Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2012

Nước giàu lại tiết kiệm hơn ta (23/09/2012)

Các quan chức Chính phủ Singapore không được nhận lời mời dự yến tiệc khi lời mời đó không được phê duyệt. Dương Bang Hiếu là quan tòa cao nhất ở Singapore đi dự tiệc nhân Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc sang thăm Singapore.     Khi được hỏi tại sao ông đảm nhiệm là quan tòa tối cao của Singapore đã hai năm mới đi dự tiệc lần đầu tiên, Dương Bang Hiếu trả lời: "Đại sứ Trung Quốc mời dự tiệc nhân có Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc sang thăm Singapore tôi nhận lời vì Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa không chịu sự quản trị pháp luật của chúng tôi”. Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc xúc động nói: "Trung Quốc chúng tôi có một số quan tòa, công an ăn uống, nhậu nhẹt khắp nơi. Quả thật, chúng tôi phải học tập các ông”.   Các quan chức Singapore không sống hoang phí nhờ tiền Nhà nước vì có người đứng đầu biết nêu gương, Bố Thủ tướng Lý Quang Diệu vẫn làm nghề sửa chữa đồng hồ ở cửa hiệu riêng, em trai Thủ tướng vẫn làm nghề buôn bán nhỏ.   Thủ tướng...

Xe ôm bi hài

Không chỉ đối mặt với hiểm nguy, cướp bóc, giới xe ôm còn nhiều phen gặp phải tình huống dở khóc dở cười như gạ tình, đỡ đẻ dọc dường và cả "xin một đứa con để hủ hỉ"... “Khi đó tên cướp tưởng tôi đã chết nên bỏ đi chứ nó mà đâm thêm phát nữa chắc tôi đã lìa đời. Một lần đã tởn đến già, từ đó đến nay, mỗi lần có nam thanh niên nào kêu chở đi xa trong đêm là tôi cạch, thà nhịn đói còn hơn gặp phải bọn cướp”. Đó là tâm sự thật lòng của anh xe ôm trẻ tên Vũ ở đất Hà thành. Đối mặt với cướp Trong giới xe ôm, Vũ là kẻ hậu sinh mới vào nghề nên kinh nghiệm nhìn người còn rất non, như lời anh tự bạch. Quê ở Tây Mỗ, Từ Liêm (Hà Nội), học hành chẳng đến đâu, nghề nghiệp chưa có, Vũ tạm thời chọn nghề xe ôm làm kế mưu sinh. Hằng ngày, anh “đóng đô” quanh Bến xe Mỹ Đình để bắt khách. Nhờ siêng năng, chịu khó, mỗi ngày anh kiếm dăm bảy cuốc xe, nói chung đủ sống. Vũ kể lần đó khoảng 11 giờ đêm, anh đang chờ khách thì có hai thanh niên đến hỏi đi xe và bảo chở về Thường Tín...

KCX&CN Cần Thơ: Dự án đầu tư mới thực hiện được 43% vốn

Khu công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ. Ảnh BQL KCN CT (DĐĐT) - Đến tháng 9-2012, các KCX&CN Cần Thơ có 207 dự án (DA) còn hiệu lực, gồm 182 DA đang hoạt động, 18 DA đang xây dựng, 7 DA chưa triển khai với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.849 triệu USD, vốn thực hiện đạt 795,9 triệu USD, chiếm 43,1% tổng vốn. Doanh thu 9 tháng 2012 của các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong các KCN&KCX  đạt 1.598,9 triệu USD, giảm 2,2% so cùng kỳ. 9 tháng đầu năm 2012, Cần Thơ cấp mới đăng ký kinh doanh (ĐKKD) cho 637 DN các loại và 176 đơn vị trực thuộc với tổng vốn đăng ký 5.370,5 tỷ đồng; cấp thay đổi ĐKKD cho 1.604 DN, trong đó có 209 DN tăng vốn 2.170,1 tỷ đồng, 8 DN giảm vốn 201,3 tỷ đồng; 93 doanh nghiệp giải thể với tổng vốn là 187,815 tỷ đồng. Cùng kỳ, có 639 DN ngưng, nghỉ kinh doanh, trong đó có 440 DN giải thể, phá sản chờ quyết toán, 199 DN tạm ngưng có thời hạn, 942 DN không phát sinh doanh thu, 2.595 DN âm thuế giá trị gia tăng từ 3 tháng trở lên. Hữu Hiệp

