Mặc dù tạo ra kỳ tích được cả thế giới ngưỡng mộ nhưng nông dân ĐBSCL lại đang đứng trước nhiều thách thức trong bước chuyển căn bản từ vị thế của người làm ra nhiều lúa gạo cho “chén cơm đầy” đến nền sản xuất lúa gạo hàng hóa - “chén cơm ngon” để bán được giá, làm giàu. Bước chuyển căn bản đó rất cần sự “chuyển đổi tận gốc” trong tư duy, không chỉ của những người nông dân mà hơn thế, trong “tư duy hoạch định chính sách”.
Nông dân phải chịu gánh nặng vay vốn sản xuất, đóng lãi, kể cả phải vay lãi cao bên ngoài; mua chịu vật tư phân bón, thuốc trừ sâu đầu vụ, cuối vụ trả “đội giá thành”. Nhiều gia đình nông dân hiện nay đang phải nặng gánh lo cho “nhà mình” với nhiều khoản chi tiêu ăn uống, chữa bệnh, học hành con cái và nhiều khoản đóng góp khác; lại còn lo cho... nhà hàng xóm (đám tiệc, giỗ quải, giao tế ở nông thôn...).
Nông dân phải chịu gánh nặng vay vốn sản xuất, đóng lãi, kể cả phải vay lãi cao bên ngoài; mua chịu vật tư phân bón, thuốc trừ sâu đầu vụ, cuối vụ trả “đội giá thành”. Nhiều gia đình nông dân hiện nay đang phải nặng gánh lo cho “nhà mình” với nhiều khoản chi tiêu ăn uống, chữa bệnh, học hành con cái và nhiều khoản đóng góp khác; lại còn lo cho... nhà hàng xóm (đám tiệc, giỗ quải, giao tế ở nông thôn...).
Điều đáng quan tâm là mối quan hệ với nhà xuất khẩu gạo mà hiệu quả kinh doanh đầu ra này gần như quyết định giá lúa hàng năm. Hạt gạo của người nông dân còn phải gồng mình làm nhiệm vụ “bình ổn giá” tiêu dùng cho xã hội, đảm bảo an ninh lương thực và làm nhiệm vụ ngoại giao trong cuộc chiến an ninh lương thực toàn cầu.
Hạt gạo bị “cắn chia” làm nhiều phần cũng là điều tất yếu trong điều kiện sản xuất lúa hàng hóa, cần sự tham gia của “nhiều nhà” nhưng điều đáng quan tâm là sự gắn kết theo chuỗi và phân phối lợi nhuận cho tác giả chính của nó - nông dân - đang có vấn đề. Thực trạng này đang đặt ra nhiều bài toán cho ngành sản xuất lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL.
Chuyện từ đồng ruộng ra thương trường hiện nay cũng phải đặt lên hàng đầu. Thương trường là cạnh tranh, muốn cạnh tranh phải có nguồn lực và kiến thức. Không chỉ kiến thức làm ruộng, trồng cây, nuôi cá, mà cả kiến thức quản lý đồng vốn, quản trị doanh nghiệp. Đòi hỏi khắc nghiệt từ thương trường buộc những người nông dân ngày nay phải chuyển từ tư duy làm ra nhiều nông sản sang làm ra nhiều giá trị từ nông sản và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Chuyện từ đồng ruộng ra thương trường hiện nay cũng phải đặt lên hàng đầu. Thương trường là cạnh tranh, muốn cạnh tranh phải có nguồn lực và kiến thức. Không chỉ kiến thức làm ruộng, trồng cây, nuôi cá, mà cả kiến thức quản lý đồng vốn, quản trị doanh nghiệp. Đòi hỏi khắc nghiệt từ thương trường buộc những người nông dân ngày nay phải chuyển từ tư duy làm ra nhiều nông sản sang làm ra nhiều giá trị từ nông sản và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Hay nói cách khác, người nông dân ngày nay muốn sống được bằng nghề, làm giàu từ nghề nông phải gắn ruộng vườn của mình với thương trường. Họ cần được giải phóng gánh nặng bằng kiến thức của người kinh doanh. Nông dân ĐBSCL được đào tạo nghề nông nghiệp, tập trung vào việc nâng cao giá trị sản xuất các ngành hàng chủ lực của vùng, trong đó có ngành trồng lúa, đào tạo nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề và tác động tích cực trở lại cho nông nghiệp, nông thôn… là những cách thức giúp người nông dân không chỉ đứng vững trên đồng ruộng mà còn có thể làm giàu được từ nông nghiệp, nông thôn.
Quá trình đó giúp họ không chỉ có kiến thức về kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng mà còn phải có kiến thức về quản trị đồng vốn, về thị trường, hệ thống phân phối để tiêu thụ sản phẩm đạt lợi nhuận cao nhất; hay nói cách khác là phải “doanh nhân hóa nông dân”. Doanh nhân hóa nông dân ĐBSCL phải được diễn ra trong không gian của nông thôn đồng bằng, những đặc thù của “tam nông” Việt Nam.
Cần đưa thương hiệu gạo ĐBSCL vào Chương trình thương hiệu quốc gia của Chính phủ để quảng bá hình ảnh đất nước. Một nhãn hiệu Made in Mekong Delta cho lúa gạo đồng bằng là cách tiếp cận hiệu quả với thị trường lúa gạo thế giới, chính là tài sản - thương hiệu chung cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu. Một nước vốn có truyền thống và thế mạnh sản xuất lúa, xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, một quốc gia có nền “văn minh lúa nước”, không lý do gì hạt gạo đồng bằng, gạo Việt lại chưa được đặt ở vị trí trang trọng của một thương hiệu mang tầm quốc tế.
Những thành công bước đầu của những mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, “Công ty cổ phần nông nghiệp” cho thấy nâng cao giá trị các công đoạn làm ra hạt lúa (giống, kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tác động chính sách đầu vào) là rất quan trọng nhưng “chuỗi giá trị” quan trọng hơn cần sự tác động tích cực ở các khâu từ hạt lúa trên đồng ruộng đến hạt gạo hàng hóa trên thương trường (chống thất thoát sau thu hoạch, kho chứa, xay xát, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu gạo).
Những thành công bước đầu của những mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, “Công ty cổ phần nông nghiệp” cho thấy nâng cao giá trị các công đoạn làm ra hạt lúa (giống, kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tác động chính sách đầu vào) là rất quan trọng nhưng “chuỗi giá trị” quan trọng hơn cần sự tác động tích cực ở các khâu từ hạt lúa trên đồng ruộng đến hạt gạo hàng hóa trên thương trường (chống thất thoát sau thu hoạch, kho chứa, xay xát, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu gạo).
Nhu cầu bức xúc là phải liên kết chuỗi giá trị lúa gạo, liên kết vùng ĐBSCL mà trọng tâm là “vành đai lúa” gồm khoảng 30 huyện nằm ở các tỉnh trọng điểm gồm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và một phần ở các tỉnh còn lại trong vùng.
Cần tiếp tục đổi mới toàn diện cơ chế xuất khẩu gạo - hiện là khâu cuối cùng đang tác động mạnh mẽ vào “túi tiền” của người nông dân - trong điều kiện cạnh tranh gay gắt khi xuất hiện doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn trong lĩnh vực xuất khẩu gạo vào năm 2012.
TRẦN HỮU HIỆP(Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ)
Nhận xét
Đăng nhận xét