Bài 3. THOÁT KHỎI "VÒNG KIM CÔ"
LÊ VŨ TUẤN
Khi nghề nuôi cá da trơn phát triển cực thịnh, vùng hạ lưu sông Mêkông gánh chịu mỗi năm khoảng 500 triệu mét khối chất thải do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Đó là chưa kể lượng chất thải không nhỏ từ các nhà máy chế biến hầu hết đều được xây dựng ven sông Tiền, sông Hậu. Tuy nhiên, việc áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường xuất khẩu (CoC, SQF, Global GAP…) đã tạo sự chuyển biến căn bản cả trong khâu nuôi lẫn khâu chế biến ở VN. Đặc biệt, đã xuất hiện cuộc đua công nghệ giữa các doanh nghiệp chế biến ĐBSCL theo hướng tạo thêm giá trị gia tăng cho con cá tra.
Cuộc quật khởi mới
Ngày 22.12.2010, đúng vào thời điểm dư luận bức xúc vì WWF đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, Tập đoàn Sao Mai (An Giang) với Tập đoàn Desmet Balesstra (Vương quốc Bỉ) đã ký hợp đồng trị giá 15 triệu USD chuẩn bị cho sự ra đời của nhà máy tinh luyện dầu cá đặt tại Cụm CN Vàm Cống (xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp).
Đây sẽ là nhà máy đầu tiên ở VN cũng như trên thế giới có khả năng biến mỡ cá da trơn thành các loại sản phẩm dinh đưỡng cao cấp, đưa vào bếp ăn của mọi nhà, gồm: Dầu ăn, dầu trộn rau cải, dầu shortening (dùng trong công nghiệp chế biến mì ăn liền), bơ magarine, bột nhào puff pastry (dùng trong công nghiệp thực phẩm cao cấp như làm bánh lớp croissant, bánh pate chaud...), dầu cá viên Omega 3 (thuộc lĩnh vực dược phẩm)... Trên một hướng đi khác, Cty CP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) cũng tổ chức ra mắt dự án sản xuất thực nghiệm dầu sinh học (biodiesel) từ mỡ cá da trơn dùng trong ngành giao thông vận tải, sử dụng công nghệ, thiết bị của Cty Success Nexus (Malaysia). Dự kiến chính thức hoạt động vào cuối năm 2011 tại Cụm công nghiệp Thanh Bình, nhà máy dầu sinh học của Cty CP Vĩnh Hoàn cho phép thu lợi nhuận 1 triệu USD/năm.
Cả hai dự án đi tiên phong đều sử dụng công nghệ hiện đại, xử lý lượng phụ phẩm khổng lồ không dưới 300.000 tấn/năm, tạo ra giá trị gia tăng thậm chí còn cao hơn kim ngạch xuất khẩu fillet. Ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Tập đoàn Sao Mai - phân tích: “Gần đây, con cá tra của chúng ta bùng nổ về sản lượng và nó để lại một lượng mỡ rất lớn, nhưng chúng ta vẫn còn đang bán ra nước ngoài với giá rẻ mạt.
Một năm trong tương lai, chúng ta có thể xuất khẩu 1 tỉ USD dầu cá ra nước ngoài. Hiện tại, chúng ta cũng đang thất thu cả gần 1 tỉ USD để nhập khẩu dầu cọ phục vụ đời sống hằng ngày của nhân dân. Khi mỡ cá tra thể hiện được giá trị thực của nó thì người nuôi có nhiều cơ may để mà nâng giá”.
Kịch bản nào cho cá da trơn?
Suy cho cùng, biến đổi khí hậu là cái “vòng kim cô” khổng lồ luôn đeo bám, cản phá, hạn chế sự phát triển thần kỳ của con cá da trơn VN trong tương lai. Nếu như nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng thừa năm 2008 là tình trạng phát triển nghề nuôi tự phát, không tuân thủ quy hoạch thì bây giờ, quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Bộ NNPTNT phê duyệt ngay cuối năm đó đang gây ra nỗi lo “quá đà”.
Theo quy hoạch này, vùng nuôi cá tra thương phẩm được mở rộng tới 9 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Trong khi đó, theo giới khoa học, biến đổi khí hậu đã có tác động rõ rệt đến “vùng nước vàng”: 7 năm liên tiếp bị hạn. Từ 2003-2010, lũ dưới mức trung bình. Bão tố, dông lốc xuất hiện ngày càng nhiều. Nước mặn xâm nhập đất liền ngày càng sâu. Lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về hạ lưu giảm từ 150 triệu tấn (2000) xuống còn 90 triệu tấn (2010).
