Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2013

VTV1 Chào buổi sáng: PCI ĐBSCL năm 2012

VCCI tổ chức công bố chỉ số năng lực cạnh tranh địa phương PCI. Trong khó khăn chung của nền kinh tế, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã gây nhạc nhiên với kết quả có 2/3 tỉnh và 6/10 tỉnh trong vùng trong top đầu cả nước. Đồng Tháp, An Giang chiếm vị trí dẫn đầu và á quân, vượt qua Lào Cai - đứng đầu bảng xếp hạng năm trước, bỏ xa các "điểm sáng" nhiều năm liền như Đàng Nẵng, Bình Dương. Thứ hạng cao là tốt, nhưng cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn mới là việc cần.  Click vào để xem VideoClip  VTV:  Cải thiện môi trường đầu tư vùng ĐBSCL   04/05/2013, 18:02:31  (VTV Cần Thơ) - Kết quả công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (gọi tắt là PCI) năm 2012 cho thấy vùng ĐBSCL đã có sự cải thiện rõ rệt ở môi trường đầu tư ở tính năng động. Tuy nhiên điều này chưa thể khẳng định sẽ tạo động lực thu hút đầu tư mạnh mẽ cũng như giúp các tỉnh đạt được thứ hạng cao trong những năm tiếp theo. Chính vì thế, làm thế nào tiếp tục g...

Bỏ môn văn ngoài cổng trường đại học

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 67 - Thứ năm 28/03/2013 03:00 Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm nay, các trường khối văn hóa - nghệ thuật (khối C) và trường có tuyển sinh ngành nghệ thuật (khối H, N, S) không tổ chức thi tuyển môn văn mà chỉ dựa vào kết quả thi tốt nghiệp và điểm trung bình 3 năm học trung học phổ thông (THPT). Môn văn đã bị bỏ lại ngoài cổng trường ĐH. Nữ sinh Miền Tây khát vọng vươn lên Tất nhiên, lãnh đạo các trường được bỏ thi môn văn phấn khởi. Trước cảnh “túng quẩn” của nhiều trường ĐH, CĐ tuyển không đủ chỉ tiêu, phải “vơ vét thí sinh” bằng cách hạ điểm chuẩn, chờ đợi cầu may lượng thí sinh bị “dạt ra” từ các trường nhóm trên; thậm chí phải “phá rào” xin giảm điểm sàn, thì việc bỏ thi môn văn đã “cứu nguy” cho các trường này “bàn thua trông thấy”. Cùng với môn sử “hàng ngàn điểm không”, việc dạy và học văn “đang có vấn đề”, bộc lộ rõ nhất qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Thay vì được củng cố, nâng chất môn học, thì ...

Một góc nhìn hiện trạng giao thông ĐBSCL

Phóng sự của Nguyễn Phú Huân VTC16 đề cập những bất cập trong đầu tư, khai thác, sử dụng giao công trình giao thông ĐBSCL. Click vào để xem VideoClip

Lúa chất lượng cao khó tiêu thụ do đâu?

Thực hiện: Nguyễn Phú Huân – Nguyễn Văn Tuấn.  Thời lượng: 3 phút Đến thời điểm này, vụ lúa Đông Xuân tại ĐBSCL đã thu hoạch được hơn 50%. Một thực tế đang diễn ra là thương lái và doanh nghiệp chỉ chú trọng mua lúa thường tức là loại IR 50404 để chế biến, xuất khẩu. Trong khi đó, lúa chất lượng cao và lúa thơm, vốn được Bộ NN&PTNT khuyến khích mở rộng diện tích trong vụ này lại khó tiêu thụ hoặc chỉ bán được mức giá thấp hơn nhiều so với mọi năm. Vì sao tồn tại nghịch lý này, mời quý vị theo dõi phóng sự sau đây. Click vào để xem VideoClip

Khởi động MDEC - Vĩnh Long 2013: ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh

Click vào để xem VideoClip của Đài PTTH TP. Cần Thơ

Trồng lúa như chơi lô-tô

Hữu Hiệp Việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa để có phẩm cấp gạo tốt, nâng cao giá trị hạt gạo chắc chắn là chủ trương đúng. Nhưng tiếc thay, do “mạnh ai nấy làm” đã đẩy nông dân vào cảnh trồng lúa như chơi chơi lô-tô, phó mặc cho may rủi. C họn giống lúa nào luôn là câu hỏi khó cho nông dân. Vụ mùa trước, giống IR 50404 bị coi là thủ phạm gây ế hàng, khó tiêu thụ. Người ta trách nông dân “nói hoài không nghe”, đua nhau trồng giống lúa tuy cao sản, kháng sâu bệnh, nhưng ngặt nổi phẩm cấp thấp, dân “ngoại quốc không chịu ăn”, không bán được. Giúp dân gỡ khó, ngành nông nghiệp đưa ra khuyến cáo về tỷ lệ các giống lúa cần lựa chọn, nên có bao nhiêu % diện tích lúa thường (cấp thấp), bao nhiêu lúa thơm cao cấp. Rồi phải “Tổ chức điều tra cơ cấu giống lúa đã gieo sạ để nắm chắc diện tích giống IR 50404 đã gieo, đối với diện tích còn lại, giao trách nhiệm cho chính quyền xã hướng dẫn nông dân hạn chế hoặc không gieo giống IR 50404; đảm bảo trong phạm vi toàn tỉnh giống IR 50404 không vượ...

PCI 2012: Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long : Vì sao thăng hạng ?

(DĐDN) Chỉ số PCI vừa được VCCI công bố cho thấy, không chỉ có Đồng Tháp và An Giang đứng đầu bảng xếp hạng mà các tỉnh khác của ĐBSCL cũng chiếm tới 9/17 tỉnh ở nhóm tốt đồng thời không có tỉnh nào trong khu vực có điểm số dưới mức khá. Các địa phương hãy xem vai trò vị trí của DN, nhà đầu tư như một nhà tư vấn cho chính quyền chứ không phải là đối tượng để quản lý. Hiện vùng ĐBSCL có 3 tỉnh trong Top 5 của PCI năm 2012, còn nếu tính trong Top 10 PCI thì vùng ĐBSCL có 6 tỉnh. Điều này cho thấy, chính quyền các tỉnh khu vực ĐBSCL đã có những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi rất tốt cho các nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh biết chia sẻ cùng DN Theo ông Edmund Malesky - Trưởng nhóm Tư vấn năng lực cạnh tranh VN cho biết, các vị lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL không chỉ năng động, quan tâm đến những khó khăn, vướng mắc của từng DN, hiệp hội DN, các tỉnh khu vực này còn nắm chắc đường lối phát triển của các tỉnh lân cận nên họ cùng nhau chia s...

Phá sản ngân hàng: Có hay không?

Tác giả:   Thanh Phong - Ngọc Dương Trong một số trường hợp, cổ đông ngân hàng chưa chắc đã mất hết tiền  nếu ngân hàng có nhiều tài sản có giá trị cao, chẳng hạn như bất động sản. Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận đưa thêm cụm từ “phá sản” vào Thông tư về xử lý ngân hàng yếu kém, trái với lời khẳng định trước đó không lâu là “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”. Từ năm 1975 đến nay, ở Việt Nam chưa có ngân hàng thương mại nào tuyên bố phá sản. Và cả thị trường dường như đều có chung niềm tin rằng sẽ không bao giờ có chuyện này xảy ra. Nhưng niềm tin đó liệu có còn đúng, khi trong Thông tư 07/2013 của Ngân hàng Nhà nước mới đây đã xuất hiện cụm từ “phá sản”? 3 con đường cứu ngân hàng Việc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đưa thêm cụm từ “phá sản” vào Thông tư 07 đã tạo ra bất ngờ, bởi chỉ nửa năm trước, sau sự cố Bầu Kiên, chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khẳng định “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”. Trong lịch sử, đây cũng không phải là lần đầu Ngân hàng Nhà nước x...

