Hữu Hiệp
Nước mắm Phú
Quốc vừa được Tổng vụ Nông nghiệp - Uỷ ban Châu Âu trao chứng nhận tên gọi xuất
xứ, được bảo hộ tại 28 nước, mở ra nhiều kỳ vọng cho các thương hiệu nông sản ĐBSCL.
Nhưng vẫn còn nhiều mặt hàng nông sản khác như lúa gạo, thuỷ sản, trái cây đang
rất cần được quan tâm đầu tư, chuẩn bị tốt hơn để tạo ra nhiều thương hiệu mạnh
khác. Nhìn lại hơn 10 năm triển khai Chương trình thương hiệu quốc gia, đã có hàng
trăm thương hiệu được vinh danh như bia Sài Gòn, sữa Vinamilk, các mặt hàng cơ
khí, dệt may, … nhưng gần như thiếu vắng “thương hiệu mạnh” đại diện cho các
mặt hàng nông sản chủ lực của vùng ĐBSCL – là điều rất đáng suy ngẫm.
Thực tế đó đã
được nhận diện; song, cần đặt nó trong một chuỗi giá trị của quá trình sản xuất
hàng hóa. Cần xác định rõ trách nhiệm, lợi ích của từng “chủ thể” tham gia,
những “công đoạn” quyết định, “khâu đột phá” để chọn lựa giải pháp, thứ tự ưu
tiên và tiến hành đồng bộ Chiến lược thương hiệu cho vùng. Chiến lược đó cần
được bắt đầu từ doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ với nông dân, nhà khoa học, truyền
thông và cần được sự khuyến khích, hỗ trợ hiệu quả hơn nữa từ Nhà nước.

Một chiến lược
thương hiệu mang tên “Mê Kông delta” với yêu cầu liên kết doanh nghiệp và “các
nhà” đang là yêu cầu bức thiết hơn là tiếng vang của nước nắm Phú Quốc đột phá
vào thị trường châu Âu.
Nhận xét
Đăng nhận xét