Bài trên Báo SGGP, Thứ tư, 14/03/2012, 02:28 (GMT+7)
Trần Hữu Hiệp
Nông nghiệp ĐBSCL tiếp tục đóng góp quan trọng vào kinh tế cả nước với 3 sản phẩm chủ lực: lúa gạo, thủy sản và trái cây. Song, nghịch lý là vốn FDI vào vùng này nói chung, vào khu vực nông nghiệp - nông thôn nói riêng vẫn đang “nghẽn mạch”.
Cần “hệ điều hành” mới
ĐBSCL được xác định là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, kinh tế phát triển năng động, bền vững… Mục tiêu đó đang cần một “hệ điều hành” mới để tăng cường thu hút FDI, đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cho đến nay, trong khi nhiều quy hoạch cấp vùng đã được ban hành, nhưng vẫn chưa có một chiến lược hay quy hoạch thu hút đầu tư FDI nào cho ĐBSCL đã tạo ra lúng túng, thiếu liên kết.
Tác nhân gây “nghẽn mạch” vốn FDI của vùng chính là việc thiếu một chiến lược cho vùng trong chiến lược quốc gia. Tác nhân thứ hai là cách làm rập khuôn, thiếu năng động theo kiểu kêu gọi chung chung, thiếu gắn kết, đặc biệt là cách tiếp cận vốn FDI vẫn theo tư duy “ranh giới hành chính” như cách “vận động” vốn đầu tư của nhà nước. Tư duy kinh tế vùng trong thu hút đầu tư là động lực để các tỉnh nắm tay nhau chia sẻ lợi ích, chia sẻ thị trường, khai thác “lợi thế dùng chung” như cơ sở hạ tầng sân bay, cảng biển, cầu đường, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, tránh đầu tư lãng phí theo kiểu đầu tư cho tỉnh nào cũng có để rồi không tỉnh nào đáp ứng yêu cầu “cần và đủ” cho nhà đầu tư. Sự tiên phong về tư duy phát triển, gắn kết được quá trình liên kết các chuỗi giá trị kinh tế sẽ là khâu đột phá để ĐBSCL trở thành một cực thu hút đầu tư và tăng trưởng trong những thập niên tới.
Liên kết vùng để thu hút FDI
* Thu hút FDI mới nhất do Cục Đầu tư nước ngoài công bố, 2 tháng đầu năm 2012, toàn vùng ĐBSCL chỉ có 2 tỉnh Long An và Tiền Giang thu hút được 3 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1,63 triệu USD. Lũy kế từ trước đến nay, toàn vùng có 668 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 10,465 tỷ USD, xếp 4/6 vùng, chiếm khoảng 5,2% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước; khoảng 31% tổng vốn đầu tư đăng ký của TPHCM.Liên kết vùng được xem là giải pháp có tính chiến lược nhằm đẩy mạnh thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI vào vùng ĐBSCL và định hướng ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn. Công tác xúc tiến đầu tư vào vùng ĐBSCL trong thời gian qua còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ.
Lâu nay, việc phân bổ vốn và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch chỉ có 2 cấp: quốc gia và địa phương, “bỏ quên” cấp vùng; trong khi nhà đầu tư nước ngoài thường hướng đến một không gian kinh tế vùng rộng lớn hơn là ranh giới hành chính địa phương. Những “hợp xướng” tạo ra tiếng nói chung của bộ, ngành trung ương và các địa phương như diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL, đề án liên kết vùng, các hoạt động xúc tiến đầu tư theo vùng thay cho hoạt động riêng lẻ, chồng chéo của các tỉnh để tiến tới một đề án tổng thể xúc tiến đầu tư – thương mại, du lịch vùng ĐBSCL với những cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư… là những “thuật toán lập trình” mới cần được ứng dụng tốt hơn.
Bên cạnh những giải pháp quy hoạch, kế hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, nhân lực, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp bảo vệ môi trường, thu hút FDI cũng đang đặt ra yêu cầu đột phá về cơ chế, chính sách mới trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là việc dở bỏ chính sách “hạn điền”, cho phép tính tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất lớn, giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài thay cho có thời hạn chắp vá, là hệ thống chính sách khuyến khích đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngày 13-3, tại hội thảo phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 khu vực ĐBSCL tổ chức tại TP Cần Thơ, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI cho rằng: ĐBSCL chưa là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỷ lệ đầu tư tại các địa phương vùng ĐBSCL chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhưng vẫn rất thấp so với TP Đà Nẵng, Bình Dương… Doanh nghiệp FDI chọn ĐBSCL để đầu tư cũng rất hiếm: Năm 2011, tỉnh Long An có được 6 dự án FDI, Cần Thơ 4 dự án FDI. Chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và việc tiếp cận đất đai là những vấn đề mà doanh nghiệp đang ngán ngại khi đầu tư vào ĐBSCL.
Kết quả công bố PCI năm 2011 khu vực ĐBSCL cho thấy, có 10/13 tỉnh thành giảm thứ hạng, chỉ có 3 địa phương thăng hạng. Trong đó, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang có mức tụt giảm cao nhất: từ 30- 40 bậc.
Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI, Chi nhánh Cần Thơ cho biết: “ĐBSCL chỉ tăng các chỉ tiêu thứ yếu, dễ làm như: Chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian. Trong khi đó, 3 chỉ tiêu thành phần quan trọng mà doanh nghiệp rất cần là: Tính năng động tiên phong của lãnh đạo lại giảm mạnh nhất (11/13 tỉnh, thành giảm); dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp giảm rất sâu (10/13 tỉnh, thành giảm); đào tạo lao động thì các địa phương trong khu vực đều giảm điểm. Từ 2009-2010, một số tỉnh có chỉ số PCI thấp nỗ lực rất nhiều, nhưng khi vươn lên đạt thứ hạng cao thì có sự tự thỏa mãn, lơ là nên tụt hạng”.
B.Đại
Trần Hữu Hiệp
Nông nghiệp ĐBSCL tiếp tục đóng góp quan trọng vào kinh tế cả nước với 3 sản phẩm chủ lực: lúa gạo, thủy sản và trái cây. Song, nghịch lý là vốn FDI vào vùng này nói chung, vào khu vực nông nghiệp - nông thôn nói riêng vẫn đang “nghẽn mạch”.
Cần “hệ điều hành” mới
ĐBSCL được xác định là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, kinh tế phát triển năng động, bền vững… Mục tiêu đó đang cần một “hệ điều hành” mới để tăng cường thu hút FDI, đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cho đến nay, trong khi nhiều quy hoạch cấp vùng đã được ban hành, nhưng vẫn chưa có một chiến lược hay quy hoạch thu hút đầu tư FDI nào cho ĐBSCL đã tạo ra lúng túng, thiếu liên kết.
Tác nhân gây “nghẽn mạch” vốn FDI của vùng chính là việc thiếu một chiến lược cho vùng trong chiến lược quốc gia. Tác nhân thứ hai là cách làm rập khuôn, thiếu năng động theo kiểu kêu gọi chung chung, thiếu gắn kết, đặc biệt là cách tiếp cận vốn FDI vẫn theo tư duy “ranh giới hành chính” như cách “vận động” vốn đầu tư của nhà nước. Tư duy kinh tế vùng trong thu hút đầu tư là động lực để các tỉnh nắm tay nhau chia sẻ lợi ích, chia sẻ thị trường, khai thác “lợi thế dùng chung” như cơ sở hạ tầng sân bay, cảng biển, cầu đường, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, tránh đầu tư lãng phí theo kiểu đầu tư cho tỉnh nào cũng có để rồi không tỉnh nào đáp ứng yêu cầu “cần và đủ” cho nhà đầu tư. Sự tiên phong về tư duy phát triển, gắn kết được quá trình liên kết các chuỗi giá trị kinh tế sẽ là khâu đột phá để ĐBSCL trở thành một cực thu hút đầu tư và tăng trưởng trong những thập niên tới.
Liên kết vùng để thu hút FDI
* Thu hút FDI mới nhất do Cục Đầu tư nước ngoài công bố, 2 tháng đầu năm 2012, toàn vùng ĐBSCL chỉ có 2 tỉnh Long An và Tiền Giang thu hút được 3 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1,63 triệu USD. Lũy kế từ trước đến nay, toàn vùng có 668 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 10,465 tỷ USD, xếp 4/6 vùng, chiếm khoảng 5,2% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước; khoảng 31% tổng vốn đầu tư đăng ký của TPHCM.Liên kết vùng được xem là giải pháp có tính chiến lược nhằm đẩy mạnh thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI vào vùng ĐBSCL và định hướng ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn. Công tác xúc tiến đầu tư vào vùng ĐBSCL trong thời gian qua còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ.
Lâu nay, việc phân bổ vốn và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch chỉ có 2 cấp: quốc gia và địa phương, “bỏ quên” cấp vùng; trong khi nhà đầu tư nước ngoài thường hướng đến một không gian kinh tế vùng rộng lớn hơn là ranh giới hành chính địa phương. Những “hợp xướng” tạo ra tiếng nói chung của bộ, ngành trung ương và các địa phương như diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL, đề án liên kết vùng, các hoạt động xúc tiến đầu tư theo vùng thay cho hoạt động riêng lẻ, chồng chéo của các tỉnh để tiến tới một đề án tổng thể xúc tiến đầu tư – thương mại, du lịch vùng ĐBSCL với những cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư… là những “thuật toán lập trình” mới cần được ứng dụng tốt hơn.
Bên cạnh những giải pháp quy hoạch, kế hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, nhân lực, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp bảo vệ môi trường, thu hút FDI cũng đang đặt ra yêu cầu đột phá về cơ chế, chính sách mới trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là việc dở bỏ chính sách “hạn điền”, cho phép tính tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất lớn, giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài thay cho có thời hạn chắp vá, là hệ thống chính sách khuyến khích đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngày 13-3, tại hội thảo phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 khu vực ĐBSCL tổ chức tại TP Cần Thơ, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI cho rằng: ĐBSCL chưa là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỷ lệ đầu tư tại các địa phương vùng ĐBSCL chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhưng vẫn rất thấp so với TP Đà Nẵng, Bình Dương… Doanh nghiệp FDI chọn ĐBSCL để đầu tư cũng rất hiếm: Năm 2011, tỉnh Long An có được 6 dự án FDI, Cần Thơ 4 dự án FDI. Chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và việc tiếp cận đất đai là những vấn đề mà doanh nghiệp đang ngán ngại khi đầu tư vào ĐBSCL.
Kết quả công bố PCI năm 2011 khu vực ĐBSCL cho thấy, có 10/13 tỉnh thành giảm thứ hạng, chỉ có 3 địa phương thăng hạng. Trong đó, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang có mức tụt giảm cao nhất: từ 30- 40 bậc.
Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI, Chi nhánh Cần Thơ cho biết: “ĐBSCL chỉ tăng các chỉ tiêu thứ yếu, dễ làm như: Chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian. Trong khi đó, 3 chỉ tiêu thành phần quan trọng mà doanh nghiệp rất cần là: Tính năng động tiên phong của lãnh đạo lại giảm mạnh nhất (11/13 tỉnh, thành giảm); dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp giảm rất sâu (10/13 tỉnh, thành giảm); đào tạo lao động thì các địa phương trong khu vực đều giảm điểm. Từ 2009-2010, một số tỉnh có chỉ số PCI thấp nỗ lực rất nhiều, nhưng khi vươn lên đạt thứ hạng cao thì có sự tự thỏa mãn, lơ là nên tụt hạng”.
B.Đại
Nhận xét
Đăng nhận xét