Tại Hội thảo, nhiều ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, để tạo được mối liên kết kinh tế bền vững với vùng ĐBSCL, điều cần thiết phải làm là hài hòa được lợi ích giữa nông dân - doanh nghiệp - người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhà nước cần khẳng định rõ vai trò chủ động.
Theo Tiến sĩ Đinh Sơn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM thì khi đã gia nhập WTO, chúng ta phải cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ trong đó có hệ thống kênh phân phối. Tuy nhiên, hệ thống kênh phân phối của Việt Nam còn yếu so với hệ thống kênh phân phối nước ngoài, nhất là về mặt tài chính và nguồn nhân lực. Chính vì vậy, việc tăng cường liên kết kinh tế giữa TP.HCM và ĐBSCL sẽ đáp ứng được nguồn hàng, tạo điều kiện để thực hiện khả năng bình ổn giá ở TP.HCM, đồng thời làm cho hệ thống kênh phân phối của chúng ta mạnh dần lên.
Cũng theo T.S Hùng thì việc bình ổn giá phải được thực hiện từ khâu đầu vào của sản xuất vì nếu đầu vào của sản xuất tăng thì việc bình ổn giá sẽ không đem lại hiệu qủa cao, T.S Hùng cũng cho rằng nếu chúng ta xây dựng được hệ thống kênh phân phối giữa TP.HCM và ĐBSCL thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo được chương trình bình ổn giá ở TP.HCM
Hiện nay, lượng sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ trên địa bàn Thành phố khoảng 1.000 - 1.100 tấn/ngày và khoảng 3-3,5 triệu quả trứng gia cầm, 2000 tấn rau củ. Theo đánh giá của các chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố hiện là thị trường đầu vào và đầu ra của vùng Đông Nam bộ, ĐBSCL, có sức hút và khả năng thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển thị trường hàng hóa của các vùng này do có thị trường tiêu thụ lớn và hàng hóa, các ngành dịch vụ phát triển thuận lợi, mạng lưới phân phối có khả năng liên kết chặt chẽ với các nguồn cung ứng hàng hóa trong vùng.
Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết chương trình hợp tác với 13/13 tỉnh thành vùng ĐBSCL với tinh thần là hợp tác toàn diện. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ thì các liên kết này còn nặng về hình thức, chủ yếu là liên kết về chính quyền với nhau. Theo ông Hiệp, 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL không hoàn toàn giống nhau về thế mạnh nên cần chọn địa phương nào có thế mạnh gì để bổ sung cho nhau thì liên kết mới đạt hiệu quả. Để tạo được mối liên kết tốt, TP.HCM và các địa phương vùng ĐBSCL cần có chiến lược căn cơ, lâu dài hơn là biện pháp tình thế trong bình ổn giá, có kế hoạch dài hạn trong 5 năm và cụ thể hóa trong từng năm. Đồng thời, các tỉnh, thành cần xây dựng mô hình liên kết có hiệu quả, kết hợp giữa liên kết giữa chính quyền với chính quyền và liên kết thị trường, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, đặc biệt là bà con nông dân, làm sao những người nông dân tham gia tích cực và hưởng lợi xứng đáng trong chuỗi giá trị.
Ông Hiệp nhấn mạnh, cần phải nghiên cứu đề xuất xây dựng quỹ bình ổn giá của TP.HCM và các tỉnh liên kết nhằm tạo nguồn lực chung về vật chất để can thiệp thị trường khi cần thiết.
Là một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong liên kết với các tỉnh ĐBSCL cung cấp sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan cho biết, khi liên kết cần dựa trên trên nguyên tắc hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu, bảo đảm sự phát triển và tăng trường bền vững cho từng thành viên trong chuỗi.
Cùng quan điểm này, ông Võ Quang Vinh, Giám đốc công ty thực phẩm Cầu Tre cho biết, trong mối liên kết cần có sự hợp tác tạo ra sự ổn định nguồn hàng với chất lượng tốt, lợi ích hài hòa. Lợi nhuận trên một sản phẩm có thể thấp đi nhưng lượng hàng hóa tiêu thụ lớn sẽ cân bằng được lợi nhuận.
Đứng về phía người nông dân, ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn khẳng định, để ổn định được nguồn hàng, bình ổn thị trường thi trong mối liên kết cần phải quan tâm người sản xuất, phải để người chăn nuôi, trồng trọt có lãi thì mới tồn tại được. Hiện nhà sản xuất luôn lo lắng xem thị trường lên hay xuống, theo ông Trực đây là lý do chính khiến người chăn nuôi bỏ chuồng trại. Vì vậy thời gian tới khi ký kết phải rõ ràng với giá thành và chất lượng và tiêu thụ ổn định, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ cho nông dân.
Bà Lê Ngọc Đào, PGĐ Sở Công thương TP.HCM cho biết, để quản lý giá ổn định trong thời điểm cuối năm, UBND TP đã chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện xây dựng kế hoạch quản lý giá cả và điều phối hàng hóa. Riêng với 8 nhóm hàng bình ổn, thành phố đã dự trữ hàng hóa đến tháng 3-2011, bảo đảm giá luôn thấp hơn giá thị trường ít nhất 15%./.
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét