Chuyển đến nội dung chính

“Ai đến Bali cũng có một mối tình”...

Vài lời: quen nhóm bạn Indo từ những ngày học tập ở CHLB Đức (1997-1999). Hầu hết bọn chúng đã sang Sài Gòn vào năm 1999; còn mình thì bây giờ mới sắp có cơ hội sang đó (24-31/8/2013) trong khoá huấn luyện do GIZ tài trợ, lưu bài này để từ từ đọc và đi thực tế để xem sao.
TTO - Trong “Eat, Pray, Love” Elizabeth Gilbert đã viết như thế. Và trở lại Bali với dân đi bụi như tôi vốn dĩ xa xỉ. Nhưng tôi nợ miền đất ấy, nợ những chàng trai đầu đội mũ Hindu trắng một lời hẹn ước, rằng tôi sẽ quay lại Ubud không chỉ một mình như ngày hôm qua…
Sắc màu Ba Li - Ảnh: Băng Giang
Được mệnh danh là hòn đảo của những ngôi đền - Bali vẫn đã và sẽ là một điểm đến ưa thích của du khách bởi sự sống động của một nền văn hóa đậm đà bản sắc hiện diện trên từng mái nhà, góc phố, từng bức tường bao quanh những ngôi đền cổ linh thiêng.
Linh thiêng Pura Besakid
Khi chúng tôi đến, đền mẹ Pura Besakid đang tổ chức lễ cúng tế Kuningan quan trọng trong năm, được tổ chức sau lễ Galungun khoảng 10 ngày. Kuningan là hoạt động cuối cùng trong chuỗi Galungun để đưa tiễn tổ tiên về trời.
Do đó, vào ngày tổ chức Kuningan tất cả các thành viên trong gia đình sẽ đến dâng hương, hoa và cầu phúc tại các ngôi đền quan trọng trong trang phục Hindu truyền thống.
Besakid là ngôi đền quan trọng bậc nhất trên đảo Bali nằm dưới chân núi lửa Gunnung Agung, ngọn núi cao nhất ở Indonesia, vốn được tin là nơi cư ngụ của các vị thần và linh hồn tổ tiên người Bali. Đó là một tổ hợp đền phức hợp cầu kỳ với rất nhiều đền thờ mang đậm dấu ấn Bali: những mái đền nhiều tầng lợp cọ đen nhánh.
Đền mẹ Pura Besakid là ngôi đền cổ linh thiêng nhất trên đảo Bali - Ảnh: Băng Giang
Dễ dàng tìm thấy nhiều ngôi đền nhỏ trong vườn nhà, đền thờ của làng, của vùng, nhưng chỉ ở nơi linh thiêng như đền mẹ Besakid mới có thể tìm thấy những ngôi đền 11 mái - con số thể hiện quyền uy tối thượng và sự thờ phụng cao quý nhất người dân Bali dành cho các vị thần.
Galungun là lễ kỷ niệm chiến thắng của cái thiện trước cái dữ, vào dịp lễ này, người Bali trang hoàng các ngôi đền, đường phố, dâng lễ để cảm ơn các vị thần đã tạo ra trái đất và cuộc sống. Họ cũng tin rằng tổ tiên sẽ về thăm nhà vào lễ Galungun. Trang phục màu trắng chủ đạo nổi bật trên nền đá xám của tấm áo Besakid, với những khay lễ được chuẩn bị tỉ mẩn, khéo léo bằng tài hoa của người Bali khiến chúng tôi choáng ngợp và cảm phục.
Một ngày cho hành trình khám phá Pura Besakid trong lễ Kuningan dường như không đủ. Từ chân núi Agung trở về Ubud, không khí lễ hội vẫn tràn ngập các ngôi làng, tưới mát tâm hồn của những lữ khách lang thang.
Lung linh Ulun Danu Bratan
Sau kỳ lễ Kuningan, người Bali đổ về Ulun Danu đông đến tắc đường. Các nhóm thanh niên di chuyển bằng xe máy, có người dẫn đoàn, cờ quạt rợp trời khiến chúng tôi rất tò mò. Đường lên vùng cao nguyên trung tâm Bedugul - Bali có nét gì đó như đường lên Đà Lạt, dâu tây được trồng khắp các sườn núi, tươi mát và ngon lành.
Hồ Bratan (Bedugul) vốn là miệng của một ngọn núi lửa đã tắt Catur nằm ở độ cao 1.300m so với mặt nước biển. Tại đây vua Gusti Agung Anom, vương triều Mengwi đã cho xây dựng đền Ulun Danu thờ nữ thần nước Dewi Danu. Những rặng núi dài soi bóng trên mặt hồ Bratan lung linh, tạo cho ngôi đền một vẻ đẹp khoáng đạt.