Chuyện cũ miền Nam

Báo Thanh Niên,  19/03/2013 9:56 Cuối năm 2012, NXB Trẻ ấn hành tập di cảo thứ tư của học giả Vương Hồng Sển (1902 - 1996) mang tên “Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc chứng tích, nhân vật, đất đai thủy thổ của miền Nam cũ”. Cuốn sách gồm 18 câu chuyện, đa phần được viết vào năm 1966, kể chuyện miền Nam hồi 2 thập niên đầu thế kỷ 20, thuở mà tác giả đã sống cả một thời tuổi trẻ. Sách giữ đúng văn phong truyền cảm và chánh tả rất riêng của cụ Vương thời đó; thí dụ cụ viết Sốc-Trăng chứ không viết Sóc Trăng hoặc Bãi-Xàu thay cho Bãi Xào, hay là Cơ-me thay vì Khmer như bây giờ. Thí dụ trong bài “Cánh đồng Cà-Mau, vựa cá mắm thiên nhiên của trời dành cho dân Việt”, cụ mở đầu bằng một đoạn ngắn mà có thể giúp ta hình dung ra được nguồn cội và thủy thổ cả một vùng ĐBSCL: “Con sông lớn Mỹ-Công (Mékong) từ Tây-Tạng chạy suốt trên bốn ngàn cây số bề dài, như con rồng chín khúc (Cửu-Long-giang), xuyên qua Tây-Tạng, Trung-Hoa, Lào-quốc, Cam-bu-chia và Việt-Nam. Kh...

Vợ là ...

VỢ LÀ.... (Bài 1) Vợ là mẹ các con ta Thường kêu bà xã, hiệu là phu nhân Vợ là tổng hợp : bạn thân, Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiền... Vợ là ngân khố, kho tiền Gởi vô nhanh gọn, hơi phiền rút ra Vợ là biển cả bao la Đôi khi nổi sóng khiến ta đắm phà Vợ là âm nhạc, thi ca Vừa lá cô giáo, vừa là luật sư Cả gan đấu khẩu vợ ư ? Cá ươn không muối, chồng hư cãi "bà" (vợ) Chồng ơi ! đừng có dại khờ Không vợ, đố biết cậy nhờ tay ai Vợ là phước, lộc, thọ, tài ... Thuộc trăm định nghĩa, trả bài vợ khen.

Đồng bằng sông Cửu Long: Cần cơ chế liên kết mới

Trần Minh Trường Thứ ba, 05/03/2013, 08:35 (GMT+7) Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, đến nay, tăng trưởng kinh tế vùng của ĐBSCL chưa bền vững, xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực chất lượng cao thiếu và yếu. Liên kết vùng giữa các địa phương chưa chặt chẽ, trong khi đây là mấu chốt chính thúc đẩy sự phát triển toàn vùng. ĐBSCL đang cần cơ chế liên kết từ Trung ương để giải quyết những yếu kém, bất cập và củng cố nội lực, vượt qua thách thức. ĐBSCL cần nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ để phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Ảnh: T.Kiên Nhiều khó khăn, lắm vướng mắc Theo đánh giá của các địa phương, tuy huy động vốn đầu tư toàn xã hội chưa đạt yêu cầu đề ra nhưng đầu tư toàn vùng có bước phát triển mạnh, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi. Các đô thị được nâng cấp, cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ. Nhiều công trình quan trọng được khánh thành và đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi diện mạo cho ĐBSCL Tuy nhiê...

VTV.Cần Thơ 1. Cùng chúng tôi đối thoại kỳ 10: NÂNG CAO GIÁ TRỊ HÀNG NÔNG SẢN

Click vào để xem VideoClip NÂNG CAO GIÁ TRỊ HÀNG NÔNG SẢN 

Mã số công dân

Công dân Việt Nam sắp có mã số định danh ( Đời sống ) - Bộ Tư pháp cho biết, số định danh cá nhân sẽ gồm 12 chữ số, cấp cho mỗi công dân từ khi khai sinh, không thay đổi trong suốt cuộc đời, không lặp lại ở người khác. Dự kiến, việc cấp mã số định danh được triển khai từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2014. Bộ Tư pháp vừa hoàn thành dự thảo đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ. Dự thảo đề án đang được đưa ra lấy ý kiến góp ý của các cơ quan chức năng.   Mã số định danh cá nhân là cơ sở để xây dựng các loại giấy tờ trong một thẻ công dân.   Cụ thể, số định danh cá nhân là dãy số gồm 12 chữ số, xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi đăng ký khai sinh và gắn với họ đến khi chết, không thay đổi trong suốt cuộc đời (ngay cả trong trường hợp công dân thôi/bị tước quốc t...

Thuế chống bán phá giá cá tra và chuyện “bồ nhà đá nhau trên sân khách”

Trần Hiệp Thuỷ Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa áp thuế chống bán phá giá mặt hàng cá tra của doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VN) vào thị trường Mỹ tăng hơn 25 lần, chắc chắn có tác động tiêu cực đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu (XK) cá tra nước ta. Hiệp hội chế biến, XK thuỷ sản (VASEP) và các DN bị áp thuế cao đang xúc tiến thủ tục khởi kiện DOC lên Toà án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (CIT), yêu cầu xem xét lại việc chọn Indonesia làm nước thứ ba (thay cho Bangladesh), các sai số trong tính toán để đưa ra phán quyết ...  Đó là việc phải làm, nhưng quan trọng hơn, là các DN XK nước ta phải đoàn kết, hợp tác tạo ra sức mạnh để đủ sức ứng phó trước những “thủ đoạn” áp thuế chống bán phá giá hay các rào cản kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các quốc gia sử dụng để “danh chính, ngôn thuận” bảo hộ hàng nội.   Đây không phải lần đầu tiên, hơn 10 năm trước, ngành cá tra VN đã phải đương đầu với quyết định “áp thuế chống bán phá giá” của Hoa Kỳ. Lịch sử đã lặp lại,...

NÓI YÊU NHAU NÀO CÓ DỄ

Mấy lần định nói yêu em  Trái tim có đập bình thường nửa đâu Mới vừa ấp úng vài câu Tự dưng co duỗi mười đầu ngón tay Quen nhau đâu chỉ vài ngày Sao ngồi nói chuyện cứ quay ra hoài Nói năng chữ rớt chữ rời Cái ý thì có, cái lời thì không Dẫu gì anh cũng đàn ông Muốn quên cái tính ngượng ngùng không xong Đôi khi nghĩ cũng giận lòng Nói ít thì ngắn, nói vòng thì lâu Đào kênh đắp đập đã lâu Nắng mưa cũng phải cúi đầu chào thua Cán thương tải đạn bao mùa Đạn bay pháo dập cũng chừa anh ra Anh là C trưởng tài ba Trước em anh cũng vẫn là anh thôi Lòng anh thì rộng như trời Lại thêm tảng đá nào đè lên trên Mừng lòng khiđược gần em Ngồi lâu một lát giả quên ngó trời Hiểu giùm anh nhé em ơi ! Cái ngây ngô có chịu rời anh đâu Đào kênh thì nói bằng leng Còn với giặc thì bằng AK Với em anh nghĩ chưa ra Thôi cho anh khuất thêm ba bảy lần Dẫu gì cũng chuyện trăm năm Bây giờ chữ nghĩa có nằm đây đâu Thôi thì hãy hiểu giùm nhau (?) Nên chồng nên vợ ngày sau nói bù...

Tình trắng

Cần Thơ ơi! Hỡi Cần Thơ Vang bóng ngày xanh phủ bụi mờ Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm  Đã xây mồ dưới lớp hoa khô. Ngã tư Tham Tướng im chân mộng Đôi guốc mòn luyến cát Tây Đô Hàng bã đậu cao che mái nắng Ngồi bên đường đợi tiếng trống vô. Ngã tư Tham Tướng, Cần Thơ xưa Đại lộ Hoà Bình ngày xưa là con đường làng Nhà cổ Bình Thuỷ thời trước Trường Phan Thanh Giản (College de Can Tho, nay là Châu Văn Liêm) - một trong 2 ngôi trường cổ nhất lục tỉnh , có phải là ngôi trường mà Kiên Giang đã "ngồi bên đường đợi tiếng trống vô"? Xóm Chài ửng nét duyên thôn nữ Gió thổi lồng bay áo túi hồng Cô lái đò ngang cười chúm chím Thầm trêu hàn sĩ lúc sang sông Cô bán xôi vàng nghiêng nón lá Nói thầm trong mắt với thư sinh "Ráng lo ăn học em mua bán Thi đỗ đừng quên áo vá manh" Tàu chạy Phong Điền nhớ Cái Răng Khói vườn xanh thẳm gợn sông trăng Câu hò Vàm Xáng thương Ba Láng Rạch Giá phải lòng gái Sóc Trăng. Cắm trại Long Tuyền mua vú sữa Chi...

Màu tím hoa sim

HỮU LOAN Nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng Có em chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới Tôi mặc đồ quân nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến binh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê… Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi Em ơi giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông nhau một lần Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa… Một chiều rừng mưa Ba người anh trên chiến trường đông bắc Được tin em gái ...

Trách nhiệm

Vài lời tầm phào:  Bài này khá hay, trên trang 1, mục SỰ KIỆN & VẤN ĐỀ báo SGGP, nhưng có chi tiết không chính xác. Không phải từ n ăm 2008, ở Việt Nam đã đồng loạt đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy" mà theo Nh ị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29-6-2007 của Chính phủ Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, thì " Từ ngày 15 tháng 9 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.  Từ ngày 15 tháng 12 năm   2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm" Xem lại văn bản tại đây . Nếu viết có tính ước lượng theo năm, thì phải ghi là "từ cuối năm 2007". Thứ năm, 14/03/2013, 06:07 (GMT+7) Năm 2008, Việt Nam đã làm cả thế giới ngạc nhiên khi toàn dân đồng loạt đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy. Những tưởng bước khởi đầu suôn sẻ ấy sẽ nhanh chóng trở thành một nền nếp tốt, một nét...

Tận dụng tiềm năng đầu tư vùng ĐBSCL

(Chinhphu.vn) - Các địa phương khu vực ĐBSCL có sự cải thiện năng lực cạnh tranh tương đối đồng đều chứng tỏ có sự chia sẻ thực tiễn hiệu quả, lãnh đạo địa phương tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp. Chính sự hợp tác này làm cho khu vực ĐBSCL ngày càng có bước phát triển ấn tượng. Ảnh: VGP/Thu Giang Đây là ý kiến của PGS.TS Edmund Malesky-Trưởng Nhóm tư vấn Năng lực cạnh tranh Việt Nam tại Hội nghị giới thiệu môi trường đầu tư vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tỉnh  khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức chiều 14/3. Đại diện các địa phương giới thiệu môi trường kinh doanh đầu tư tại địa phương và đối thoại với các nhà đầu tư. Các địa phương khu vực ĐBSCL đều cho thấy những thế mạnh riêng của mình.  Tỉnh An Giang nằm ở biên giới Tây Nam của Việt Nam thuộc vùng đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy khá thuận lợi, có cảng Mỹ Thới đạt chuẩn quốc gia và dự định khai th...