Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư và nâng cao năng suất lao động là giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều hơn vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây cũng là giải pháp được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo với chủ đề “Vì sao thu hút đầu tư nước ngoài vào Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế?” do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức ngày 13/8 tại Cần Thơ.
Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần cải thiện được 3 yếu tố cơ bản nói trên, đặc biệt là vấn đề lao động và môi trường đầu tư. Trong đó, cần chú trọng xây dựng hình ảnh Đồng bằng sông Cửu Long năng động, tích cực.
"Đồng bằng sông Cửu Long cần đưa ra thông điệp rõ ràng về những lĩnh vực thu hút đầu tư cùng những cam kết về môi trường đầu tư. Thu hút FDI không chỉ là khai thác cái đang có về nông nghiệp mà cần hướng đến giải quyết công ăn việc làm, huy động nguồn lực khoa học, công nghệ và cải thiện mạnh mẽ công tác xúc tiến đầu tư" - ông Dũng nhấn mạnh.
Trong báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2011, Cần Thơ tụt hạng và ở thứ hạng 38, đứng sau tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, khả năng kết nối từ Cần Thơ với các tỉnh trong khu vực và đến các trung tâm lớn của cả nước chưa tốt.
Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long xa cách các trung tâm chính như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; khoảng cách đến các cảng biển còn xa cũng là một những nguyên nhân làm cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư hết sức khó khăn.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính Đồng bằng sông Cửu Long chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài do cơ sở hạ tầng chưa tốt; trình độ lao động, năng suất lao động còn khá thấp. Cụ thể, cơ sở hạ tầng của khu vực thiếu và yếu; đầu tư chung vào Đồng bằng sông Cửu Long còn thấp, phần lớn nhằm phục vụ cho nông nghiệp.
Đánh giá về nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia cũng cho rằng, số lượng lao động tuy đông, nhưng lao động giản đơn nhiều, cơ cấu không đa dạng và chất lượng học vấn cơ bản thấp, thiếu lao động đã qua đào tạo. Ngoài ra, về môi trường kinh doanh, các đại biểu tại hội thảo cũng đồng tình rằng, mặc dù đã có những cải thiện nhất định nhưng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn cho thấy có nhiều yếu tố chưa tích cực, chưa hấp dẫn đầu tư.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế lớn, được Chính phủ quan tâm đầu tư trong thời gian qua. Mặc dù kinh tế tăng trưởng cao, bình quân trên 10% trong các năm 2011 và 2012 nhưng vốn FDI đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long còn rất ít. Theo Cục Xúc tiến Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2012, 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long thu hút được 575 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn 10,733 tỷ USD, chỉ bằng 5,16% so với cả nước./.
Đây cũng là giải pháp được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo với chủ đề “Vì sao thu hút đầu tư nước ngoài vào Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế?” do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức ngày 13/8 tại Cần Thơ.
Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần cải thiện được 3 yếu tố cơ bản nói trên, đặc biệt là vấn đề lao động và môi trường đầu tư. Trong đó, cần chú trọng xây dựng hình ảnh Đồng bằng sông Cửu Long năng động, tích cực.
"Đồng bằng sông Cửu Long cần đưa ra thông điệp rõ ràng về những lĩnh vực thu hút đầu tư cùng những cam kết về môi trường đầu tư. Thu hút FDI không chỉ là khai thác cái đang có về nông nghiệp mà cần hướng đến giải quyết công ăn việc làm, huy động nguồn lực khoa học, công nghệ và cải thiện mạnh mẽ công tác xúc tiến đầu tư" - ông Dũng nhấn mạnh.
Trong báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2011, Cần Thơ tụt hạng và ở thứ hạng 38, đứng sau tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, khả năng kết nối từ Cần Thơ với các tỉnh trong khu vực và đến các trung tâm lớn của cả nước chưa tốt.
Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long xa cách các trung tâm chính như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; khoảng cách đến các cảng biển còn xa cũng là một những nguyên nhân làm cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư hết sức khó khăn.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính Đồng bằng sông Cửu Long chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài do cơ sở hạ tầng chưa tốt; trình độ lao động, năng suất lao động còn khá thấp. Cụ thể, cơ sở hạ tầng của khu vực thiếu và yếu; đầu tư chung vào Đồng bằng sông Cửu Long còn thấp, phần lớn nhằm phục vụ cho nông nghiệp.
Đánh giá về nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia cũng cho rằng, số lượng lao động tuy đông, nhưng lao động giản đơn nhiều, cơ cấu không đa dạng và chất lượng học vấn cơ bản thấp, thiếu lao động đã qua đào tạo. Ngoài ra, về môi trường kinh doanh, các đại biểu tại hội thảo cũng đồng tình rằng, mặc dù đã có những cải thiện nhất định nhưng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn cho thấy có nhiều yếu tố chưa tích cực, chưa hấp dẫn đầu tư.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế lớn, được Chính phủ quan tâm đầu tư trong thời gian qua. Mặc dù kinh tế tăng trưởng cao, bình quân trên 10% trong các năm 2011 và 2012 nhưng vốn FDI đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long còn rất ít. Theo Cục Xúc tiến Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2012, 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long thu hút được 575 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn 10,733 tỷ USD, chỉ bằng 5,16% so với cả nước./.
Thanh Sang (TTXVN)
Nhận xét
Đăng nhận xét