Đền Gunnung Kawi - Ảnh: Giang Nguyên
Khí hậu ôn hòa, se lạnh và trong trẻo, khiến Ulun Danu là một địa điểm được nhiều người dân bản địa chọn làm nơi dừng chân du ngoạn cuối tuần hay vào các dịp nghỉ. Và thật ấn tượng, khi ngay trong khuôn viên của ngôi đền Ấn giáo lại có sự tồn tại của một bảo tháp Phật giáo, một sự giao thoa tôn giáo khá thú vị và bất ngờ.
Để thưởng thức cảnh hồ thơ mộng và lãng mạn, một  trong những lời khuyên dành cho du khách là hãy kiếm một du thuyền trong lòng hồ Bratan khi bình minh hay hoàng hôn, để tận hưởng trọn vẹn sự yên tĩnh và trầm mặc của ngôi đền bồng bềnh trên sóng nước Ulun Danu Bratan.
Tìm mặt trời ở Tanah Lot
Rời Ulun Danu, hành trình rong ruổi đưa chúng tôi tới thăm Tanah Lot - ngôi đền trên biển, một trong 7 ngôi đền linh thiêng trên đảo Bali. Nằm trên một hòn đá, khi thủy triều lên trông Tanah Lot trông như một con tàu đang rẽ sóng ra khơi, điềm tĩnh, hiên ngang và lạ lùng.
Đền Tanah Lot - Ảnh:
Ngôi đền được xây dựng bởi một tu sĩ Bà La Môn đến từ đảo Java vào khoảng thế kỷ 16. Người ngoại đạo không thể vào bên trong đền, nên lựa chọn yêu thích nhất cho du khách là ngồi bên này vách núi ngắm ngôi đền chìm dần vào màu hoàng hôn huyền ảo của Ấn Độ Dương.
Tôi ngồi yên lặng trên ghế mây, phía trước là ngôi đền Hindu huyền thoại. Tôi đã từng ngồi ở chốn này, từ khi mặt trời vẫn còn chói chang soi mình trên biển, cho đến khi đường chân trời đổi màu, và rồi bóng đêm ôm lấy con thuyền đá đang trầm mình giữa ồn ào sóng vỗ dưới kia. Hôm nay, tôi sẽ lại có dịp nghe lòng mình đằm lại, giữa những khoảnh khắc mơ màng trong chuyến trở lại Bali.
Đêm trên phố Kajeng
Sau những ngày di chuyển liên tục, chúng tôi không đếm được có bao nhiêu bậc thang lên các ngôi đền mà bàn chân mình đã bước qua. Trong ký ức chỉ còn có ngôi đền rừng già Gunnung Kawi với những mật thất tạc sâu vào vách núi. Là Besakid lộng lẫy huy hoàng. Là Ulun Danu hiền hòa thơ mộng hay Tanah Lot kiêu hãnh đến kỳ vỹ. Cả Uluwatu bên bờ biển treo mình trên vách đá, nhỏ bé và trầm tư.
Đêm Ubud - trung tâm văn hóa nghệ thuật của hòn đảo xinh đẹp Bali, tôi và bạn thong thả bước đi trên phố Kajeng, nơi mỗi một viên gạch lát đường là của một người khách du lịch góp tiền xây dựng lên.
Bình yên phố Kajeng - Ảnh: Băng Giang
Trong ánh đèn nhập nhoạng hắt ra từ những ngôi nhà vườn hai bên đường, làm sao tôi lại có thể nhận ra một viên gạch với dòng chữ “Bác Hồ - Việt Nam” giữa vô vàn những viên gạch lát đường khác. Một nhóm người Việt đã đến đây năm 2009 và góp tiền đặt viên gạch này vào đường Kajeng. Có sợi chỉ đỏ nào đã nối trái tim tôi với bạn đồng hành chưa bao giờ gặp này không?
Tiếng ghi ta bập bùng từ một hàng hiên níu bước chân tôi dừng lại và nhập hội với 3 thanh niên địa phương đang ngồi chơi đêm. Nick, Putu và Eka đã hát cho chúng tôi nghe những giai điệu Bali sâu lắng, những bài tiếng Anh sôi nổi, hay đơn giản chỉ là tiếng gẩy đàn trong đêm yên tĩnh.
Và tôi đã hiểu vì sao Elizabeth Gilbert trong “Eat, Pray, Love” đã viết : “Ai đến Bali cũng có một mối tình”...
THỦY TRẦN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn