Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cần “một chiếc áo pháp lý” để liên kết vùng

Báo Cần Thơ, Thứ tư, 12/03/2014 20 giờ 10 GMT+0 Nằm trong xu thế chung, liên kết vùng ĐBSCL để phát triển là yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Song, đến nay, cơ chế liên kết, vai trò “nhạc trưởng” để thúc đẩy liên kết vùng vẫn chưa có sự thống nhất do vướng nhiều cơ chế, quy định. Mới đây, tại Hội thảo “Giải pháp khai thác tiềm năng kinh tế-xã hội các tỉnh ĐBSCL theo hướng liên kết vùng” do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, bên cạnh đề xuất nhiều mô hình liên kết, vấn đề cần có một tổ chức quản trị vùng và cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành lại được các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành đem ra mổ xẻ, thảo luận. Theo Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, từ sau năm 1975, vấn đề phân vùng kinh tế, liên kết để phát triển kinh tế vùng ĐBSCL đã được đặt ra qua các nghiên cứu như: “ĐBSCL: Tài nguyên-môi trường-phát triển” (1986), Quy họach tổng thể ĐBSCL (1990)... Các nghiên cứu này đều xác định sự cần thiết phải có một giải pháp quy hoạch t

Ý tưởng sáng tạo

Tranh vui làm từ những thực phẩm hàng ngày http://fishki.net/1251668-pisunki-iz-edy-i-podruchnyh-predmetov.html?mode=recent

“Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!”

Tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!”, " Xã hội phương Tây coi trọng thành công vật chất. Xe xịn, nhà to, những chuyến đi đặc biệt… là những khát vọng cơ bản thúc đẩy xã hội phương Tây vận hành . Việt Nam cũng vừa đi lên con đường cao tốc này". Nếu đã sống ở nhiều quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ thấy không có nơi nào hoàn hảo cả. Xã hội nào cũng có có cái hay và cái dở, nhưng chắc chắn không có nơi nào lung linh như “thiên đường”. Chẳng hạn, ở phương Tây, “chừng nào lệnh chuyển tiền tự động của bạn vẫn hoạt động, thì không ai quan tâm bạn sống hay chết” - tiến sĩ Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) - trao đổi với PV Lao Động về “giấc mơ phương Tây” của người Việt. Bất ổn mà thú vị Là một tiến sĩ kinh tế người Áo gốc Việt, ông đã có một cuộc sống có thể nói là giấc mơ với rất nhiều người tại một quốc gia phát triển hàng đầu Châu Âu. Vì sao ông quyết định về nước?

"Ai mua bánh cam, bánh còng hôn"...

Dân Việt   - Miền Tây Nam bộ với đặc trưng kênh rạch chằng chịt. Cứ mỗi sáng sớm, những chiếc xuồng ba lá bán bánh cam, bánh còng vẳng văng lời rao: Ai mua bánh cam, bánh còng hôn!... >> Hấp dẫn món Coóng phù nóng hổi của người Tày >> Xôi Sài Gòn >> Ơi ai phớ…ớ… đê! >> Đi tìm tiếng rao xưa Người miền quê tất bật với việc ruộng đồng cày cấy, cơm ngày hai bữa cầu no, ít ai quan tâm đến chuyện ăn sáng, ăn điểm tâm hay lót dạ. Mấy đứa trẻ cũng sớm thích nghi với điều kiện sống như vậy. Cứ mỗi lần nghe tiếng rao là chúng hăm hở mân mê mấy đồng bạc do cha, mẹ hay ai đó đã cho để chờ đợi bà bán bành đi ngang qua. Bánh cam bánh còng hai đồng hai cái Con gái chưa chồng đi bán bánh cam Xuồng bánh cam ghé lại, người bán bánh thoăn thoắt lấy lá gói mấy cái bánh đưa cho người mua, rồi lại tất tả ngược xuôi mong sao bán rổ bánh mau hết để trở về lo cơm nước, cửa nhà. Tên gọi loài bánh dân gian này cũng khá thú vị. Bánh tròn giống trái cam hay vì vị n

Cá lóc nướng - món ăn dân dã của miền Tây

Các món nướng, đặc biệt là cá lóc nướng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống ẩm thực của người dân miền Tây Nam Bộ. Những đặc sản không thể bỏ qua khi tới Hà Tĩnh Về Cà Mau ăn mắm ong rừng Vùng đất Nam Bộ sông nước mênh mang, kênh ngòi chằng chịt là nơi trú ngụ của hằng hà sa số các loại tôm cá. Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất này có rất nhiều chủng loại động thực vật trên rừng, dưới biển, trong sông ngòi, kênh rạch, hầu hết loài nào cũng có thể đem ra nướng được. Đến miền Tây chắc chắn không thể bỏ qua món cá lóc nướng trui, ếch nướng đất sét hay chim sẻ nướng sả ớt. Đó là những kiểu nướng hết sức dân dã, là cách nướng khẩn hoang có lịch sử chế biến gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi. Trong đó đặc sắc và nổi tiếng hơn cả phải kể đến đa dạng các kiểu nướng cá lóc miền Tây. Cá lóc nướng trui - Đặc sản miền Tây Nam Bộ Đầu tiên là cá lóc nướng trui. Món cá nướng trui là món ăn phổ biến đến nỗi từ lâu đã đi vào ca dao tục ngữ  “Bắt con cá lóc nướng trui/ Làm

Giao thoa "Bún nước lèo" ở miền Tây

Dân Việt   - Người miền sông nước Tây Nam bộ hầu như ai cũng thuộc lòng câu thơ dân gian về mon ắn đặc trưng - tô bún nước lèo: Đi xa có nhớ quê nghèo/nhớ bún nước lèo, nhớ mắm Ba Xuyên. >> Bún canh Sài Gòn - món ăn chơi trong hẻm >> “Thăng hoa” mì Quảng >> Lạ miệng Bún súng, đặc sản Vũng Tàu >> Con cá rô trong đời sống sông nước miền Tây Bún nước lèo ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang tuy cùng cách thức chế biến và tên gọi nhưng vẫn có sự khác biệt ít nhiều, đó là do người chế và khẩu vị của người ăn ở từng địa phương trong vùng không hoàn toàn giống nhau. Đặc trưng dân gian của món ăn đã in dấu ấn khó phai trong tô bún nước lèo. Ăn sang thì tô bún có đủ món cá lóc tép bạc, heo quay, … đơn giản hơn thì con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo. Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc.  Ngải bún vốn là loại cây mọc hoang, sau đó được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh của mắm. M

Ly nông và giải pháp tam nông

Trần Hữu Hiệp (*) T hời báo Kinh tế Sài Gòn, t hứ Sáu,  14/3/2014, 11:00 (GMT+7) Để tránh tình trạng ly nông, cần có nhiều hơn nữa các cơ chế, chính sách hỗ trợ tam nông và được thực thi có hiệu quả. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ (TBKTSG) - Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất nước, nhưng hiện có một bộ phận không nhỏ nông dân, nhiều nhất là những người trẻ bỏ ruộng đồng, di cư lên thành thị để mưu sinh. Thực trạng này cần được nhìn nhận trên cả hai mặt, tích cực và tiêu cực của nó. Nên xem đây là một chỉ dấu quan trọng để rà soát lại kết quả triển khai các chủ trương lớn về tam nông, về xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nhằm có chủ trương, cơ chế, chính sách và hệ thống giải pháp thích hợp cho vùng này. Chỉ dấu để rà soát chính sách tam nông Xét trên bì