Trần Hữu Hiệp
Kỳ tích đổi mới của
Việt Nam được cả thế giới biết đến có lẽ bắt đầu từ nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Từ một đất nước thiếu lương thực, Việt Nam nhanh chóng trở thành cường
quốc xuất khẩu gạo thứ hai thế giới cũng là nhờ nông nghiệp. Cuối thập kỷ 1990,
khi châu Á rơi vào cơn “bão tài chính”, nhờ tăng nguồn lực đầu tư, chuyển đổi
sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế đất nước đã vượt qua
khó khăn. Cuối năm 2007, khi cả thế giới oằn mình gánh chịu suy thoái kinh tế,
tác động mạnh mẽ đến công nghiệp và dịch vụ nước ta, thì một lần nữa, khu vực
nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn tăng xuất khẩu
gạo ở mức kỷ lục, trở thành “cứu cánh” cho nền kinh tế đất nước.
Thế nhưng, hiện nay
ngành nông nghiệp Việt Nam và vựa lúa gạo miền Tây đều rất khó khăn, nông dân
sản xuất thua lỗ. Thực ra, những “tín hiệu trục trặc” của thị trường nông sản
và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của nó đã bộc lộ cách đây hơn 10 năm khi
lúa gạo dư thừa phải mua tạm trữ; điệp khúc trúng mùa mất giá, chi phí đầu vào
tăng, đầu ra bí đã được nhắc đi nhắc lại.
Nhưng những “kỳ
tích trong nông nghiệp”, đặc biệt là sự gia tăng năng suất và sản lượng lúa đạt
kỷ lục liên tục nhiều năm đã làm “vừa lòng” nhiều người. Tư duy đổi mới được ca
tụng một thời, dường như bắt đầu chậm lại, không thấy những đột phá mới như
thời của “khoán 10, khoán 100”. Trong bối cảnh như vậy, Chính phủ đã ban hành
đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nhưng nhìn từ “vựa lúa quốc gia” ĐBSCL, còn
nhiều vấn đề phải nỗ lực giải quyết.
Ngành nông nghiệp Việt Nam gặp khó khăn như hiện nay do 3 nguyên nhân chủ yếu. Một là, do thời kỳ “hái trái ở cành thấp” trong sản xuất nông nghiệp với khai thác tài nguyên sẵn có là chủ yếu đang đi qua; thị trường lúa gạo thế giới đã và đang cạnh tranh khốc liệt, nhất là thách thức từ các quốc gia mới nổi như Myanmar, Campuchia và chính sách tự túc lương thực của các nước dùng gạo.
Ngành nông nghiệp Việt Nam gặp khó khăn như hiện nay do 3 nguyên nhân chủ yếu. Một là, do thời kỳ “hái trái ở cành thấp” trong sản xuất nông nghiệp với khai thác tài nguyên sẵn có là chủ yếu đang đi qua; thị trường lúa gạo thế giới đã và đang cạnh tranh khốc liệt, nhất là thách thức từ các quốc gia mới nổi như Myanmar, Campuchia và chính sách tự túc lương thực của các nước dùng gạo.
Hai là, những yếu
kém nội tại của ngành nông nghiệp và đặc biệt là thiếu tư duy đổi mới trong
nông nghiệp. Đây là nguyên nhân chính. Mặc dù chúng ta nói nhiều đến “liên kết
4 nhà”, nhưng trên thực tế thì mối liên kết giữa sản xuất - chế biến - tồn trữ
và xuất khẩu gạo còn nhiều yếu kém. Nhìn tổng thể, nó đang “bị chặt” ra thành
nhiều khúc mà phần thiệt thòi nhiều nhất đang thuộc về nông dân. Công tác
khuyến nông cũng xoay quanh phần nhiều về cây lúa mà ít quan tâm chuyển dịch
các loại cây trồng khác với hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác, mô hình, đặc biệt
là tiêu thụ. Chuỗi giá trị sản xuất, kênh phân phối, phân khúc thị trường lúa
gạo đang có vấn đề. Chuỗi giá trị đó đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết đã được các
nhà nghiên cứu phân tích từ thực tiễn, các địa phương cũng phản ánh nhiều.
Trong đó nổi lên là “lợi ích thực sự” chưa đến được với nông dân. Cần hệ thống
giải pháp căn cơ, đồng bộ thì mới giải quyết được tình trạng “trúng mùa mất
giá, được giá, hết hàng”. Cần phải chuyển từ tư duy làm ra “chén cơm đầy” -
nhiều sản lượng, sang “chén cơm ngon” - mang lại nhiều giá trị, đặc biệt là lợi
nhuận hợp lý cho người nông dân. 30% lợi nhuận hay cao hơn nữa cho người trồng
lúa và mức lãi hợp lý cho các ngành nghề nông nghiệp khác để nông dân có thể
sống được với nghề, làm giàu được bằng nghề nông, phải chuyển được từ “quyết
tâm chính trị” sang “bài toán kinh tế”.
“Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp” bắt đầu từ đâu? Cây lúa, con cá hay chăn nuôi? Ông Lê Vĩnh Tân, Ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp ví von dân dã là “nền nông
nghiệp nước ta như con tôm đang thời kỳ lột vỏ”. Lột tốt thì khỏe mạnh, phát
triển, không thì… chết. Hơn cả tái cơ cấu, phải là cuộc lột xác thật sự. Cuộc
“lột xác” đó phải được tiến hành từ chính những thế mạnh và yếu kém nội tại của
nền nông nghiệp, nhưng nên “hướng cầu”, thay vì chỉ châm bẩm vào “nguồn cung”
như cách trả lời chọn cây lúa, con cá hay chăn nuôi hiện nay. Tái cơ cấu nông
nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL phải là quá trình hiện đại hóa ngành sản
xuất lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái và xây dựng nông thôn mới, giúp hàng chục
triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức, trở thành “doanh nhân nông nghiệp”,
làm giàu được bằng nghề nông.
Nông dân phải được
đào tạo nghề nông nghiệp, tập trung vào việc nâng cao giá trị sản xuất các
ngành hàng chủ lực của vùng; đào tạo nghề phi nông nghiệp để tác động tích cực
trở lại cho nông nghiệp, nông thôn. Đó là cách thức giúp nông dân không chỉ
đứng vững trên đồng ruộng mà còn có thể làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn.
Nhận xét
Đăng nhận xét