Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2013

Gái chưa chồng Đài Loan cất trứng 'để dành'

VnExpress Mắc kẹt giữa áp lực lấy chồng sinh con và theo đuổi sự nghiệp, ngày càng nhiều phụ nữ Đài Loan lựa chọn đông lạnh trứng ở các phòng sản khoa như một giải pháp "để dành" cho tương lai.  Nhiều phụ nữ Đài Loan gác lại một bên trách nhiệm làm mẹ để theo đuổi sự nghiệp. Ảnh minh họa:  Straits Times Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng lao động ở Đài Loan. Trong thời buổi kinh tế suy thoái, áp lực việc làm càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Đó là nguyên nhân khiến tuổi kết hôn trung bình ở hòn đảo này tăng từ 24 tuổi vào những năm 1980, lên 30 tuổi như hiện nay, và dẫn đến xu hướng đông lạnh trứng. "Tôi không biết khi nào buồng trứng của mình bắt đầu thoái hóa nhưng tôi biết chắc rằng tôi sẽ lấy chồng muộn và sẽ làm mẹ", Linn Kuo, 34 tuổi, người đã chọn giải pháp đông lạnh trứng từ ba năm trước nói. Kuo đang làm quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hệ thống Cisco Đài Loan với thu nhập cao và có thể làm việc tại nhà. Tuy nhiê...

Bài 1. Người có nhiều vợ và bồ bậc nhất Sài Gòn: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng

Bài trên Báo Lao Độn g Cho tới ngày nay ở Sài Gòn, ngoài Hùng Cường, chưa có nghệ sĩ nào nổi bật trên hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, như: Tân nhạc, cải lương, kịch nói, phim ảnh... Ông còn là võ sĩ quyền Anh từng thượng đài thi đấu... Nghệ sĩ Hùng Cường. >> Đón đọc ấn phẩm Lao Động & đời sống số 18 Ông cũng là nam nghệ sĩ được cho là có nhiều vợ và bồ nhất ở Sài Gòn. Vậy mà khi chết đi, ông nằm trong ngôi mộ nhỏ ven con đường làng ở Bến Tre. Làm sôi động sân khấu cải lương Cho tới ngày nay, chưa có ai làm được chuyện “kinh thiên động địa” trên sân khấu cải lương như Hùng Cường. Đó là vào năm 1959, một nghệ sĩ chưa từng được biết trong giới cải lương, chưa từng đảm nhận bất cứ vai phụ nào, bỗng bất ngờ xuất hiện trong vai chính và thành công vang dội.  Đó là điều không thể hiểu nổi, bởi một người theo nghề cải lương phải mất ít nhất 2-3 năm làm “giàn bao” mới lên được vai phụ, rồi cũng mất chừng ấy thời gian mới lên được vai chính nếu thực sự có tài và khổ ...

Cho phép mang thai hộ nhưng cấm quan hệ trực tiếp

Bài trên báo Đất Việt ( ĐVO ) - Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã đề nghị cho phép mang thai hộ, tuy nhiên theo ông Dương Đăng Huệ, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án Luật thì việc mai thai hộ phải có sự can thiệp của y tế, cấy ghép noãn và tinh trùng vào tử cung người mang thai hộ, chứ người chồng không được phép quan hệ trực tiếp với người mang thai hộ. Luật hóa chuyện mang thai hộ Cho phép mang thai hộ nhưng cấm... đẻ thuê Việt Nam sẽ cho phép mang thai hộ? Mẹ mang thai hộ con trai đồng tính   Cho phép mang thai hộ nhưng cấm quan hệ trực tiếp   "Trong dự thảo đã nói rất rõ về khái niệm, quy định được phép mang thai hộ. Những người phụ nữ do có bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh, u xơ tử cung, suy gan, suy thận hoặc những bệnh phụ khoa... rất muốn có con để đảm bảo hạnh phúc gia đình nhưng không có khả năng mang thai. Tuy nhiên những người vợ này vẫn có noãn. Cần phải nói rõ là họ vẫn có noãn để thụ tinh được chứ không phải xin noãn, như...

