TRẦN HỮU HIỆP
Loạt bài về đội ngũ doanh nhân Tây Nam Bộ trên báo Lao Động đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả, đặc biệt là các cán bộ có trách nhiệm tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB), nơi đã từng nêu kiến nghị ban hành nghị quyết (NQ) riêng cho đội ngũ doanh nhân.Từ Nghị quyết 09: Nhìn lại đội ngũ doanh nhân Tây Nam Bộ
Bài 2: Khi “Hai Lúa” thành doanh nhân
Ngày 27.12, báo Lao Động ra buổi sáng thì buổi trưa Văn phòng đại diện tại ĐBSCL đã nhận được bài viết cộng tác của ThS Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội, BCĐ TNB. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
Tôi theo dõi loạt bài “Từ NQ09: nhìn lại đội ngũ doanh nhân Tây Nam Bộ” với một sự thích thú đặc biệt. Hoan nghênh nhóm PV Lao Động tại ĐBSCL đã phản ứng nhanh, khắc họa khá sắc nét chân dung doanh nhân đất chín rồng. Từ góc độ của mình, tôi xin góp thêm một vài ý nhỏ.
Trước tiên, phải khẳng định, đội ngũ doanh nhân Tây Nam Bộ thời gian qua không chỉ tăng nhanh về số lượng, mà quan trọng hơn là chất lượng, với kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh kinh doanh và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Để NQ chuyên đề về doanh nhân của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, chương trình hành động của chính phủ và các ngành, các cấp trên vùng ĐBSCL, theo tôi, cần quan tâm đến mấy vấn đề sau:
Trục quan hệ: doanh nhân – nông dân - công nhân
Bằng nhiều biện pháp, phải tăng cường mối quan hệ máu thịt doanh nhân - nông dân - công nhân. Trên vùng ĐBSCL, nhiều doanh nhân xuất thân từ nông dân là một thực tế. Nói như Tổng GĐ Cty bảo vệ thực vật An Giang Huỳnh Văn Thòn: “Tôi cảm nhận rằng, hiện mình đang mặc áo vét, đeo càvạt, nhưng điều hành còn “hai lúa” lắm...”. Đặc điểm hình thành doanh nhân Tây Nam Bộ cũng chính là điểm mạnh cần được phát huy nhằm gắn kết lợi ích, tình cảm, trách nhiệm của doanh nhân đối với nông dân và công nhân. Đặc biệt, trong xu thế “doanh nhân hoá nông dân” ngày càng rõ nét, nhiều nông dân trở thành doanh nhân nông nghiệp, chủ trang trại; một bộ phận không nhỏ khác chuyển hóa thành công nhân làm việc trong nhà máy đặt dưới sự quản lý của doanh nhân. Để giải quyết hài hòa, hợp lý mối quan hệ tay ba vừa nêu, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kỷ luật lao động, bản lĩnh kinh doanh cho những người của vùng đất này hôm qua còn mặc áo nông dân trên đồng ruộng, nay vào làm việc trong môi trường công nghiệp. Quá trình chuyển hóa ấy phải được chuẩn bị tốt, giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích.
Bằng nhiều biện pháp, phải tăng cường mối quan hệ máu thịt doanh nhân - nông dân - công nhân. Trên vùng ĐBSCL, nhiều doanh nhân xuất thân từ nông dân là một thực tế. Nói như Tổng GĐ Cty bảo vệ thực vật An Giang Huỳnh Văn Thòn: “Tôi cảm nhận rằng, hiện mình đang mặc áo vét, đeo càvạt, nhưng điều hành còn “hai lúa” lắm...”. Đặc điểm hình thành doanh nhân Tây Nam Bộ cũng chính là điểm mạnh cần được phát huy nhằm gắn kết lợi ích, tình cảm, trách nhiệm của doanh nhân đối với nông dân và công nhân. Đặc biệt, trong xu thế “doanh nhân hoá nông dân” ngày càng rõ nét, nhiều nông dân trở thành doanh nhân nông nghiệp, chủ trang trại; một bộ phận không nhỏ khác chuyển hóa thành công nhân làm việc trong nhà máy đặt dưới sự quản lý của doanh nhân. Để giải quyết hài hòa, hợp lý mối quan hệ tay ba vừa nêu, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kỷ luật lao động, bản lĩnh kinh doanh cho những người của vùng đất này hôm qua còn mặc áo nông dân trên đồng ruộng, nay vào làm việc trong môi trường công nghiệp. Quá trình chuyển hóa ấy phải được chuẩn bị tốt, giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích.
ĐBSCL từng chiếm trọn danh sách “Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu VN năm 2010”. Sang năm 2011, còn 9 doanh nghiệp ĐBSCL tiếp tục nằm trong danh sách này. Những tên tuổi lớn như Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đang đặt mục tiêu doanh thu 1 tỉ USD/năm và trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới.Trong lĩnh vực dược phẩm, Cty CP dược Hậu Giang là đơn vị luôn có doanh thu bán hàng dẫn đầu cả nước. Cty bảo vệ thực vật An Giang, Cty mía đường Cần Thơ, Tập đoàn Đồng Tâm – Long An… không chỉ là những doanh nghiệp lớn trong khu vực, mà đã mang tầm vóc quốc gia, một số đã đầu tư ra nước ngoài.
|
Liên kết vùng là môi trường phát triển
Phải khẳng định ĐBSCL chính là cái nôi của đổi mới trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình làm ăn “xé rào”, “phá cơ chế” thời kỳ trước đổi mới đã mang đậm dấu ấn doanh nhân (tuy chưa có danh phận); sau đó được sự tiếp sức của chủ trương đổi mới, đội ngũ doanh nhân đã phát triển mạnh mẽ suốt thập niên qua. Toàn vùng ĐBSCL hiện có gần 44.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 7,3% số lượng doanh nghiệp toàn quốc. Kết quả khảo sát, thống kê cho thấy, quá trình phát triển 10 năm qua, số lượng doanh nghiệp nhỏ mở rộng quy mô ngày càng nhiều, khiến số lượng doanh nghiệp vừa tăng khoảng 6,5 lần. Và xu hướng hình thành các tập đoàn với những doanh nhân thành đạt, kinh doanh đa ngành hoặc chiếm lĩnh thị phần áp đảo trong nước đã hiện ra rõ nét trên các lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu thủy sản, kinh doanh lúa gạo, dược phẩm... Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ĐBSCL vẫn còn chiếm khoảng 90%, với những hạn chế về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ. Nhu cầu “liên kết doanh nghiệp, tập hợp doanh nhân” là tất yếu. Cần nhân rộng các mô hình liên kết đang cho hiệu quả cao như: “Cánh đồng mẫu lớn”, “công ty cổ phần nông nghiệp” để phát huy vai trò tích cực của doanh nghiệp, doanh nhân trong mối quan hệ gắn bó với nông dân và công nhân. Đặc biệt, trong giai đoạn 2012-2015, ĐBSCL triển khai đề án liên kết vùng thực hiện “tam nông” để phát triển sản phẩm chủ lực, hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo, thủy sản, trái cây, đào tạo nghề cho nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Thành lập hiệp hội doanh nhân, hiệp hội ngành hàng
Hội nhập quốc tế đang mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đầy thách thức. NQ09 của Bộ Chính trị ra đời (vào thời điểm cả nước đang nỗ lực thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư, ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước), chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, nhất là đội ngũ doanh nhân non trẻ trên vùng ĐBSCL. Cần đẩy mạnh việc thành lập các “vườn ươm doanh nghiệp”, phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, cổ súy cho sự hình thành các hiệp hội doanh nghiệp trên quy mô vùng và tổ chức hoạt động thực chất, hiệu quả.
Doanh nhân nông nghiệp và nông dân phải dựa sát vào nhu cầu, điều kiện của nhau để sản xuất, kinh doanh. Mọi sự thiên lệch đều cho hiệu quả ngược. Chẳng hạn quan hệ doanh nhân - nông dân trong thu mua lúa gạo, thủy sản, trái cây để chế biến xuất khẩu hiện nay đều “có vấn đề”.
Cần một cuộc tiến công mạnh mẽ vào lĩnh vực tam nông để khai thác hết tiềm năng đất chín rồng, mà động lực phát triển phần lớn nằm ở bản thân đội ngũ doanh nhân và trong mối quan hệ doanh nhân - nông dân - công nhân đang chờ được NQ09 đánh thức!
Phải khẳng định ĐBSCL chính là cái nôi của đổi mới trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình làm ăn “xé rào”, “phá cơ chế” thời kỳ trước đổi mới đã mang đậm dấu ấn doanh nhân (tuy chưa có danh phận); sau đó được sự tiếp sức của chủ trương đổi mới, đội ngũ doanh nhân đã phát triển mạnh mẽ suốt thập niên qua. Toàn vùng ĐBSCL hiện có gần 44.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 7,3% số lượng doanh nghiệp toàn quốc. Kết quả khảo sát, thống kê cho thấy, quá trình phát triển 10 năm qua, số lượng doanh nghiệp nhỏ mở rộng quy mô ngày càng nhiều, khiến số lượng doanh nghiệp vừa tăng khoảng 6,5 lần. Và xu hướng hình thành các tập đoàn với những doanh nhân thành đạt, kinh doanh đa ngành hoặc chiếm lĩnh thị phần áp đảo trong nước đã hiện ra rõ nét trên các lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu thủy sản, kinh doanh lúa gạo, dược phẩm... Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ĐBSCL vẫn còn chiếm khoảng 90%, với những hạn chế về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ. Nhu cầu “liên kết doanh nghiệp, tập hợp doanh nhân” là tất yếu. Cần nhân rộng các mô hình liên kết đang cho hiệu quả cao như: “Cánh đồng mẫu lớn”, “công ty cổ phần nông nghiệp” để phát huy vai trò tích cực của doanh nghiệp, doanh nhân trong mối quan hệ gắn bó với nông dân và công nhân. Đặc biệt, trong giai đoạn 2012-2015, ĐBSCL triển khai đề án liên kết vùng thực hiện “tam nông” để phát triển sản phẩm chủ lực, hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo, thủy sản, trái cây, đào tạo nghề cho nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Thành lập hiệp hội doanh nhân, hiệp hội ngành hàng
Hội nhập quốc tế đang mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đầy thách thức. NQ09 của Bộ Chính trị ra đời (vào thời điểm cả nước đang nỗ lực thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư, ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước), chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, nhất là đội ngũ doanh nhân non trẻ trên vùng ĐBSCL. Cần đẩy mạnh việc thành lập các “vườn ươm doanh nghiệp”, phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, cổ súy cho sự hình thành các hiệp hội doanh nghiệp trên quy mô vùng và tổ chức hoạt động thực chất, hiệu quả.
Doanh nhân nông nghiệp và nông dân phải dựa sát vào nhu cầu, điều kiện của nhau để sản xuất, kinh doanh. Mọi sự thiên lệch đều cho hiệu quả ngược. Chẳng hạn quan hệ doanh nhân - nông dân trong thu mua lúa gạo, thủy sản, trái cây để chế biến xuất khẩu hiện nay đều “có vấn đề”.
Cần một cuộc tiến công mạnh mẽ vào lĩnh vực tam nông để khai thác hết tiềm năng đất chín rồng, mà động lực phát triển phần lớn nằm ở bản thân đội ngũ doanh nhân và trong mối quan hệ doanh nhân - nông dân - công nhân đang chờ được NQ09 đánh thức!
Nhận xét
Đăng nhận xét