Tạp chí Đầu tư nước ngoài, số tháng 4-2012
Trần Hữu Hiệp
Trần Hữu Hiệp
Trong giai đoạn 2006-2010, vùng ĐBSCL đã vượt qua khó khăn thách thức do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng đạt 13%, cao hơn gần gấp đôi bình quân chung cả nước. Thành quả này có sự đóng góp quan trọng của khu vực doanh nghiệp FDI.
Vươn lên tầm cao. Ảnh Trương Duy |
Vùng ĐBSCL đã thu hút được 358 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7,61 tỷ USD. Trong đó, khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 289 dự án, tổng vốn đăng ký 3,75 tỷ USD, chiếm 80,7% số dự án và 49,3% vốn đầu tư. Ngành kinh doanh bất động sản có 10 dự án với số vốn đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 24,6% tổng số vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện có 4 dự án, tổng vốn gần 800 triệu USD, chiếm 10,5% tổng số vốn. Còn lại là các ngành lĩnh vực khác.
FDI phân theo địa phương, thì Long An giữ vị trí dẫn đầu với 226 dự án, tổng vốn đầu tư là 2,54 tỷ USD, chiếm 63,1% số dự án và 33,4% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn Vùng. Kế đến là Kiên Giang có 9 dự án, tổng vốn đăng ký 2,33 tỷ USD, chiếm 30,7% và Cà Mau có 5 dự án, tổng vốn đăng ký 779,5 triệu USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả Vùng.
Lũy kế đến đầu tháng 4-2012, ĐBSCL có 682 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 10,472 tỉ USD, xếp thứ 4/6 vùng cả nước, cao hơn Tây Nguyên và vùng Trung du miền núi phía Bắc.
FDI chủ yếu vào vùng kinh tế trọng điểm
Nhiều năm liền, vốn FDI chủ yếu tập trung vào các tỉnh Long An, Tiền Giang nhờ lợi thế liền kề thành phố Hồ Chí Minh, “cửa ngõ Miền Tây” và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hai tỉnh này chiếm 43,5% tổng vốn FDI của toàn vùng năm 2010. Gần đây, “Tứ giác phát triển” (Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang) cũng trở thành địa bàn trọng điểm thu hút FDI. Đến đầu tháng 4-2012, các địa phương này có 108 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 4.780 triệu USD, chiếm hơn 45,6% tổng vốn toàn vùng.
Kết quả thu hút FDI những năm gần đây của ĐBSCL đã có những khởi sắc nhờ những cải thiện về cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư phát triển 3 khâu đột phá là: giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo và dạy nghề; thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, tăng cường đầu tư cho thành phố Cần Thơ - trung tâm vùng; Phú Quốc - Kiên Giang; trung tâm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau và bước đầu hình thành phát huy vai trò vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thu hút FDI của vùng vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. ĐBSCL là trọng điểm nông nghiệp số 1 của cả nước, nhưng chưa thu hút được nhiều vốn FDI vào ngành này, nhất là lĩnh vực chế biến nông, thuỷ sản, sau thu hoạch, dịch vụ hậu cần phục vụ nông nghiệp.
Cần có chiến lược mới về thu hút đầu tư đến năm 2015
Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010, những khâu đột phá của vùng được xác định trong 5 năm tới (2011-2015) là: tiếp tục tập trung phát triển hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, giáo dục đào tạo, y tế, dạy nghề và xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, ưu tiên thu hút FDI của vùng vào những ngành, sản phẩm chủ lực của vùng như lúa gạo, thủy sản, trái cây, các lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản phục vụ xuất khẩu; phát triển công nghiệp sử dụng khí; công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản; dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản.
Đ0ể tạo động lực mới cho các luồng vốn FDI vào khu vực ĐBSCL nhiều hơn và phù hợp với định hướng, cần có những giải pháp mạnh mẽ và phù hợp hơn nữa, Cụ thể là nên tập trung vào 3 giải pháp quan trọng sau:
Một là, xây dựng Chiến lược FDI của vùng. Cùng với việc điều chỉnh qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020, cần triển khai các qui hoạch: xây dựng, giao thông, thủy lợi ...; đặc biệt là Chiến lược và quy hoạch thu hút đầu tư FDI của vùng.
Hai là, tăng cường liên kết vùng. Theo đó, cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết vùng trong thu hút vốn, tạo môi trường đầu tư chung, cơ sở hạ tầng dùng chung, “phân công, phân vai” giữa các địa phương trong vùng cùng với liên kết sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp ĐBSCL. Liên kết vùng được xem là giải pháp có tính chiến lược nhằm đẩy mạnh thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI vào ĐBSCL.
Ba là, đổi mới công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Cần xây dựng và triển khai đề án tổng thể xúc tiến đầu tư - thương mại du lịch vùng ĐBSCL. Đưa công tác vận động, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài theo Chiến lược vùng, quy hoạch chung, sự liên kết theo từng chuyên đề, lĩnh vực và theo vùng.
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO VÙNG ĐBSCL PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG
(Các dự án còn hiệu lực đến đầu tháng 4-2012)
| ||||||||||||||
TT
|
Địa phương
|
Số dự án
|
Tổng vốn đầu tư (USD)
|
Vốn điều lệ (USD)
| ||||||||||
Long An
|
408
|
3,636,721,841
|
1,437,317,636
| |||||||||||
Tiền Giang
|
44
|
840,410,280
|
311,329,246
| |||||||||||
Bến Tre
|
23
|
167,938,411
|
113,345,697
| |||||||||||
Trà Vinh
|
30
|
146,513,596
|
76,540,596
| |||||||||||
Vĩnh Long
|
19
|
91,374,240
|
70,964,240
| |||||||||||
Đồng Tháp
|
16
|
46,830,537
|
40,970,537
| |||||||||||
An Giang
|
16
|
121,760,190
|
57,975,620
| |||||||||||
Kiên Giang
|
28
|
3,024,811,625
|
1,434,299,850
| |||||||||||
Cần Thơ
|
58
|
852,845,488
|
733,657,442
| |||||||||||
Hậu Giang
|
9
|
673,516,666
|
387,716,666
| |||||||||||
Sóc Trăng
|
9
|
29,643,000
|
16,363,000
| |||||||||||
Bạc Liêu
|
16
|
59,175,370
|
41,919,411
| |||||||||||
Cà Mau
|
6
|
780,100,000
|
6,500,000
| |||||||||||
ĐBSCL
|
682
|
10,471,641,244
|
4,728,899,941
| |||||||||||
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - MPI
Nhận xét
Đăng nhận xét