Chuyển đến nội dung chính

KỲ TÍCH CÁ DA TRƠN II

PHÍA SAU ĐƯỜNG BƠI CỦA "ĐẾ NGƯ"

LÊ VŨ TUẤN
Sức hấp dẫn của siêu lợi nhuận trong giai đoạn phát triển cực thịnh của cá da trơn 2003-2007 đã dấy lên phong trào “nhà nhà nuôi cá, người người nuôi cá”, dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa năm 2008.
 
Chính phủ phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng để cứu lấy nghề nuôi. Nhưng cho đến bây giờ, phía sau đường bơi của “đế ngư”, vẫn còn không ít nông dân “chết chìm” trong biển nợ. 
Gượng dậy sau khủng hoảng thừa
Ở giai đoạn cực thịnh, nhiều “hai lúa” sau một đêm trở nên giàu có, xách giỏ đựng bạc tỉ ra phố thị sắm xe hơi đời mới, mua canô hạng sang.
Nhưng khủng hoảng thừa năm 2008 đã đẩy không ít người nuôi cá tới khánh kiệt. “Năm 2008, tôi cũng lỗ nặng, cỡ 4-5 tỉ đồng” - ông Chương Văn Khanh (Út Anh) - một cựu tỉ phú từng bị vét sạch vốn trong cuộc khủng hoảng năm 2008 – cho biết.
Không những thua lỗ, giá trị tài sản của các chủ trang trại cũng lao dốc không phanh. Trang trại của ông Út Anh nằm ở cuối cù lao, thuộc khu vực Bà Giá, là nơi nuôi cá tra cho năng suất cao nhất phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ.
Trước cuộc khủng hoảng, những vị trí đắc địa như vậy được giới cò đất sẵn sàng trả tới 3 tỉ đồng/ha, cao hơn bình thường gấp 3-4 lần, nhưng sau đó thì - theo lời Phó Chủ tịch UBND phường Tân Lộc Phạm Văn My - “hơn 30% hộ nuôi “treo” ao, rao bán ao với giá rẻ mạt mà chẳng ai nhòm ngó”.
Ở giai đoạn thoái trào ấy, ông Út Anh là người đầu tiên ở cù lao Tân Lộc quay lại với nghề nuôi cá da trơn, kéo theo hàng chục hộ. “Tôi được mời lên Cty IDI dự hội thảo “4 nhà” mở ra con đường sống. Ngân hàng đồng ý cho vay một số tiền để IDI mua thức ăn “Con cò”, rồi giao lại cho hộ nuôi. Cá nuôi Cty thu mua với giá thỏa thuận” – ông Út Anh nói.
Theo ông Út Anh, giá thu mua là giá thành sản phẩm cộng thêm lợi nhuận người nuôi được hưởng là 2.000 đồng/ký. Nếu giá thị trường cao hơn, người nuôi chia 40% phần chênh lệch cho Cty. Ngược lại, giá thị trường thấp hơn, Cty bù phần chênh lệch cho người nuôi 40%.
“Từ khi IDI bỏ vốn đầu tư cho hộ nuôi, tôi chưa hề thấy ai bị thua lỗ hết. Có lời, chỉ lời ít, lời nhiều thôi. Nuôi 100 tấn có thể lời 4-5 chục triệu. Tết rồi, tôi lời cỡ 3-4 tỉ” – ông Út Anh vui mừng cho biết.
Ông Út Anh đã lại trở thành tỉ phú. Nhưng không nhiều hộ nuôi được ngân hàng và doanh nghiệp chế biến “quăng phao” giữa lúc đang “chết chìm”. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, sau cuộc khủng hoảng năm 2008, hiện còn 50% diện tích ao nuôi cá tra ở ĐBSCL bị “treo”.
Đặc biệt, hầu hết doanh nghiệp chế biến trong khu vực đều xây dựng cho mình vùng nuôi riêng theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm 70% nhu cầu cá tra nguyên liệu. Một trật tự mới đang hình thành, trong đó không có chỗ đứng cho nông dân không đủ vốn và không được ký hợp đồng bao tiêu.
Bùng nhùng xung đột lợi ích
Nhìn lại cuộc khủng hoảng cá tra năm 2008, ông Thái An Lai - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp - nhìn nhận: “Rõ ràng con cá tra của mình mạnh ai nấy làm. Trước khi đi dự hội chợ quốc tế, VASEP cũng có họp, cũng đưa ra giá sàn, nhưng ra ngoài thì tuy chào bán công khai trên mức giá sàn, nhưng chào xong, quay ra ngoài làm khác.
