Lời người cập nhật Blog: Nghe thiên hạ bàn tán chuyện XE CHÍNH CHỦ quá cũng xin một chút bốc đồng, mượn lại mấy hình ảnh trên Blog TÔI THÍCH ĐỌC cho MỘT GÓC ĐỒNG BẰNG. Nhưng vụ này quý ông có trách nhiệm đã "dzải thik" để "giải nhiệt" dư luận ỏm tỏi mấy ngày qua rồi. Có người bảo: sẽ tạm hoãn xử phạt (dân chửi: tạm hoãn rồi cũng phạt thôi). Có thể không phạt khi mượn xe của người thân (dân tiếp tục chửi: có thể là chưa chắc không phạt, mà khó cho dân nhứt là làm sao chứng minh được "người thân". Con dâu, con rễ, cha, mẹ, anh chị, em vợ, chồng có "thân" không? Và cuối cùng, NĐ được "cắt nghĩa" là: XE CHÍNH CHỦ đã được qui định lâu rồi, không phải lỗi của bác tham mưu đâu. NĐ mới đâu có qui định hành vi mới để xử phạt (tại mấy anh công vụ hiểu sai thôi - cứ đổ thừa cho cấp dưới là khỏe re), NĐ chỉ tăng mức phạt để xử nghiêm người vi phạm thôi ... Noi gương các bác, tôi cũng tham gia sáng kiến, đề xuất (không phải của người "ngồi trên trời làm chính sách", mà ngồi ... ngoài chợ. Có lẽ, để xử phạt nghiêm việc "không chính chủ", thì anh giao thông, cảnh sát phải "thường xuyên phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ" với ... anh thống kê, tiến hành cuộc tổng điều tra xem có bao nhiêu XE KHÔNG CHÍNH CHỦ. Biết đâu, kết quả điều tra này sẽ là "bài học kinh nghiệm quí" cho các cuộc điều tra hết sức cần thiết khác như: có bao nhiêu vợ không chính chủ, nhà không chính chủ, bằng cấp không chính chủ, chức vụ không chính chủ?... Và cuối cùng, xin thưa thật, những hình ảnh này do tôi "mượn tạm", tôi không phải là CHÍNH CHỦ đâu nhé, xin đừng phạt.
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra
Nhận xét
Đăng nhận xét