Chuyển đến nội dung chính

NỖI NHỚ … XE LÔI

Trần Hiệp Thủy
Xe lôi đêm ở phố biển Hà Tiên. Ảnh: hiepcantho
Đã lâu, không thấy bóng dáng chiếc xe lôi nào - hình ảnh quen thuộc, gắn bó với đời sống văn hóa, sinh hoạt của nhiều thế hệ người Miền Tây. Thấy nhơ nhớ một thứ gì, thì ra, nỗi nhớ ... xe lôi!
Là người Miền Tây, chẳng mấy ai chưa từng ngồi xe lôi một thời: đi chợ, đi chơi, về quê, kể cả chở người … đi cấp cứu đến bệnh viện. Đủ thứ lý do để ngồi xe lôi. Xe lôi từng bị coi là tác giả của tai nạn giao thông. Đã mấy năm qua nhiều nơi dẹp xe lôi, phố phường dường như cũng bớt cảnh lộn xộn, giới xe lôi giành giựt khách. Những chiếc xe lôi "Made in Hai Lúa" xưa giờ đã được thay bằng những cổ xe lôi to đùng "Made in China". Nhưng bỏ xe lôi Miền Tây năm bảy năm rồi mà số vụ tai nạn giao thông hình như vẫn không giảm, té ra “oan xe lôi”.
Không ở đâu có loại phương tiện “đặc hữu” này như xứ sở Miền Tây. Từ điển Từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 mô tả “Xe lôi là loại xe có bộ phận chở khách, chở hàng được gắn vào sau xe đạp hoặc xe gắn máy”. Độc giả từng thích thú với đoạn tả cảnh đặc sệt chất giọng Miền Tây của ông già “Nam Bộ học” Sơn Nam có hình ảnh của chiếc xe lôi một thời “Con đường từ chợ Rạch Giá đến xóm Sóc Xoài quá gồ ghề, chiếc xe lôi nhảy tưng tưng từng chập ...". Cách đây mươi năm, Nhà báo Lê Thanh Nguyên (Báo Lao Động) có bài phóng sự hấp dẫn “Ê … xe lôi” phản ánh nét sinh hoạt phố phường mang đậm chất Miền Tây dân dã một thời. Nay không thể tìm lại hình ảnh quen thuộc đó.   
Nhiều người khen những anh Hai Lúa đồng bằng học chưa hết lớp ba mà biết sáng tạo ra máy móc, nông cụ hơn cả anh kỹ sư, tiến sĩ được học hành đàng hoàng. Nhưng trước khi sáng chế ra máy hút bùn, công cụ diệt rầy cứu lúa, thậm chí chế tạo cả máy bay “Made in Hai Lúa”, dân Miền Tây đã biết “chế tạo” ra XE LÔI. Từ một chiếc xe chỉ chở được 2 người (một người lái, một ngồi sau), dân lục tỉnh bắt nó phải chở 7 người (1 người lái và 6 người ngồi sau thùng xe). “Cấu trúc vật lý” của xe lôi máy thông thường gồm: “đầu kéo” là xe gắn máy và thùng xe có mui che, tải trọng thông thường chở 4 người ngồi sau, nhưng lúc thắt ngặt, đi lại khó khăn, nhiều bác tài chở 6-8 người vẫn khỏe re. Tiện ích của xe lôi là có thể chở khách đến tận cùng ngõ hẻm, kể cả hành lý, giá cước, lại vừa túi tiền với mọi người, nhất là dân lao động mua gánh bán bưng.
Quả thật, chiếc xe lôi vẫn luôn là hình ảnh quen thuộc của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Hình ảnh đó đã trở thành một nét văn hóa rất độc đáo, ghi đậm dấu ấn trong lòng du khách khi ghé bước đến nơi này. Tôi vẫn có niềm tin, nếu làm một cuộc điều tra xã hội học, thì chắc chắn đa số những người miền Tây sống gắn bó với mảnh đất này hay vì một lý do gì biền biệt xa quê, thì bên cạnh những ký ức cuộc sống gắn bó với miệt vườn sông nước, ruộng đồng quê hương là hình ảnh những chiếc xe lôi thân thuộc một thời. Việc dẹp xe lôi để nhường chỗ cho những phương tiện văn minh như taxi, xe buýt là một tất yếu, nhưng xóa sổ hẳn một hình ảnh thân thương đặc trưng của một vùng đất như xe lôi, liệu có phải là một giải pháp khôn ngoan?
Mới đây, Tạp chí nổi tiếng Lonely Planet trực thuộc BBC Worldwide vừa có bài viết bình chọn ĐBSCL là một trong 10 điểm đến giá trị nhất trong năm 2012 (Top 10 best value destinations for 2012) và khuyên du khách hãy tự mình khám phá những giá trị Việt Nam bởi những trải nghiệm thú vị và bổ ích nơi đây. Cùng với sông nước miệt vườn, chợ nổi trên sông, hình ảnh chiếc xe lôi nếu được các công ty du lịch khôi phục, khai thác nhằm mục đích du lịch, chắc chắn sẽ tạo ra điểm khác biệt, tò mò khám phá của nhiều du khách đến vùng đất này.
Xe lôi "Made in China" thay cho "Made in Hai Lua"!

Nhận xét

  1. Đồng ý kiến với anh Hiệp!
    Khôi phục xe lôi cho mục đích văn hóa - du lịch.
    Thật tuyệt!!!
    Xe lôi Hai Lúa số 1.
    Cấm vì cái gì ko biết, mà sau đó cho xe lôi TQ kệch cỡm, xấu xí... vào chạy. Đó là chính sách "giật cục", thiếu minh bạch và không công bằng với đối tượng chịu ảnh hưởng bởi chính sách cấm vĩnh viễn (xe lôi Hai lúa).
    Anh Hiệp và anh em mình mở cuộc vận động đi nào!!!
    Vì xe lôi miền Tây mến yêu!. Ai bỏ phiếu khôi phục nào?????
    Kekeke...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn nhà báo QH đã cùng quan tâm và chia sẻ. Kiểm lại, không hcỉ có xe lôi mà chắc còn nhiều thứ "Made in Hai Lúa" đang bị cái thằng "Mắc Chái nà - Made in China" nó chèn, tiếc là nhiều người vô tình hay hữu ý tiếp tay. Nhà báo QH cùng quý anh chị em góp sức hô hào tiếp nhé. Hô to không làm được gì thì cũng thông cái cổ họng.
      Thân.

      Xóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn