Trần Hữu Hiệp
SGGPO01/01/2024 10:45
Ngày 1-1 đánh dấu 20 năm xây dựng và phát triển (2004-2024) TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Cần Thơ là thành phố trẻ nhất trong nhóm 5 thành phố trực thuộc Trung ương và Hậu Giang là tỉnh trẻ nhất trong 12 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL.
Cần
Thơ là đô thị loại I, mang đặc trưng của một trung tâm đa chức năng, có sức thu
hút, tác động lan tỏa đến các địa phương trong vùng. Những năm qua, bộ mặt đô
thị của Cần Thơ ngày càng sáng hơn, tăng trưởng đạt khá, vai trò trung tâm vùng
thể hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, du
lịch, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu và là đầu mối
giao thông vận tải.
Tuy
nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chức năng của một đô thị lớn của Cần
Thơ chưa nổi trội. Cần Thơ là địa phương có quy mô nền kinh tế, dung lượng thị
trường và thu ngân sách nhỏ nhất trong nhóm 5 thành phố thành phố trực thuộc
Trung ương. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị của
Thành phố còn nhiều bất cập, chưa thật sự trở thành hạt nhân kết nối, tạo ra
đột phá phát triển vùng ĐBSCL.
Quy
hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và công bố với mục tiêu đến năm 2030 là cực tăng trưởng của
vùng, thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Tây
Đô.
Làm
gì để đạt mục tiêu, hiện thực hóa tầm nhìn và quy hoạch Thành phố? Cái mà Cần
Thơ cần là sự vượt trội phù hợp bối cảnh thực tiễn, khả năng huy động và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực. Cơ chế, chính sách đặc thù tăng chủ động cho Cần
Thơ đi liền với trách nhiệm, kiểm tra, giám sát của Trung ương liên quan đến
các lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư, tài chính, ngân sách, đất đai, quản lý đô
thị.
Không
có nhiều lợi thế như Cần Thơ, Hậu Giang là tỉnh có xuất phát điểm thấp, dân số
ít, đông nông dân, cơ sở hạ tầng khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ, nguồn thu
ngân sách hạn chế, nhưng có 2 năm liên tiếp sau đại dịch CoVid-19, tỉnh này
thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước. Tăng trưởng GRDP năm
2023 của Hậu Giang xếp thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bắc Giang, cao nhất vùng
ĐBSCL. Hậu Giang được ghi nhận là một trong những địa phương có sự năng động
vượt khó, nỗ lực xây dựng các thiết chế pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp, giảm chi
phí thời gian tiếp cận thị trường cho nhà đầu tư.
Tuy
nhiên, từ nỗ lực vượt khó đến phát triển bền vững của một địa phương là khoảng
cách đòi hỏi sự bứt phá liên tục. Thực tế không ít trường hợp tạo ra “hiện
tượng” rồi bị bỏ lại phía sau. Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố với mục
tiêu trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng ĐBSCL. Chiến lược phát
triển của Hậu Giang là “1 tâm, 2 tuyến, 3 thành, 4 trụ, 5 đột phá chiến lược.
Tỉnh
chọn 1 trung tâm là phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm công nghiệp
và đô thị của tỉnh. 2 tuyến hành lang kinh tế động lực là cao tốc Cần Thơ - Cà
Mau kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu, hình thành hành lang kinh tế trọng điểm của
tỉnh. 3 thành (3 đô thị trọng điểm) là Vị Thanh, Ngã Bảy và Long Mỹ. Trong đó,
thành phố Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh,
thành phố Ngã Bảy là đô thị ven sông Hậu và thị xã Long Mỹ là trung tâm tiểu
vùng Tây Sông Hậu trong thế liên kết phát triển của “tam giác’ Kiên Giang – Hậu
Giang – Sóc Trăng. 4 trụ cột kinh tế của tỉnh là công nghiệp hiện đại, nông
nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng. 5 nhiệm vụ trọng tâm
là hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ
các lĩnh vực; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công
nghiệp; phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân.
Vấn
đề cốt lõi của TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang vẫn là định vai trò, bố trí không
gian và huy động các nguồn lực phát triển, nhất là các nguồn lực mới sẽ được
tạo ra khi vùng ĐBSCL được quan tâm đầu tư các công trình trọng điểm mà địa
phương có chủ động đón đầu. Cần đặc biệt quan tâm tổ chức huy động vốn đầu tư,
giải quyết các “điểm nghẽn” hạ tầng, nhân lực, ứng dụng công nghệ và tăng cường
liên kết vùng ĐBSCL cùng phát triển.
https://www.sggp.org.vn/20-nam-song-sinh-can-tho-hau-giang-post720846.html
Nhận xét
Đăng nhận xét