nhân Hàn Quốc, bên cạnh Lee Byung Chul - người sáng lập Tập đoàn Samsung, Chung Ju Yung - người sáng lập Tập đoàn Hyundai. Park Tae Joon – “Người đàn ông của thép” đã làm cho nhiều lý thuyết gia kinh tế thế giới phải suy nghĩ lại về việc nhà máy sản xuất có nhất thiết phải gắn với vùng nguyên liệu hay không? POSCO hiện là nhà sản xuất thép lớn thứ 2 trên thế giới (sau nhà sản xuất thép hàng đầu Arcelor-Mittal của tỉ phú Ấn Độ) với sản lượng thép năm 2010 ước khoảng 40 triệu tấn, đạt doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Con số này tương đương tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, cao hơn tổng thu ngân sách bình quân hàng năm và bằng khoảng 1,4 lần tổng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện tại. Sản lượng thép của POSCO hiện chiếm 65% tổng sản lượng thép của cả Hàn Quốc. Tập đoàn này đang hướng đến doanh số 100 tỷ USD vào năm 2018.
Chúng tôi đến Gwangyang vào thời điểm giá thép ở Việt Nam biến động hàng ngày. Chỉ riêng trong tháng 3/2010 giá thép trên thị trường VN đã tăng 6 lần. Biên độ tăng giá thép chỉ trong 30 ngày đã lên tới kỷ lục 3,3 triệu đồng/tấn, bình quân mỗi ngày, giá thép vọt lên tới 110.000 đồng/tấn. Nhiều nhà đầu tư lao đao, nhiều công trình xây dựng bị ảnh hưởng tiến độ, càng thấy sự quan trọng của ngành công nghiệp “xương sống này” để tham gia bình ổn thị trường.
POSCO hiện có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam, như: Liên doanh với Tổng Cty thép Việt Nam (POSVINA) sản xuất thép tấm mạ màu, hoạt động từ năm 1992; Liên doanh với Tổng Cty thép Việt Nam (VPS) sản xuất thép thanh và thép dây, từ năm 1994; liên doanh Posco E&C-Lilama Vietnam, Nhà máy thép cuộn cán nguội lớn nhất Đông Nam Á, 100% vốn của POSCO (1,2 tỷ USD) tại Khu công nghiệp Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa hoàn thành giai đoạn I.
Mặc dù đang nắm giữ vị trí thứ 2 thế giới về thép, nhiều chỉ số kinh doanh sánh ngang với con số thống kê của một quốc gia, nhưng các quan chức Posco mà tôi có dịp tiếp xúc đều cho rằng, tài sản quý giá nhất của họ chính là yếu tố con người. Đầu tư phát triển và sử dụng tốt nguồn lực con người được xem là yếu tố quyết định thành công của các công ty Hàn Quốc. Đạo đức kinh doanh (Business Erthics) và Qui tắc ứng sử là một trong những yêu cầu bắt buộc trong sự tham gia tự nguyện của hàng chục ngàn nhân viên Posco trên toàn cầu. Slogan của Posco là “We move the world in silence” (tạm dịch: chúng tôi lặng lẽ làm thay đổi thế giới). “Sức cạnh tranh của Tập đoàn hàng đầu thế giới này được xác định không chỉ bằng cơ sở vật chất hùng mạnh và các sản phẩm họ làm ra theo những quy trình hiện đại nhất, mà là giá trị của nó được tạo lập bởi việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào”. Đó cũng chính là triết lý kinh doanh của một tập đoàn toàn cầu, cần được suy ngẫm./.
Nhận xét
Đăng nhận xét