Từ 1/7, Bộ Công an dừng hẳn việc xử bắn tử tù nhưng hình thức mới là tiêm thuốc độc sẽ chưa được áp dụng ngay. Dự kiến cuối năm nay, việc tiêm thuốc độc mới bắt đầu được thực thi.
Về việc thực thi các quy định của Luật thi hành án hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7, trung tướng Cao Ngọc Oánh (Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an) cho VnExpress.net biết, về nguyên tắc việc tiêm thuốc độc diễn ra ngay tại trại tạm giam có tử tù đang bị giam giữ; nơi có tòa án sơ thẩm, phúc thẩm đã xét xử.
Trung tướng Cao Ngọc Oánh. Ảnh: Thái Thịnh.
|
Hiện, mỗi năm số người bị thi hành án tử hình tăng 80 - 100 người, nên trước mắt Bộ Công an sẽ xây dựng phòng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc theo cụm khu vực. Sau đó, tùy tình hình thực tế sẽ triển khai dần ở các địa phương để hạn chế khó khăn và phát sinh trong quá trình di chuyển tử tù đến địa điểm thi hành án.
Hiện, lượng án tử hình chủ yếu liên quan đến hành vi giết người cướp của và ma túy.
Tướng Oánh cho biết, Tổng cục thi hành án đã và đang khẩn trương hoàn thiện các công việc chuẩn bị để triển khai việc tiêm thuốc độc thay xử bắn tử tù, đúng như lộ trình của Luật thi hành án tử hình đã quy định. Song hiện vẫn còn một số khó khăn như đào tạo nghiệp vụ; chuẩn bị công nghệ công nghệ, vật chất cho việc tiêm thuốc độc; thiếu quỹ đất để xây dựng nhà thi hành tử hình…
"Do vậy, cuối năm nay mới chính thức triển khai việc thuốc độc với tử tù; và từ 1/7 chấm dứt hình thức xử bắn", Tổng cục trưởng Cao Ngọc Oánh nói.
Theo thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an), việc thi hành án bằng tiêm thuốc độc sẽ giúp người bị thi hành án tử hình ít đau đớn, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn. Việc này cũng khắc phục những khó khăn, bất cập trong thi hành án tử hình bằng xử bắn thời gian qua như về pháp trường tổ chức thi hành án; về áp lực tâm lý với cán bộ trực tiếp thi hành án và thân nhân người bị thi hành án...
Thái Thịnh
Chưa có thuốc độc để thi hành án tử tù
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết đang chờ Bộ Y tế nhập 3 loại tân dược để triển khai tiêm thuốc độc thay vì xử bắn tử tù; nếu gặp khó khăn, đề nghị nghiên cứu sản xuất thuốc ở trong nước.
Chiều 14/6, trước Quốc hội, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết Luật thi hành án hình sự cho phép thay đổi từ xử bắn tử tù sang tiêm thuốc độc.
Thời điểm luật có hiệu lực (1/7/2011), do chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, Bộ Công an đã xin lùi thời hạn áp dụng.
"Đến nay, các điều kiện đã sẵn sàng chỉ còn chờ Bộ Y tế nhập thuốc về. Nếu gặp khó khăn, Việt Nam sẽ nghiên cứu sản xuất thuốc trong nước để phục vụ kịp thời việc thi hành án tử hình", người đứng đầu ngành công an cho hay.
Trương Minh Hải (24 tuổi, quê Long An) bị kết án tử hình về tội Giết người. Ảnh: Hải Duyên.
|
Theo thượng tướng Quang, do lượng phạm nhân bị kết án tử hình nhiều, Bộ Công an đã có kế hoạch xây dựng trung tâm tiêm thuốc độc ở 5 khu vực. Tuy nhiên vì kinh phí có hạn, việc này chưa thể làm ngay cùng một lúc.
Thời gian qua, Bộ Công an đã tập huấn việc thi hành án bằng tiêm thuốc độc cho các cán bộ thi hành án trong lực lượng công an và quân đội. "Cả nước có gần 500 người làm nhiệm vụ này", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Công an nêu ý tưởng muốn hình thành trại giam riêng đối với tử tội. "Nếu để rải rác ở các trại tạm giam hay các địa phương sẽ khó khăn cho công tác quản lý vì người bị kết án tử hình thường quậy phá", ông nói.
Trao đổi với VnExpress, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an) từng cho hay, việc tiêm thuốc độc sẽ giúp người bị thi hành án tử hình ít đau đớn, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn. Việc này cũng khắc phục những khó khăn, bất cập trong thi hành án tử hình bằng xử bắn thời gian qua như về pháp trường tổ chức thi hành án; về áp lực tâm lý với cán bộ trực tiếp thi hành án và thân nhân người bị thi hành án...
Theo Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an), mỗi năm phạm nhân bị thi hành án tử hình tăng 80-100 người. Các tử tù chủ yếu phạm tội giết người để cướp tài sản và buôn bán ma túy.
Theo Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ 1/11/2011, thuốc tiêm được sử dụng gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim. 3 loại tân dược này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Trước khi bị tiêm thuốc độc bằng máy tự động, tử tù được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng...
|
Hà Anh
Nhận xét
Đăng nhận xét