Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2012

‘Mặc váy’ bê tông cho cây sưa

  Vài lời: Chuyện này thuộc dạng "xưa rồi Diễm", ai cũng biết, nhưng links cho nó vào mục CHUYỆN NGẤT NGƯỠNG để an ủi mấy cây sưa. Chúng mầy còn sướng hơn hòn đá bị bắt giam đó nhé.  . Những người quản lý vườn hoa Nam Cao, TP Phủ Lý (Hà Nam) vừa có sáng kiến độc đáo: đổ bê tông quanh gốc để bảo vệ cây sưa. Mỗi khối bê tông có hình dáng, kích cỡ như một ống cống được đặt theo chiều thẳng đứng từ gốc lên đến ngang thân cây sưa. Hàng cây sưa tại vườn hoa Nam Cao, TP Phủ Lý (Hà Nam) đã được đổ bê tông quanh gốc -   (Ảnh: Thái Bình ) Ông   Nguyễn Bá Đoàn , bảo vệ vườn hoa, cho biết cả vườn có khoảng 25 cây sưa (7-8 năm tuổi), nhưng gần hai năm qua bốn gốc sưa lớn nhất đã bị kẻ xấu đốn hạ. Cũng theo ông Đoàn, mặc dù đã đổ bê tông quanh gốc sưa nhưng có lần “sưa tặc” canh lúc đêm bẩy cả ống cống lên để luồn cưa vào cưa gốc khiến cây đổ làm vỡ cả ống cống (do ống cống xây không có móng)... “ May mà lực lượng bảo vệ vườn hoa phát hiện đán...

Tháo lồng cho hòn đá bị giam

Vài lời: Hòn đá đã được tháo lồng, nhưng "Tư duy lồng sắt" vẫn đóng. Thực ra đây là cuộc "di lý" hòn đá về trại giam mới mà thôi. Ngày 29.5, lãnh đạo H.Chư Sê (Gia Lai) đã quyết định tháo lồng, di lý hòn đá sau gần 1 tháng “tạm giam” tại sân trụ sở UBND huyện về nơi quản lý mới. Như   Thanh Niên   thông tin, Đoàn kiểm tra liên ngành của H.Chư Sê đã tiến hành cưỡng chế, tạm  giữ 3 hòn đá   của ông Lê Hùng Dũng và bà Trần Thị Sắc ở xã H’Bông vào hai ngày 28 và 29.3. Cuộc cưỡng chế, với sự có mặt của Phó chủ tịch UBND huyện này là ông Lê Đình Huấn, cuối cùng bất thành vì sự phản đối của ông Dũng và đông đảo người dân. Sau đó, đá đã bị tẩu tán đi đâu không rõ. Do vậy, UBND H.Chư Sê không có cơ sở xử lý vì không xác định được chủng loại đá. Chiếc lồng sắt trở nên vô dụng sau khi hòn đá được giải thoát - Ảnh: Trần Hiếu Riêng hòn đá của bà Sắc bị đưa lên xe về trụ sở UBND H.Chư Sê và sau đó bị “giam” trong một cái lồng sắt. Đến hôm qua, hòn đá này mới được tháo...

Để con cá tra chiến thắng trên đường đua xanh

Bài cuối: Đưa cá tra trở lại bầy đàn Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 31-5-2012 Trần Hữu Hiệp PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, Giám đốc Viện Nghiên cứu - Phát triển ĐBSCL, ưu tư: “Con cá tra đang bị người ta chặt ra làm 3 khúc. Khúc đầu cho nhà phân phối nước ngoài đưa lên bàn ăn với giá trị ước khoảng 15 - 17 USD/kg. Khúc giữa cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu (XK) fille khoảng 3,2  đến 3,4 USD/kg. Người nuôi chỉ được khúc đuôi từ 1,2  đến 1,4 USD/kg. Đây là “phần ăn” lắm xương. Người nông dân trước nguy cơ chịu rủi ro mất trắng, dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước, môi trường”. Nhắm đích, vượt đường đua Đề án cá tra ĐBSCL đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định mục tiêu: “Đến năm 2015, sản lượng cá nguyên liệu đạt 1,8 triệu tấn, sản phẩm XK đạt 750 nghìn tấn, tiêu thụ nội địa 150 nghìn tấn; giá trị kim ngạch XK đạt 2,2 tỉ USD, tạo việc làm cho 23 vạn lao động”. Đến cuối năm 2011, sản lượng cá tra đạt hơn 600.000 tấn, giá trị kim ngạch XK hơn 1,8 tỉ USD. ...

Độc đáo chùa Khmer Nam Bộ

(VOV) - Cộng đồng người Kh'mer miền Tây Nam Bộ luôn coi chùa là không gian văn hóa tâm linh, tinh thần, tôn giáo độc đáo riêng. CTV Vũ Thanh/VOV online Chùa luôn chiếm một vị trí trang trọng trong tâm thức mỗi người dân Khmer cho nên luôn được xây dựng bề thế, tôn nghiêm và mang đậm nét văn hóa Kh’mer điển hình với những nét chạm khắc tinh tế, công phu. Những mái cong, nóc nhọn, những ngọn tháp cao vút trong một không gian xanh bề thế của những vườn cây xanh mát. Những hình tượng, họa tiết tinh xảo mang đậm nét văn hóa Kh’mer có nguồn gốc từ Campuchia được hòa trộn với văn hóa bản địa của người Việt tạo nên những hình thái kiến trúc văn hóa “Chùa Kh’mer” độc đáo. Đối với cộng đồng người Việt ở miền Tây Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung, chùa Kh’mer đã trở thành một di sản văn hóa, tinh thần độc đáo, một đặc sản của Việt Nam đối với du khách bốn phương./. Phật giáo có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng người Kh'mer Nam Bộ. Chùa C...

Hậu trường thú vị phim Đồng Quê

Thứ ba, 29 Tháng 5 2012 15:29 (GMT+7) (TGĐA) - Phát sóng lúc 17h30 hàng ngày trên HTV9 kể từ 11/5/2012. Chủ Chiếu là một tay điền chủ giàu có, tham lam, độc ác, có máu dê khiến vợ chồng Tư Lộ phải bỏ điền trốn đi. Chẳng may qua sông gặp nạn, vợ con Tư Lộ chết mất xác. Tư Lộ bèn gia nhập vào băng cướp của Nữ Chủ. Cùng lúc mẹ con thím Hai Hậu đến thuê mảnh đất mà Tư Lộ để lại và lọt vào “tầm ngắm” của Chủ Chiếu. Hai Nghĩa (con thím Hai) là một thanh niên chất phác, tánh tình cương trực, lại đàn giỏi hát hay nên các cô gái đều mê, trong đó cả cô Ba con Chủ Chiếu. Bị cha mẹ ép gả cho con trai một gia đình giàu có, không thể chấp nhận, cô Ba đành bỏ nhà ra đi… Bên cạnh đó, sau sự cố Chủ Chiếu lén lút báo Hương quản Thân cho lính truy đuổi, bắn bị thương, mối thù của Tư Lộ với Chủ Chiếu càng thêm nung nấu…   22 tập phim   Đồng quê   của đạo diễn Lê Phương Nam được xây dựng dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Phi Vân, phản ánh đời sống cơ cực của người nông dân Nam B...