Và nóng bỏng nhất là dự án xây dựng đập thủy điện Xayaburi tại Lào, nếu được thông qua sẽ hủy hoại “vựa lúa”, “vựa cá” ĐBSCL cũng là “vựa lúa”, “vựa cá” của thế giới. Kịch bản nào dành cho cá da trơn?
Từ địa phương đang phát triển nghề nuôi cá da trơn nhiều nhất VN, ThS Nguyễn Phước Tuyên cho hay: “Trong biến đổi khí hậu thì nước biển tràn vô những tỉnh ven biển như: Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... làm mất khoảng 45% số diện tích trồng lúa. Đồng Tháp may mắn ở trong ruột, gần như không bị ảnh hưởng, nhưng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi mấy cái đập thủy điện trên sông Mêkông. Lũ sẽ không lớn và về rất muộn. Thay vì “tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”, phải tới tháng 9, lùi lại từ 1 tới 2 tháng. Rồi nước rút cũng chậm hơn. Hồi trước, lưu lượng sông Tiền lớn hơn sông Hậu, bây giờ thì sông Hậu lớn hơn sông Tiền. Mình đối phó bằng cách điều chỉnh thời vụ cho hợp lý. Riêng về nuôi cá, có lẽ sẽ tiến hành phân vùng. Những vùng nhiễm mặn sẽ chọn đối tượng cá nước lợ và cá nước mặn. Riêng con cá tra, cá ba sa sẽ vẫn ở cái nôi Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long sẽ là vùng nước lợ”.
Theo kế hoạch, diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL năm 2011 sẽ tăng lên 6.300ha, cho sản lượng từ 1,2-1,3 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu từ 1,45-1,55 tỉ USD. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến phản biện.
Đáng chú ý nhất là ý kiến của TS Võ Hùng Dũng - Giám đốc VCCI Cần Thơ: Nhà nước cần có những chính sách bảo vệ những nền tảng cơ bản của ngành cá tra, trong đó ưu tiên bảo vệ vùng nuôi và người nuôi nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu tốt. Doanh nghiệp chế biến cần tăng giá xuất khẩu thông qua việc quản lý giá sàn.
Dòng Mêkông vẫn cuồn cuộn phù sa. “Vùng nước vàng” vẫn là cái nôi lý tưởng cung cấp sản phẩm cá da trơn cho bữa ăn toàn cầu. Và những chủ nhân đích thực của hạ lưu Mêkông, những con người đã làm nên kỳ tích, đang tiếp tục dấy lên cuộc quật khởi mới...
Ngày 22.12.2010, đúng vào thời điểm dư luận bức xúc vì WWF đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, Tập đoàn Sao Mai (An Giang) với Tập đoàn Desmet Balesstra (Vương quốc Bỉ) đã ký hợp đồng trị giá 15 triệu USD chuẩn bị cho sự ra đời của nhà máy tinh luyện dầu cá đặt tại Cụm CN Vàm Cống (xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp).
Đây sẽ là nhà máy đầu tiên ở VN cũng như trên thế giới có khả năng biến mỡ cá da trơn thành các loại sản phẩm dinh đưỡng cao cấp, đưa vào bếp ăn của mọi nhà, gồm: Dầu ăn, dầu trộn rau cải, dầu shortening (dùng trong công nghiệp chế biến mì ăn liền), bơ magarine, bột nhào puff pastry (dùng trong công nghiệp thực phẩm cao cấp như làm bánh lớp croissant, bánh pate chaud...), dầu cá viên Omega 3 (thuộc lĩnh vực dược phẩm)... Trên một hướng đi khác, Cty CP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) cũng tổ chức ra mắt dự án sản xuất thực nghiệm dầu sinh học (biodiesel) từ mỡ cá da trơn dùng trong ngành giao thông vận tải, sử dụng công nghệ, thiết bị của Cty Success Nexus (Malaysia). Dự kiến chính thức hoạt động vào cuối năm 2011 tại Cụm công nghiệp Thanh Bình, nhà máy dầu sinh học của Cty CP Vĩnh Hoàn cho phép thu lợi nhuận 1 triệu USD/năm.
Cả hai dự án đi tiên phong đều sử dụng công nghệ hiện đại, xử lý lượng phụ phẩm khổng lồ không dưới 300.000 tấn/năm, tạo ra giá trị gia tăng thậm chí còn cao hơn kim ngạch xuất khẩu fillet. Ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Tập đoàn Sao Mai - phân tích: “Gần đây, con cá tra của chúng ta bùng nổ về sản lượng và nó để lại một lượng mỡ rất lớn, nhưng chúng ta vẫn còn đang bán ra nước ngoài với giá rẻ mạt.
Một năm trong tương lai, chúng ta có thể xuất khẩu 1 tỉ USD dầu cá ra nước ngoài. Hiện tại, chúng ta cũng đang thất thu cả gần 1 tỉ USD để nhập khẩu dầu cọ phục vụ đời sống hằng ngày của nhân dân. Khi mỡ cá tra thể hiện được giá trị thực của nó thì người nuôi có nhiều cơ may để mà nâng giá”.
Kịch bản nào cho cá da trơn?
Suy cho cùng, biến đổi khí hậu là cái “vòng kim cô” khổng lồ luôn đeo bám, cản phá, hạn chế sự phát triển thần kỳ của con cá da trơn VN trong tương lai. Nếu như nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng thừa năm 2008 là tình trạng phát triển nghề nuôi tự phát, không tuân thủ quy hoạch thì bây giờ, quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Bộ NNPTNT phê duyệt ngay cuối năm đó đang gây ra nỗi lo “quá đà”.
Theo quy hoạch này, vùng nuôi cá tra thương phẩm được mở rộng tới 9 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Trong khi đó, theo giới khoa học, biến đổi khí hậu đã có tác động rõ rệt đến “vùng nước vàng”: 7 năm liên tiếp bị hạn. Từ 2003-2010, lũ dưới mức trung bình. Bão tố, dông lốc xuất hiện ngày càng nhiều. Nước mặn xâm nhập đất liền ngày càng sâu. Lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về hạ lưu giảm từ 150 triệu tấn (2000) xuống còn 90 triệu tấn (2010).
Và nóng bỏng nhất là dự án xây dựng đập thủy điện Xayaburi tại Lào, nếu được thông qua sẽ hủy hoại “vựa lúa”, “vựa cá” ĐBSCL cũng là “vựa lúa”, “vựa cá” của thế giới. Kịch bản nào dành cho cá da trơn?
Từ địa phương đang phát triển nghề nuôi cá da trơn nhiều nhất VN, ThS Nguyễn Phước Tuyên cho hay: “Trong biến đổi khí hậu thì nước biển tràn vô những tỉnh ven biển như: Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... làm mất khoảng 45% số diện tích trồng lúa. Đồng Tháp may mắn ở trong ruột, gần như không bị ảnh hưởng, nhưng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi mấy cái đập thủy điện trên sông Mêkông. Lũ sẽ không lớn và về rất muộn. Thay vì “tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”, phải tới tháng 9, lùi lại từ 1 tới 2 tháng. Rồi nước rút cũng chậm hơn. Hồi trước, lưu lượng sông Tiền lớn hơn sông Hậu, bây giờ thì sông Hậu lớn hơn sông Tiền. Mình đối phó bằng cách điều chỉnh thời vụ cho hợp lý. Riêng về nuôi cá, có lẽ sẽ tiến hành phân vùng. Những vùng nhiễm mặn sẽ chọn đối tượng cá nước lợ và cá nước mặn. Riêng con cá tra, cá ba sa sẽ vẫn ở cái nôi Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long sẽ là vùng nước lợ”.
Theo kế hoạch, diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL năm 2011 sẽ tăng lên 6.300ha, cho sản lượng từ 1,2-1,3 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu từ 1,45-1,55 tỉ USD. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến phản biện.
Đáng chú ý nhất là ý kiến của TS Võ Hùng Dũng - Giám đốc VCCI Cần Thơ: Nhà nước cần có những chính sách bảo vệ những nền tảng cơ bản của ngành cá tra, trong đó ưu tiên bảo vệ vùng nuôi và người nuôi nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu tốt. Doanh nghiệp chế biến cần tăng giá xuất khẩu thông qua việc quản lý giá sàn.
Dòng Mêkông vẫn cuồn cuộn phù sa. “Vùng nước vàng” vẫn là cái nôi lý tưởng cung cấp sản phẩm cá da trơn cho bữa ăn toàn cầu. Và những chủ nhân đích thực của hạ lưu Mêkông, những con người đã làm nên kỳ tích, đang tiếp tục dấy lên cuộc quật khởi mới...
Nhận xét
Đăng nhận xét