Thương hiệu Mê Kông

Hữu Hiệp Nước mắm Phú Quốc vừa được Tổng vụ Nông nghiệp - Uỷ ban Châu Âu trao chứng nhận tên gọi xuất xứ, được bảo hộ tại 28 nước, mở ra nhiều kỳ vọng cho các thương hiệu nông sản ĐBSCL. Nhưng vẫn còn nhiều mặt hàng nông sản khác như lúa gạo, thuỷ sản, trái cây đang rất cần được quan tâm đầu tư, chuẩn bị tốt hơn để tạo ra nhiều thương hiệu mạnh khác. Nhìn lại hơn 10 năm triển khai Chương trình thương hiệu quốc gia, đã có hàng trăm thương hiệu được vinh danh như bia Sài Gòn, sữa Vinamilk, các mặt hàng cơ khí, dệt may, … nhưng gần như thiếu vắng “thương hiệu mạnh” đại diện cho các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng ĐBSCL – là điều rất đáng suy ngẫm. Thực tế đó đã được nhận diện; song, cần đặt nó trong một chuỗi giá trị của quá trình sản xuất hàng hóa. Cần xác định rõ trách nhiệm, lợi ích của từng “chủ thể” tham gia, những “công đoạn” quyết định, “khâu đột phá” để chọn lựa giải pháp, thứ tự ưu tiên và tiến hành đồng bộ Chiến lược thương hiệu cho vùng. Chiến lược đó cần được bắt đầ...

“Ai đến Bali cũng có một mối tình”...

Vài lời: quen nhóm bạn Indo từ những ngày học tập ở CHLB Đức (1997-1999). Hầu hết bọn chúng đã sang Sài Gòn vào năm 1999; còn mình thì bây giờ mới sắp có cơ hội sang đó (24-31/8/2013) trong khoá huấn luyện do GIZ tài trợ, lưu bài này để từ từ đọc và đi thực tế để xem sao. TTO - Trong  “Eat, Pray, Love”  Elizabeth Gilbert đã viết như thế. Và trở lại Bali với dân đi bụi như tôi vốn dĩ xa xỉ. Nhưng tôi nợ miền đất ấy, nợ những chàng trai đầu đội mũ Hindu trắng một lời hẹn ước, rằng tôi sẽ quay lại Ubud không chỉ một mình như ngày hôm qua… Sắc màu Ba Li - Ảnh: Băng Giang Được mệnh danh là hòn đảo của những ngôi đền - Bali vẫn đã và sẽ là một điểm đến ưa thích của du khách bởi sự sống động của một nền văn hóa đậm đà bản sắc hiện diện trên từng mái nhà, góc phố, từng bức tường bao quanh những ngôi đền cổ linh thiêng. Linh thiêng Pura Besakid Khi chúng tôi đến, đền mẹ Pura Besakid đang tổ chức lễ cúng tế Kuningan quan trọng trong năm, được tổ chức sau lễ Galung...

Ai có thẩm quyền cho phép cờ bạc?

Vài lời: Một bài viết hay. Xin phép tác giả được lưu vào mục "Thích pháp luật". Đọc tin Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai dự thảo nghị định kinh doanh đặt cược, đua ngựa, đua chó, bóng đá quốc tế và nghị định về hoạt động kinh doanh casino, không khỏi nảy sinh thắc mắc: Các nghị định thường do Chính phủ chủ động soạn thảo và ban hành, vì sao với hai nghị định này lại phải thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội? Hóa ra Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu một ngoại lệ, tức có một loại nghị định đặc biệt mà việc ban hành phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là các nghị định của Chính phủ được ban hành để “Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội”. Loại nghị định không dùng để hướng dẫn thi hành một đạo luật nào đó được gọi là “nghị định tiên phát”. Chuyện kinh doanh cá cược và chuyện đánh bạc có ảnh ...

Tư duy giáo dục và cái quần ống túm

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 191 - Thứ ba 20/08/2013 16:23 Chuyện 100 học sinh (HS) Trường THPT Hà Huy Giáp (huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) bị đuổi về nhà vì mặc quần ống túm, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Người chia sẻ, kẻ phê bình. Lãnh đạo Sở GDĐT TP.Cần Thơ cũng cho biết, không có bất kỳ quy định nào như vậy. Việc nhà trường kiểm tra đại trà, buộc nhiều HS phải về nhà thay quần là không nên và gây phản cảm. Câu chuyện làm tôi nhớ cách đây hơn 30 năm, thuở còn học phổ thông. Sáng thứ 2 đầu tuần mỗi tháng, HS nam chúng tôi phải xếp hàng dọc riêng để thầy giáo đi ngắm từ đầu hàng đến cuối hàng, chọn một cái đầu tóc ngắn làm mẫu để học trò nào tóc dài phải về nhà cắt theo. Có mẫu được thầy chọn, tu y tóc ngắn “ba phân đều”, nhưng kiểu đầu sọ khỉ, rất khó coi, thật bụng không ai muốn làm theo. Thuở đó quê tôi học trò nghèo, một bộ đồ đi học mặc “ba đời anh em”. Chuyện tóc ngắn dài, có khi còn phụ thuộc túi tiền của cha mẹ. Có đứa, để thầy giáo không phát hiện tóc dài, sá...

Lợi ích cho nông dân

Trần Hữu Hiệp SGGP, t hứ năm, 15/08/2013, 05:59 (GMT+7) Kỳ tích đổi mới của Việt Nam được cả thế giới biết đến có lẽ bắt đầu từ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ một đất nước thiếu lương thực, Việt Nam nhanh chóng trở thành cường quốc xuất khẩu gạo thứ hai thế giới cũng là nhờ nông nghiệp. Cuối thập kỷ 1990, khi châu Á rơi vào cơn “bão tài chính”, nhờ tăng nguồn lực đầu tư, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế đất nước đã vượt qua khó khăn. Cuối năm 2007, khi cả thế giới oằn mình gánh chịu suy thoái kinh tế, tác động mạnh mẽ đến công nghiệp và dịch vụ nước ta, thì một lần nữa, khu vực nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn tăng xuất khẩu gạo ở mức kỷ lục, trở thành “cứu cánh” cho nền kinh tế đất nước. Thế nhưng, hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam và vựa lúa gạo miền Tây đều rất khó khăn, nông dân sản xuất thua lỗ. Thực ra, những “tín hiệu trục trặc” của thị trường nông sản và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của n...

Sẽ phản biện từng văn bản luật trước khi ban hành

Tuổi Trẻ, ngày 12/08/2013 08:45 TT - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Trao đổi với  Tuổi Trẻ , ông Bùi Tất Thắng, viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch - đầu tư), cho rằng: Chính phủ sẽ giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì, làm đầu mối phối hợp chính sách giữa các bộ, ngành, các đơn vị theo hướng kiến tạo, hỗ trợ phát triển vì lợi ích chung của đất nước. Ông Bùi Tất Thắng - Ảnh: Đ.NAM Theo ông Thắng, thực tế từ nhiều năm nay, một trong những khâu yếu trong công tác điều hành là sự phối hợp chính sách chưa tốt; có tình trạng các văn bản pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn và khắc chế lẫn nhau. Ví dụ khi đưa ra một chính sách này thì lại có văn bản của chính sách khác hạn chế, thậm chí mâu thuẫn với nội dung của văn bản kia. Và để các văn bản điều hành của Chính phủ thành một hệ thống nhất quán, không bị mâu thuẫn, chồng chéo nhau đòi hỏi phải có một cơ quan chịu ...