TRẦN HỮU HIỆP
Vinh danh doanh nghiệp ĐBSCL năm 2008
Ngày 17.10.2011, trên trang nhất báo Lao Động có bài “Chính danh” cho doanh nhân” kiến nghị ban hành nghị quyết chuyên đề về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân (DN). Đúng một tháng rưỡi sau, ngày 9.12.2011, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 09-NQ/TW về phát huy vai trò đội ngũ DN trong kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. “Trong lịch sử 81 năm của Đảng, lần đầu tiên chúng ta có một nghị quyết về DN” (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại buổi làm việc với VCCI ngày 17.12.2011).
Đó không chỉ là sự đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn, mà còn là kết quả của quá trình nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của DN Việt Nam, là ánh sáng soi đường cho đội ngũ DN trong thời kỳ hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ và thách thức.
Mục tiêu“Xây dựng đội ngũ DN lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu; không ngừng phát triển, phấn đấu đến năm 2020 có một số DN, doanh nghiệp có thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực Đông Nam Á” đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều rào cản, mà trước tiên là đội ngũ DN tự vượt qua chính mình.
Đó không chỉ là sự đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn, mà còn là kết quả của quá trình nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của DN Việt Nam, là ánh sáng soi đường cho đội ngũ DN trong thời kỳ hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ và thách thức.
Mục tiêu“Xây dựng đội ngũ DN lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu; không ngừng phát triển, phấn đấu đến năm 2020 có một số DN, doanh nghiệp có thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực Đông Nam Á” đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều rào cản, mà trước tiên là đội ngũ DN tự vượt qua chính mình.
Tôn chỉ 10 điểm mà DN Bạch Thái Bưởi - một trong 4 người Việt Nam giàu nhất đầu thế kỷ 20 - đưa ra từ đầu thế kỷ trước vẫn còn nguyên giá trị: “Thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa”. Nó cần được nâng tầm trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền sở hữu và tự do kinh doanh của DN theo pháp luật, khuyến khích DN làm giàu cho mình và cho đất nước. Tăng cường mối liên kết, hợp tác, đoàn kết cùng có lợi giữa DN với công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự chuyển hóa tự nhiên, tất yếu của một quá trình độc đáo đang hình thành: “DN hoá nông dân”!
Việc tổ chức, triển khai thực hiện nghị quyết chuyên đề về DN trong thời gian tới không chỉ tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ trương thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng và đảng viên làm kinh tế tư nhân; không chỉ tạo ra quyết tâm chính trị, mà còn là quá trình phát triển mạnh mẽ hơn nữa đội ngũ DN, là khâu đột phá giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua sự hạn chế về đồng vốn, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ quản lý, tôi luyện bản lĩnh, nâng tầm trí tuệ... để vươn lên, đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Một nghị quyết chuyên đề của Đảng đã ra đời, soi đường và tạo nguồn động lực mạnh mẽ, nhưng nhiều kỳ vọng đang còn ở phía trước. Nghị quyết đi vào cuộc sống không phải chỉ gói gọn trong chương trình hành động của Chính phủ, của các bộ, ngành trung ương hay địa phương, mà phải bằng chính hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận xét
Đăng nhận xét