Thứ 6, 23/11/2012 - Baodautu.vn
(baodautu.vn)
Với vai trò đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) liên kết chặt chẽ với “đầu tàu kinh tế” TP.HCM thì sẽ giúp cho các hoạt
động bình ổn thị trường của
khu vực phía Nam trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.
(baodautu.vn) Với vai trò đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp, nếu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên kết chặt chẽ với “đầu tàu kinh
tế” TP.HCM thì sẽ giúp cho các hoạt động bình ổnthị trường của khu vực phía Nam trở nên
thuận lợi và hiệu quả hơn.
Hiện mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ khoảng 1.000 – 1.100 tấn sản
phẩm nông nghiệp (gồm các sản phẩm đông lạnh, nhập khẩu) cùng khoảng 3-3,5
triệu quả trứng gia cầm, 2.000 tấn rau củ
các loại. Trong số đó, các sản phẩm nông nghiệp của TP.HCM chỉ cung ứng được
15-20% nhu cầu tiêu thụ của Thành phố, phần thiếu hụt còn lại phải thu mua từ
các tỉnh và nhập khẩu. Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, ĐBSCL có
thể bù đắp được phần nào sự thiếu hụt sản phẩm nông nghiệp của TP.HCM.
Phát biểu tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả bình ổn giá trên thị trường TP.HCM
thông qua tăng cường liên kết kinh tế với vùng ĐBSCL” vừa diễn ra tại TP.HCM,
ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan đã nhận xét, việc liên kết giữa
nơi sản xuất cung ứng và thị trường tiêu thụ là rất thiết thực. Riêng trong
lĩnh vực nông nghiệp, ĐBSCL có thể là nguồn cung nông sản mang tính quyết định
cho thị trường TP.HCM và ngược lại, TP.HCM là thị trường rộng lớn và sôi động
nhất cả nước, nên sức mua của thị trường này sẽ tác động tích cực đến vùng
ĐBSCL.
Theo ThS. Trần Hữu Hiệp, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, tăng cường
liên kết vùng ĐBSCL và TP.HCM là giải pháp tốt để thực hiện bình ổn thị trường,
bởi tuy chỉ là biện pháp tác động lên quan hệ cung – cầu nhằm điều tiết thị
trường, nhưng xét trên tổng thể, thì bình ổn giá còn chịu tác động mạnh từ thị
trường nguyên liệu, lao động…
Theo các chuyên gia, để việc liên kết trong việc bình ổn
thị trường giữa TP.HCM và khu vực ĐBSCL đạt hiệu quả cao, cần sớm nghiên cứu
hình thành Quỹ bình ổn giá, tạo nguồn lực vật chất để chủ động can thiệp thị
trường khi có biến động giá. Hơn thế, cần lồng ghép các chương trình bình ổn
giá của Chính phủ và TP.HCM với các tỉnh để có các chương trình liên quan khi
hình thành Quỹ bình ổn giá. Về dài hạn, việc bình ổn giá cần chuyển từ giải
pháp tình thế có tính thời điểm (lễ, Tết), sang sự hợp tác liên vùng đồng bộ và
chuyển từ các hình thức “liên kết nhà nước” giữa các chính quyền địa phương và
giữa các bộ, ngành với nhau, sang chủ yếu liên kếtdoanh nghiệp, liên kết thị trường dựa trên nền tảng lợi ích.
Nhận xét
Đăng nhận xét