Một khi đã ký hợp đồng giá thấp rồi, muốn có lời chỉ còn đường ép giá nông dân thôi, rồi giảm chất lượng sản phẩm”. ThS Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và thông tin, Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp - bổ sung thêm: “Thời gian qua, do chúng ta chưa xử lý nghiêm nên cuối cùng nông dân  lãnh đủ.
Ở bên Mỹ, họ công bố đàng hoàng: 1 ký cá nheo, giá thu mua tại ao là 7,8USD, trong đó họ tính nông dân lãi từ 1,8-2USD. Nhà máy nào mua dưới 7,8USD thì họ đóng cửa nhà máy đó. Năm ngoái, Mỹ đóng cửa tới 7 nhà máy. Còn ở VN, lúc cá tra xuống giá, Nhà nước có đổ tiền ra, nhưng mà tiền đó lại nằm trong tay nhà máy, hổng tới nông dân”.
Theo ý kiến của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học ở các tỉnh, thành ĐBSCL, lẽ ra phải tách bạch các đối tượng có xung đột lợi ích, rồi thành lập hiệp hội người nuôi, hiệp hội sản xuất giống, thức ăn, hiệp hội chế biến, xuất khẩu, tạo thành thế tam giác để 3 bên thương thảo giá cả với nhau sao cho các bên đều được lợi; nhưng ở VN chỉ có mỗi VASEP. Trên danh nghĩa VASEP là hiệp hội chế biến, xuất khẩu, nhưng lại “quản” luôn hiệp hội sản xuất thức ăn mới được thành lập, còn người nuôi vẫn chỉ là một đám đông khổng lồ.
Định hướng của ngành thủy sản VN trong giai đoạn 2011 - 2015 là chuyển từ “phát triển” sang “phát triển bền vững”. Và để phát triển bền vững, một trong những động thái đáng chú ý của Bộ NNPTNT là giao nhiệm vụ cho VASEP quy định giá sàn, đảm bảo cho người nuôi cá tra có lãi. Xoay quanh quy định này - theo ông Thái An Lai, có 2 câu hỏi lớn vẫn còn treo lơ lửng: Doanh nghiệp chế biến vi phạm quy định về giá sàn, liệu có bị Chính phủ đóng cửa hay không? Và lấy gì đảm bảo sự công bằng khi chưa có tổ chức đại diện cho bên nuôi?
Quy định giá sàn là việc cần làm, nhưng cần hơn một tư duy chiến lược cho con cá da trơn. ThS Nguyễn Phước Tuyên cho rằng: “Không thể để nông dân tự bơi được nữa, mà phải đào tạo họ một cách bài bản để nâng cao trình độ sản xuất, rồi hỗ trợ vốn liếng kịp thời và để tránh cho họ khỏi bị phá sản, chính sách bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp cần tham gia vào. Không thể chấp nhận mối quan hệ mang tính chèn ép như hiện nay. Cái mâu thuẫn này là lớn nhất, cần được tháo gỡ một cách triệt để”.
Bên trong là vậy, còn bên ngoài thì cá da trơn VN liên tục vấp phải các rào cản kỹ thuật trên thị trường tiêu thụ. Gây sốc nhiều nhất vẫn là vụ Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa cá tra VN vào danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản 2010 - 2011 tại 6 nước Châu Âu vừa qua.
Tiền Giang: Giá cá tra giống “cực nóng”
Ngày 10.3, Chi cục Thủy sản cho biết, gần một tháng qua, giá cá tra nguyên liệu liên tục được đẩy lên cao, nên giá cá tra giống cũng “ăn theo”. Hiện giá cá giống cỡ 1,2-1,5cm từ 1.000-1.500 đồng/con, cá cỡ 1,5-2cm giá từ 1.500-2.000 đồng/con, gấp đôi giá cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhiều chủ cơ sở sản xuất cá tra bột, ương giống cho biết, do chi phí đầu vào liên tục tăng mà giá bán ra thì “hên xui”, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái nên cũng phát sinh tâm lý ngán ngại.     Q.Anh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn