Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2012

Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL - Vẫn mạnh ai nấy làm

SGGP, Thứ bảy, 31/03/2012, 00:49 (GMT+7) Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ để trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trong thời gian ngắn. Trong đó, ĐBSCL đóng vai trò chủ lực, chiếm 53% sản lượng lúa, 96% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua, tăng trưởng ngành lúa gạo không tiếp tục cải thiện sinh kế cho người trồng lúa ĐBSCL. Thực tế sản xuất, tiêu thụ lúa gạo đang bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn… Đó chính là nhận định của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tại hội thảo “Những giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL”, tổ chức tại Đồng Tháp vào ngày 30-3. Mười loại gạo trong một bát cơm Thời kỳ 2006-2011, xuất khẩu gạo đạt trên 33,8 triệu tấn, trị giá trên 14,1 tỷ USD, nâng lũy kế xuất khẩu gạo giai đoạn 1989-2011 đạt trên 83,6 triệu tấn, trị giá trên 25 tỷ USD. Nếu như năm 2006, lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt gần 4,69 triệu tấn, trị giá 1,195 tỷ USD thì đến năm 2011, xuất khẩu gạo vẫn đạt cao kỷ lục với 7...

Chuyện đồng bằng: GIỮ “NỒI CƠM” CỦA QUỐC GIA

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 29-3-2012 Trần Hữu Hiệp Nghị quyết 08/NQ-CP ngày 26-3-2012 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ đã bàn và tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa. Chính phủ đang lo “Nồi cơm” cho quốc gia.   Đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm nhặt Đất trồng lúa được xác định không chỉ là tài nguyên quý giá của quốc gia mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, là yếu tố quyết định an ninh lương thực trong nước và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Quốc hội đã có Nghị quyết chuyên đề bảo vệ 3,81 triệu ha đất trồng lúa như một sự đảm bảo cho tương lai. Chính phủ cũng đang tỏ rõ quyết tâm bằng quy định và chế tài pháp luật trong việc bảo vệ, sử dụng có hiệu quả “tư liệu sản xuất đặc biệt” này. Theo đó, trong trường hợp thật sự cần thiết phải chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác, phải “áp dụng qui trình nghiêm ngặt”: lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch. Việc chuyển đổi đất lúa phải có sự đồng ý của Thủ tướn...

Dự án Cung cấp thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa Châu Đốc thu hút tài trợ từ Quỹ Cô-oét:

Phó Thủ tướng Hoàn Trung Hải vừa có văn bản đồng ý chủ trương kêu gọi Quỹ Cô-oét tài trợ cho dự án Cung cấp thiết bị y tế cho Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, UBND tỉnh An Giang để thẩm tra, đánh giá thực trạng xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc, xác định hạn mức vốn vay ODA cần thiết để kêu gọi quỹ Cô-oét tài trợ ... trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. H.Hiệp (Tin trên BÁO LAO ĐỘNG NGÀY 29.3.2012 | 07:43 (GMT + 7)

516 chỉ tiêu đào tạo KTS, Kỹ sư theo địa chỉ sử dụng năm 2012 cho Tây Nam Bộ

Ngày 28-3-2012, tại Hà Nội, BCĐ Tây Nam Bộ, Bộ GD&ĐT có buổi làm việc với Trường ĐH Kiến trúc TPHCM thống nhất giao 516 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 với 4 chuyên ngành đào tạo: Kiến trúc, xây dựng, qui hoạch và hạ tầng đô thị đáp ứng cho 129 đơn vị cấp quận, huyện (4 chỉ tiêu/quận, huyện). Đây là chỉ tiêu năm đầu tiên thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ sử dụng vùng ĐBSCL do BCĐ Tây Nam Bộ phối hợp Trường ĐH Kiến trúc TPHCM thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. H.Hiệp

Chuyện đồng bằng: Tư duy vùng và thống nhất hành động

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG, thứ ba, ngày 27.3.2012 | 07:45 (GMT + 7) Trần Hiệp Thủy Ngày 26.3, đồng chí Nguyễn Phong Quang - Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ, Ủy viên Ủy ban Quốc gia biến đổi khí hậu (QGBĐKH) - đã chủ trì cuộc họp lãnh đạo 13 tỉnh, thành ĐBSCL để tìm “tiếng nói chung và thống nhất hành động” để cùng đề xuất Trung ương các công trình, dự án đầu tư trong chương trình ứng phó BĐKH, nước biển dâng của vùng gắn với chương trình đầu tư quốc gia. ĐBSCL trước thách thức BĐKH 3 vấn đề quan trọng được lãnh đạo tỉnh, thành đề nghị Trung ương quan tâm là: (1) Đầu tư đê biển từ Bến Tre đến Hà Tiên (Kiên Giang), xác định mục tiêu tổng thể, gắn kết đa mục tiêu (ứng phó BĐKH, cân bằng hệ sinh thái rừng ngập mặn, đảm bảo bố trí sản xuất và ổn định dân cư, đáp ứng nhu cầu giao thông ...). Trên cơ sở huy động sự tham gia của các nhà khoa học, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của địa phương để chọn lựa cách làm; (2) Ưu tiên đầu tư các công trình chống ngập tại các đô thị l...

Từ chén cơm đầy đến chén cơm ngon

Ý kiến trên báo SGGP ngày 27-3-2012 Mặc dù tạo ra kỳ tích được cả thế giới ngưỡng mộ nhưng nông dân ĐBSCL lại đang đứng trước nhiều thách thức trong bước chuyển căn bản từ vị thế của người làm ra nhiều lúa gạo cho “chén cơm đầy” đến nền sản xuất lúa gạo hàng hóa - “chén cơm ngon” để bán được giá, làm giàu. Bước chuyển căn bản đó rất cần sự “chuyển đổi tận gốc” trong tư duy, không chỉ của những người nông dân mà hơn thế, trong “tư duy hoạch định chính sách”. Nông dân phải chịu gánh nặng vay vốn sản xuất, đóng lãi, kể cả phải vay lãi cao bên ngoài; mua chịu vật tư phân bón, thuốc trừ sâu đầu vụ, cuối vụ trả “đội giá thành”. Nhiều gia đình nông dân hiện nay đang phải nặng gánh lo cho “nhà mình” với nhiều khoản chi tiêu ăn uống, chữa bệnh, học hành con cái và nhiều khoản đóng góp khác; lại còn lo cho... nhà hàng xóm (đám tiệc, giỗ quải, giao tế ở nông thôn...). Điều đáng quan tâm là mối quan hệ với nhà xuất khẩu gạo mà hiệu quả kinh doanh đầu ra này gần như quyết định giá lúa hàng n...

60 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ chính sách công cho ĐBSCL năm 2012.

Được sự đồng ý của Bộ GDĐT, BCĐ Tây Nam Bộ phối hợp với Trường ĐH Kinh tế TPHCM tuyển sinh 60 chỉ tiêu thạc sĩ chính sách công cho cán bộ diện qui hoạch. Chương trình được tổ chức tại TP.Cần Thơ, bắt đầu từ năm 2012, hình thức đào tạo không tập trung trong thời gian 2 năm, thông qua ôn tập và thi tuyển theo danh sách do UBND tỉnh, thành đề cử (5 cán bộ/tỉnh).                        H.Hiệp (trên Báo LAO ĐỘNG ngày 27-3-2012)

Ép bệnh và ép thu phí

Thứ hai, 26/03/2012, 02:51 (GMT+7) Đó là hai câu chuyện thu hút sự quan tâm dư luận mấy tuần qua. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam còn có quyền khi không chấp nhận thanh toán 58 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm y tế (chỉ riêng ở 13 tỉnh, thành bị phát hiện) do các cơ sở y tế lạm dụng bảo hiểm. Nhưng từ nhiều năm qua, hàng triệu bệnh nhân đã phải không dám từ chối bóp bụng móc hầu bao trả thêm các chi phí “xét nghiệm chồng xét nghiệm” khi đến khám, điều trị tại bệnh viện. Việc các cơ sở y tế không công nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau (kể cả trường hợp chuyển bệnh) đã trở thành thủ tục “đầu tiên”. Nhiều bệnh nhân khi đến khám, điều trị tại các bệnh viện ở TPHCM và ĐBSCL đã từng phải làm lại nhiều xét nghiệm máu, X quang, siêu âm, thử nước tiểu… theo chỉ định mới, mặc dù đã có kết quả xét nghiệm tương tự của Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic - TPHCM trước đó ít hôm. Để bệnh nhân khỏi bị ép thêm bệnh, trả thêm tiền, cần ban hành những quy định, chuẩn mực bắt buộc các cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm...

TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL: Đẩy mạnh liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao

Báo SGGP, Thứ hai, 26/03/2012, 03:33 (GMT+7) TS Nguyễn Văn Sánh Tuần qua, sau khi đăng loạt bài “Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững”, Báo SGGP đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi của các chuyên gia nghiên cứu, lãnh đạo ngành chức năng, địa phương nhằm đề xuất những cơ chế mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ trợ nông dân... Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, tác giả chính của đề án “Liên kết vùng với sự tham gia của 4 nhà” đã trình Chính phủ. TS Nguyễn Văn Sánh cho biết: Mô hình liên kết “4 nhà” ở nhiều địa phương đã thực sự phát huy được vai trò của các nhà. Tuy nhiên, hiện các nhà đều có những khó khăn nhất định khiến mô hình này chưa được nhân rộng. Nhà khoa học gặp khó khăn về nguồn lực (cơ sở vật chất, con người và kinh phí) nhưng lại thiếu liên kết giữa viện, trường để phát huy thế mạnh của từng đơn vị; các nghiên cứu còn chồng chéo nhau; nhiều nghiên cứu ch...

Thành lập cổng thông tin điện tử Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 1645/VPCP-NC, truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đồng ý thành lập cổng thông tin điện tử Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, hoạt động theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP - ngày 13.6.2011 của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử.      H.HIÊP  (Báo LAO ĐỘNG ngày 24-3-2012)  

Đồng chí Nguyễn Phong Quang - Phó Trưởng ban thường trực BCĐ Tây Nam Bộ tham gia Uỷ ban Quốc gia về biến đổi khí hậu

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu (ủy ban) vừa ban hành Quyết định số 26/QĐ-UBQGBĐKH - ngày 20.3.2012 phê duyệt danh sách 22 thành viên ủy ban do Thủ tướng làm Chủ tịch, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm phó chủ tịch thường trực và Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang làm phó chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Phong Quang - Phó Trưởng ban thường trực BCĐ Tây Nam Bộ là ủy viên cùng lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Cùng ngày, Thủ tướng cũng đã ban hành quy chế làm việc của ủy ban. H.HIÊP (báo LAO ĐỘNG ngày 24-3-2012)

Ép dầu, ép mỡ ai nỡ ép dân ...

Thứ Năm, 22.3.2012 | 07:12 (GMT + 7) Trần Hiệp Thủy Có 2 câu chuyện thu hút sự quan tâm của dư luận mấy tuần qua. Câu chuyện thứ nhất: Bảo hiểm Xã hội VN còn có quyền khi không chấp nhận thanh toán 58 tỉ đồng từ Quỹ Bảo hiểm y tế (chỉ riêng ở 13 tỉnh, thành bị phát hiện) do các cơ sở y tế (CSYT) “lạm dụng” bảo hiểm. Cầu, đường mới được xây dựng - niềm vui và nỗi lo ... phí. Nhưng từ nhiều năm qua, hàng triệu bệnh nhân đã phải “không dám từ chối” móc hầu bao trả thêm các chi phí “xét nghiệm chồng xét nghiệm” khi đến khám, điều trị tại bệnh viện. Việc các CSYT không công nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau (kể cả trường hợp chuyển bệnh) đã trở thành “thủ tục đầu tiên”. Người phản ánh việc này khi đến khám, điều trị tại bệnh viện ở Cần Thơ đã từng phải làm lại nhiều xét nghiệm máu, X quang, siêu âm... theo chỉ định mới, mặc dù đã có kết quả xét nghiệm tương tự của Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic - TPHCM rất uy tín trước đó ít hôm. Để bệnh nhân khỏi bị “ép thêm bệnh, trả thê...

HÀ TIÊN QUA GÓC NHÌN CỦA TÔI

Là dân Miền Tây chính gốc, nhưng mãi đến tháng 8-2010, lần đầu tiên mình mới đặt chân đến "thăm miền ước mơ", năm 2011, lần thứ hai trở lại ... Đây bến Tô Châu không quên niềm lưu luyến ... Tôi đã lang thang trong một buổi bình mình, thẩn thơ nghĩ về những bậc tiền nhân mở cõi ... Chợ ẩm thực Hà Tiên Sức sống Hà Tiên? Bến Tô Châu sáng sớm Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông: Thạch Động ở Hà Tiên không lớn hơn thạch động ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, dĩ nhiên không thể kỳ bí như thạch động ở Hạ Long hay Tam Cốc - Hạ Long trên cạn - ở Hoa Lư. Nhưng Thạch Động Hà Tiên có nét riêng tư, có cái hồn của biển Tây Phương Nam, gió núi miền biên ải Tây Nam ... Tháng tám mưa dầm, nhưng đêm nay Hà Tiên chỉ lất phất mưa bay, cơn gió lạnh thổi vào từ biển, ... vẫn còn đó những mảnh đời lam lũ mưu sinh. Nhưng người Hà Tiên nói chung, dường như cũng vô tư, chan hòa và thật thà như chú bé này. Vào chợ, shop mua hàng, du khách ít gặp ai nói th...

NỖI NHỚ … XE LÔI

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 20-3-2012 Trần Hiệp Thủy Xe lôi đêm ở phố biển Hà Tiên. Ảnh: hiepcantho Đã lâu, không thấy bóng dáng chiếc xe lôi nào - hình ảnh quen thuộc, gắn bó với đời sống văn hóa, sinh hoạt của nhiều thế hệ người Miền Tây. Thấy nhơ nhớ một thứ gì, thì ra, nỗi nhớ ... xe lôi! Là người Miền Tây, chẳng mấy ai chưa từng ngồi xe lôi một thời: đi chợ, đi chơi, về quê, kể cả chở người … đi cấp cứu đến bệnh viện. Đủ thứ lý do để ngồi xe lôi. Xe lôi từng bị coi là tác giả của tai nạn giao thông. Đã mấy năm qua nhiều nơi dẹp xe lôi, phố phường dường như cũng bớt cảnh lộn xộn, giới xe lôi giành giựt khách. Những chiếc xe lôi "Made in Hai Lúa" xưa giờ đã được thay bằng những cổ xe lôi to đùng "Made in China". Nhưng bỏ xe lôi Miền Tây năm bảy năm rồi mà số vụ tai nạn giao thông hình như vẫn không giảm, té ra “oan xe lôi”. Không ở đâu có loại phương tiện “đặc hữu” này như xứ sở Miền Tây. Từ điển Từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín, NXb Chính trị...

Sáp nhập hai "ông lớn" MobiFone và Vinaphone

Bee.net.vn. ngày 19/03/2012 21:10:37 - Ông Phan Hoàng Đức, ủy viên hội đồng quản trị, phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức xác nhận thông tin này. Ông Đức cho biết, trong quá trình tái cấu trúc chắc chắn VNPT sẽ giữ lại hệ thống mạng di động, và hệ thống hạ tầng… Nhưng lần tái cấu trúc này tập đoàn sẽ tiến hành sáp nhập 2 doanh nghiệp di động MobiFone và Vinaphone làm một. Trên cơ sở đó 2 doanh nghiệp này sau khi được sáp nhập sẽ dùng chung hạ tầng. Đầu số di động mà khách hàng đang dùng của 2 nhà mạng hiện nay vẫn được giữ nguyên. Minh Đức- N.Liên Tin này đã được Thứ trượng Bô TTTT xác nhận không chính xác

Đám cưới rước dâu bằng xe Jeep độc đáo ở Cần Thơ

(Zing) - Một đám cưới diễn ra vào sáng ngày 17/3 vừa qua tại Cần Thơ khiến người dân lại một phen xôn xao vì màn rước dâu bằng xe Jeep. >> Đám cưới rước dâu bằng dàn xe cổ ở Hà Nội >>  Siêu' đám cưới '50 tỷ' gây chấn động miền Trung Trong khi, dư luận chưa hết ồn ào vì những đám cưới "khủng" rước dâu bằng siêu xe xuất hiện ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam trong thời gian gần đây thì tại Cần Thơ, ngay gần siêu thị Maximax, người dân lại thêm một phen háo hức, tò mò với dàn xe Jeep đón dâu. Hiện chưa rõ chủ nhân của đoàn xe Jeep này.   Trung phong Theo Infonet

SỞ HỮU ĐẤT ĐAI - CẦN SỰ CHÍNH DANH

Bài trên báo ĐẠI ĐOÀN KẾT ngày 17/03/2012 (Click vào để xem)                                                                                  Trần Hữu Hiệp Những cánh đồng xanh trên mảnh đất đang cần chính danh "chủ đất" Sở hữu tư nhân về đất đai rất cần sự "chính danh”, nó không chỉ làm phong phú thêm "chế độ sở hữu toàn dân” về đất đai mà còn giúp từng thửa đất, ngôi nhà, mảnh vườn, miếng ruộng của người dân, cơ quan, doanh nghiệp có chủ thực sự. Thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân về đất đai trong lần sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai sắp tới là nhu cầu bức thiết. Khi "chiếc áo” p...

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS - NHIỆM VỤ CẤP BÁCH

Bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng, Thứ hai, 19/03/2012, 02:06 (GMT+7) Trần Hữu Hiệp “Vùng trũng” y tế, giáo dục - đào tạo ĐBSCL đang vượt trội về tỷ lệ người nhiễm HIV bị lây truyền qua đường tình dục. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục của khu vực này đã tăng nhanh gấp 2,4 lần, từ 32% năm 2007 lên 76% năm 2011, cao nhất cả nước và cao hơn nhiều so bình quân cả nước là 41,4%. Hiện toàn vùng có 30.117 người nhiễm HIV, trong đó mắc AIDS còn sống là 7.103 người, đã tử vong 10.522 người. An Giang là địa phương có số nhiễm HIV còn sống cao nhất với 4.450 người, Đồng Tháp: 3.776 người, Kiên Giang: 3.714 người và TP Cần Thơ: 3.645 người. Tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân của TP Cần Thơ là 304 cao nhất vùng, kế đến là Bạc Liêu: 243, Đồng Tháp: 225, Kiên Giang: 218 và An Giang là 206 người. Những con số thống kê rất đáng để... giật mình. Theo nhận định của Bộ Y tế, ĐBSCL đang ở giai đoạn tập trung trong nhóm nguy cơ cao. Các tỉnh đã có nhiều cố gắng xây dựng mạng...

"KẾ HOẠCH HÓA SINH SẢN" CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Bài trên trang nhất báo LAO ĐỘNG ngày 11-11-2011, Tòa soạn đặt lại tựa đề khác với bản thảo của tôi "VỠ MỘNG CHÂN TRỜI HAI "HAI LÚA" (Click vào để xem bản này trên báo) TRẦN HỮU HIỆP Dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH) đang được Quốc hội tập trung thảo luận. “Thành tích” đáng lo ngại là sự phát triển nóng của các trường ĐH: Hằng năm có thêm 11 trường mới ra đời. “Vùng trũng GDĐT” ĐBSCL mỗi năm cũng “đẻ” thêm 1 trường. Vào năm 2000, toàn vùng chỉ có ĐH Cần Thơ, nay đã tăng lên 12 trường và 2 phân hiệu (của ĐH Kiến trúc TPHCM tại TP.Cần Thơ và ĐH Thủy sản Nha Trang tại tỉnh Kiên Giang). Ngoài ra, còn một số trường đã chính thức có chủ trương thành lập: ĐH Đồng bằng sông Cửu Long, ĐH đẳng cấp quốc tế tại Cần Thơ, ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ... Theo quy hoạch, đến năm 2020, ĐBSCL sẽ có khoảng 70 trường đại học và cao đẳng. Theo đánh giá của Bộ GDĐT, ngoài ĐH Cần Thơ tương đối đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên cơ h...

Gần 24.000 tỉ đồng phát vay cho 3,6 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách vùng ĐBSCL

Báo Cần Thơ, Thứ năm, 15/03/2012 22 giờ 37 GMT+7 Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, đến nay hệ thống ngân hàng này đã phát vay gần 24 ngàn tỉ đồng cho trên 3,6 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong vùng ĐBSCL. Tổng dư nợ đạt 16.920 tỉ đồng với hơn 1,5 triệu hộ, giúp trên 535 ngàn hộ thoát nghèo, thu hút hơn 472 ngàn hộ có việc làm, hơn 382 ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, hơn 582 ngàn công trình vệ sinh, nước sạch được xây dựng, hơn 82 ngàn căn nhà vượt lũ cho hộ dân trong các cụm, tuyến dân cư và hơn 114 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu chiếm khá cao (3,2%), gấp 1,7 lần bình quân chung toàn quốc; lãi tồn đọng chiếm hơn 1/3 lãi tồn đọng của toàn quốc; nợ không đối chiếu được còn nhiều, chiếm 2/3 toàn quốc. Bên cạnh một số ít chi nhánh hoạt động khá tốt thì đại đa số các chi nhánh hoạt động yếu kém. Hữu Hiệp

Phê duyệt nhiệm vụ chung qui hoạch khu kinh tế Năm Căn, Cà Mau

Báo Cần Thơ, Thứ năm, 15/03/2012 22 giờ 41 GMT+7 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 296/QĐ-TTg ngày 12-2-2012 phê duyệt Qui hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030. Theo đó, Khu Kinh tế Năm Căn được xác định là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm: khu phi thuế quan (công nghiệp – thương mại – dịch vụ), khu thuế quan (đô thị, nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch sinh thái và trung tâm tiếp vận. Khu kinh tế Năm Căn có diện tích đất tự nhiên là 11.000ha, nằm dọc theo hành lang trục QL1A thuộc thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng, Hàn Vịnh và ấp Ông Do thuộc xã Đất Mới; dân số hiện trạng trên 35.000 người, dự kiến qui mô dân số đến 2020 khoảng 40.000 – 45.000 người, đến 2030 khoảng 75.000 – 90.000 người. Thủ tướng giao UBND tỉnh Cà Mau phối hợp Bộ Xây dựng tổ chức lập đề án trong 12 tháng trình Thủ tướng quyết định phê duyệt HỮU HIỆP

ĐBSCL: Báo động lây nhiễm HIV qua đường tình dục

Trần Hiệp Thủy Bài trên BÁO LAO ĐỘNG, ngày 15.3.2012 | 07:10 (GMT + 7) Đã đến lúc cần xác định nhiệm vụ phòng, chống đại dịch HIV/AIDS là nhiệm vụ cấp bách để quan tâm đầu tư ngân sách thay cho việc chủ yếu trông chờ vào nguồn viện trợ như thời gian qua. Đừng để những con số thống kê “đứng đầu” cả nước về HIV/AIDS che mất ánh sáng lấp lánh của kỳ tích hạt gạo, trái cây, thủy sản vùng ĐBSCL!      Giựt mình... những con số cao nhất nước “Vùng trũng” y tế, giáo dục - đào tạo ĐBSCL đang “vượt trội” về tỉ lệ người nhiễm HIV bị lây truyền qua đường tình dục. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỉ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục của “vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản” này đã tăng nhanh gấp 2,4 lần, từ 32% năm 2007 lên 76% năm 2011, cao nhất cả nước và cao hơn nhiều so bình quân cả nước là 41,4%. Hiện toàn vùng có 30.117 người nhiễm HIV; trong đó mắc AIDS còn sống là 7.103 người, đã tử vong 10.522 người. An Giang là địa phương có số nhiễm HIV còn sống cao nhấ...