Ló dạng lũ Nhâm Thìn 2012

Trần Hiệp Thủy Mấy ngày qua, các tỉnh trong vùng ĐBSCL liên tục có mưa dông, thời tiết diễn biết bất thường, sạt lở bờ sông xảy ra ở nhiều nơi. Tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết , lũ vùng đầu nguồn đang lên, dự báo đỉnh lũ cao nhất trong năm tại các trạm đầu nguồn sông Cửu Long sẽ xuất hiện vào những ngày đầu tháng 10 /2012 và có khả năng đạt mức xấp xỉ mùa lũ lịch sử năm 2000 . Thông tin này đã chấm dứt mọi phỏng đoán về một mùa “lũ thấp, lũ đẹp” trước đó, ló dạng cơn lũ Nhâm Thìn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Các địa phương cần khẩn trương rà soát mức độ an toàn các công trình phòng tránh lũ, các khu dân cư, trường học ven sông, ven kênh rạch, khu vực có khả năng ngập lụt và đề ra phương án chủ động sơ tán, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập sâu … với yêu cầu không được chủ quan, lơ là. Còn nhớ, trận lũ lịch sử năm 2000 đã làm chết 539 người (hơn 300 là trẻ em), 212 người bị thương, 890.000 căn nhà, 13.793 ...

Di tích “Xóm nhà giàu” đang... chờ sập

 TRƯƠNG CHÂU “Xóm nhà giàu” là cách người dân huyện Châu Thành (Long An) gọi cụm nhà cổ ở xã Thanh Phú Long. Những ngôi nhà có hàng trăm năm tuổi, là chứng nhân lịch sử của bao sự kiện quan trọng, đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2007. Thế nhưng, cụm di tích này đang trong tình trạng... chờ sập. Thậm chí, ngôi nhà cổ nhất, đẹp nhất trong số này đã trở thành chuồng gà. Bà Ba bên căn nhà đã trở thành phế tích. Nhà cổ thành phế tích Bốn ngôi nhà cổ ấy được 3 anh em trong dòng họ Nguyễn Hữu, vốn là những bậc hào phú trong vùng, xây nên trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Nhà xây theo kiểu biệt thự thời Pháp gồm 3 gian, 2 chái với 4 hàng cột, mỗi cột cả ôm tay bằng gỗ căm xe. Hoành phi, liễn... được chạm trổ thủ công với hình hoa lá, chim thú và nhiều hoa sen, búp sen lẫn đài sen. Cụm nhà này đều làm từ gỗ quý lâu năm, từ ngoại đến nội thất đều do những nhóm thợ tài hoa ở Huế vào làm ròng rã nhiều năm mới xong. Đến giờ ch...

Đi cho thấy quê hương

Cao đạo, khinh bạc, giỏi giang, uyên bác, tự mãn, kiêu căng, bảo thủ, trì trệ..., những người thầy thuốc trên đất nước này cũng là tấm gương soi về những tố chất của vùng miền đã cưu mang họ. Đất sinh ra con người, hay con người tạo ra phong hóa, câu hỏi ấy chắc nghĩ hoài vẫn không hết những điều thú vị cần kiến giải. Hương cau/  “Tổ quốc trên hết”/  Hãy mở một đôi mắt khác/  Giấc mơ California Thỉnh thoảng, tôi lại có dịp được đi đây đi đó để làm hội thảo. Quả là một may mắn và thú vị, khi được thoát ra khỏi bốn bức tường đơn điệu của phòng khám bệnh để rong ruổi đường xa, lại được tiếp xúc với  "corps medicale " (y giới- theo cách gọi quen miệng của nhiều đàn anh Tây học) ở nhiều vùng miền của đất nước. Và chính trong những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này, dù chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp của một cuộc hội thảo y khoa, đã gợi ra khá nhiều điều để ngẫm nghĩ. Sẽ không quá lời, nếu như cung cách, phong thái của đám đông thầy thuốc mà ta gọi là  corps medicale ...

Thành lập Tổ công tác Phú Quốc

Hữu Hiệp Ngày 25.9.2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh quyết định thành lập Tổ công tác nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (sau đây gọi tắt là TCT) do ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ làm tổ trưởng; 2   phó tổ trưởng gồm: Thứ trưởng Bộ KHĐT Đặng Huy Đông và Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi. Các thành viên tham gia TCT là lãnh đạo các bộ: Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, VHTTDL và Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.     hiepcantho TCT có nhiệm vụ nghiên cứu các mô hình phát triển đảo trong và ngoài nước, đề xuất chủ trương, cơ chế, chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển đảo Phú Quốc. TCT tăng cường phối hợp với các bộ, ngành và tỉnh Kiên Giang rà soát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước về phát triển đảo Phú Quốc và kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế đầu ...

Dùng từ gốc Hán

Thứ năm 05/04/2012 09:10 Trong tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán đã việt hóa rất lâu, tuy vậy vẫn thường bị dùng sai. Cách đây nhiều năm, trên diễn đàn này, tôi có đánh động việc dùng sai từ “quyết liệt”. Từ này vốn có nghĩa “thật ra mặt xung đột”. Đến năm 1992, “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa   “Quyết liệt: tính từ. Hết sức mạnh mẽ, tỏ ra kiên quyết đến cùng trong hoạt động đấu tranh, chống đối. Cuộc chiến đấu quyết liệt. Chống cự quyết liệt. Thái độ rất quyết liệt”. Hồi đó tôi cho rằng không thể nói “Chỉ đạo quyết liệt”, mà “chỉ đạo cụ thể”, “chỉ đạo rành mạch”. Nhưng ngày nay cách nói thiếu chính xác này đã trở thành phổ biến trên các phương tiện truyền thông, bởi đó là cách nói của các vị lãnh đạo cấp cao! Hiện nay có một số từ gốc Hán thường bị dùng sai nếu không cảnh báo sẽ có lúc phải sửa lại từ điển! * Từ   “yếu điểm”   thường bị dùng nhầm với “điểm yếu”, “nhược điểm”. Trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, sách, kịch... hằng n...

Liên kết chuỗi sản xuất nông sản - Nhu cầu bức thiết

Thứ sáu, 21/09/2012, 01:59 (GMT+7) Đến giữa tháng 9-2012, nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL biến động thất thường. Trong khi giá lúa, giá tôm sú tăng vọt do khan hiếm nguồn cung thì mía nguyên liệu, khoai lang, cá tra rơi vào cảnh khốn đốn do giá cả bấp bênh. Sự thăng trầm của hàng nông sản ĐBSCL có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ. Giá cả nông sản tăng giảm thất thường Đầu vụ mía 2012-2013, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã cùng các nhà máy đường khu vực ĐBSCL cam kết mua mía nguyên liệu với giá 1.000 đồng/kg, mía 10 CCS tại ruộng. Tuy nhiên, sau khi một số nhà máy đường ở Hậu Giang đi vào hoạt động, rồi tạm ngưng và nay lại hoạt động, giá mía giảm nhanh. Giá bán tại ruộng chỉ tương đương với giá thành sản xuất, nông dân trồng mía ở Phụng Hiệp “méo mặt”! Hiện giá mía được thương lái thu mua chỉ còn 750-800 đồng/kg, giảm 50-100 đồng/kg, riêng giống ROC 16 cao hơn, bán được 900 đồng/kg. Với mức giá bán này đã ...
Văn hóa ứng xử qua trang phục phụ nữ miền Tây Nam Bộ Cập nhật: 13 / 09/ 2012, 11:09:44 Nếu so với các trang phục truyền thống trong và ngoài nước, có lẽ áo bà ba là bộ trang phục giản dị, nền nã nhất. Bên cạnh yếu tố dễ thích nghi, thuận tiện trong lao động sản xuất, chiếc áo bà ba, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụ nữ Nam Bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Ứng xử với môi trường tự nhiên Do đặc điểm khí hậu miền Tây Nam Bộ thường xuyên có nắng nóng nên trang phục của phụ nữ các dân tộc ở đây cũng phải phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện trong lao động và sản xuất. Đối với người Khmer, họ chọn chất liệu vải mềm, mỏng để may y phục. Điểm nổi bật trên trang phục lễ hội truyền thống của phụ nữ Khmer là mô típ trang trí đính hạt cườm kết hợp hoa văn tinh xảo. Tùy vào khung cảnh: ở nhà, lên chùa lễ Phật hay về nhà chồng, trang phục của người phụ nữ Khmer cũng khác nhau. ...

Tiếp sức cho sự học - cuộc vận động lớn, cách làm mới

Trần Hiệp Thủy “Chung tay vun đắp nhân tài” do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB) khởi sướng và vận động đóng góp đã trở thành chương trình học bổng lớn nhất vùng ĐBSCL từ trước đến nay. Buổi lễ trao học bổng đợt I tại Trường ĐH Cần Thơ cuối tuần qua cho sinh viên các tỉnh, thành trong vùng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nỗ lực vượt khó đã thu hút sự quan tâm, góp sức của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, địa phương. 10 tỉ đồng trao cho 5.000 sinh viên đang theo học ở 3 trường: ĐH Cần Thơ, ĐH Y Dược Cần Thơ và Tây Đô chưa phải là điểm dừng; còn nhiều sinh viên miền Tây đang theo học tại các trường ĐH khác trong vùng, ở TPHCM... đã và đang nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, học giỏi, rất cần sự động viên, tiếp sức để được tiếp tục đến trường. Vì vậy, chương trình học bổng “Chung tay vun đắp nhân tài” đang được kỳ vọng mở ra cuộc vận động lớn, cách làm mới để chăm lo tốt hơn sự học cho con em vùng ĐBSCL. Cùng với hạ tầng giao thông, sự “tụt hậu, yếu kém” nguồn nhân lực của vùng ĐBSCL đã ...

Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê và chuyện tình lãng mạn của nữ văn hào Pháp

23:08:00 12/09/2012 Ngôi nhà mang dáng dấp của biệt thự Pháp với sự kết hợp hài hòa tinh tế kiến trúc Đông - Tây đã làm nên sức hút với khách du lịch yêu mến câu chuyện tình lãng mạn nổi tiếng của nữ văn hào Pháp Marguerite Duras. Ai đã từng đọc tác phẩm L'Amant (“Người tình”), viết về câu chuyện tình của chính tác giả, nữ văn hào Pháp Marguerite Duras với ông Huỳnh Thủy Lê từ trước những năm 1945, và xem qua bộ phim cùng tên đều tò mò về bối cảnh trong truyện và phim về ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.Năm 2009, ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tại thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích quốc gia. Hiện trung bình mỗi ngày, nơi đây đón tiếp hàng trăm du khách nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu về câu chuyện tình lãng mạn… Nằm bên bờ sông Tiền (phường 2, thị xã Sa Đéc), ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê từng được nữ văn hào Marguerite Duras phác thảo trong cuốn tiểu thuyết “Người tình”. Ngôi nhà cổ, có kiến trúc kiểu Hoa pha trộn đường nét trang trí kiểu Tây, toá...