SGGP, thứ ba, 08/05/2012, 02:44 (GMT+7) | ||
Trần Hiệp Thủy
Dự kiến chương trình xây dựng hệ thống kho chứa 4 triệu tấn lúa ở ĐBSCL (1,5 triệu tấn kho cũ, xây mới kho chứa 2,5 triệu tấn) sẽ hoàn thành chậm nhất vào cuối năm 2011. Nhưng đến nay, mới làm được 1 triệu/2,5 triệu tấn kho, bằng 40%. Đặc biệt, vì nhiều lý do, việc xây dựng kho chứa lúa tại các địa phương như Long An (kho 350.000 tấn), Đồng Tháp (kho 310.000 tấn), Hậu Giang (kho 130.000 tấn), Cần Thơ (kho 450.000 tấn)... hiện còn là kế hoạch nằm trên giấy. Câu chuyện xây “bồ lúa” quốc gia cho vựa lúa ĐBSCL lại phải kéo dài thêm tập hai, cần 2 năm nữa mới xong. Đó là nói theo kế hoạch, còn thực tế “hãy để xem”.
Theo Quyết định 3242/QĐ-BNN-CB của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, hệ thống kho chứa 4 triệu tấn lúa được đầu tư cùng với các kho lẻ do tư nhân tự xây sẽ đảm bảo thu mua hết hơn 10 triệu tấn lúa hàng hóa/năm cho dân, dự trữ lúa gạo trong vòng 6 tháng, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất của người trồng lúa và nhà chế biến, xuất khẩu; chủ động điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo trước những biến động của thị trường.
Chính phủ cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích việc đầu tư xây dựng kho chứa. Theo đó, các doanh nghiệp tham gia đầu tư được ưu đãi vay vốn lãi suất 6,5%/năm và vay mức ưu đãi 0% để mua các loại máy móc hiện đại nhập khẩu; được miễn tiền thuê đất trong vòng 5 năm kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Nhà nước hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng, 30% kinh phí để hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu vực xây dựng kho chứa, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu hoạt động và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.
Một “bồ lúa” hiện đại là niềm mơ ước của nông dân ĐBSCL, là nhu cầu bức xúc Chính phủ đã sớm nhận ra và “chỉ đạo quyết liệt”, nhưng tiếc thay, đến nay còn phải chờ đến năm 2013. Nhưng nhiều người lo ngại việc gia hạn tiến độ xây dựng các kho chứa sau gần 2 năm nữa cũng chưa chắc hoàn thành. Ngoài các kho chứa của Vinafood 1 & 2 đầu tư tại Cần Thơ, Trà Vinh, Kiên Giang… đạt khoảng 75% - 80% kế hoạch, còn lại các kho chứa giao địa phương đầu tư rất chậm và đang gặp khó khăn. Hiện mới có 3/11 tỉnh là An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng phê duyệt danh mục đầu tư để giao các doanh nghiệp thực hiện. Địa phương đang gặp khó về vốn vay ngân hàng; giải phóng mặt bằng… Dự kiến đến hết năm nay, tổng kho chứa lúa tại ĐBSCL sẽ đạt 3 triệu tấn, bằng 75% kế hoạch. Nghĩa là trong 8 tháng cuối năm phải xây dựng thêm kho mới 500.000 tấn, chủ yếu do Vinafood 1 và Vinafood 2 thực hiện. Còn các kho mới với mức dự trữ 1 triệu tấn (do các tỉnh ở ĐBSCL được giao thực hiện) sẽ hoàn thành trong năm 2013. Cũng có ý kiến đề nghị cần rà soát lại hệ thống và năng lực trữ lúa của tư nhân tự đầu tư thời gian qua để “cân đối cung - cầu”, tránh đầu tư lãng phí.
Chuyện xây “bồ lúa” cho vựa lúa của quốc gia, sau hơn 2 năm thực hiện, chậm tiến độ và vẫn còn loay hoay, cần được tập trung dứt điểm để nâng cao năng lực bảo quản sau thu hoạch, ứng phó giá cả thị trường, góp phần hiện đại hóa ngành sản xuất lúa gạo ĐBSCL.
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét