Chuyển đến nội dung chính

Vị đậm đà trong tô bún nước lèo Sóc Trăng

Tô bún nước lèo nóng hổi, hòa lẫn mùi thơm của sả với ngải bún, vị mặn ngọt của mắm, mùi hăng của các loại rau mùi cùng với vị cay cay của ớt...
Món
Món ăn thơm ngon đậm đà nhờ kết hợp nhiều loại gia vị trong quá trình nấu nước lèo.
Ở các tỉnh miền Tây Nam bộ có nhiều món ăn ngon từ bún, có thể kể đến bún nước lèo Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh... nhưng ngon và nổi tiếng phải nhắc tới bún nước lèo Sóc Trăng. Món ăn đặc trưng giàu đạm, ăn kèm các loại rau như húng lủi, rau thơm... nên có nhiều chất xơ. Đây còn được xem là một đặc sản ẩm thực có xuất xứ từ người Khmer, bởi vì yếu tố đặc sắc của món bún này là mắm. Món mắm này xuất phát từ người Khmer, Campuchia và nó đã trở thành gia vị làm nên món ăn ngon của vùng Sóc Trăng.
Để nấu món này, trong thành phần gia vị nên có cây ngải bún vì đây là gia vị khử mùi tanh của mắm và làm thơm nước lèo. Nét đặc biệt của nước lèo Sóc Trăng là không lợn cợn mà trong veo, bởi nó được nấu bằng một công thức khá lạ. Chị Ngọc Liên, chủ quán bún nước lèo Sóc Trăng, cho biết, khi nấu nước lèo người Sóc Trăng không cho trực tiếp các nguyên liệu vào nồi như thông thường, mà chứa tất cả vào một chiếc túi lọc rồi nấu đến khi cốt tan ra. Đặc biệt, nước lèo được nấu cùng nước dừa tươi nên có vị ngọt thanh tự nhiên. Chính vì thế mà nước lèo mới trong, ngọt thanh, rất ngon.
Chị Liên còn cho rằng, món ăn sẽ trở nên ngon hơn nhờ vào cọng bún, bởi cọng bún nước lèo Sóc Trăng được làm từ loại gạo dẻo, tốt nhất là gạo mùa, ngâm nước qua đêm rồi xay trong cối đá dạng bột nước. Bột lại được nhồi thật dẻo và nắm thành từng cục, sau đó cho vào khuôn bún và vặn để bột tạo sợi qua khuôn. Các sợi bún rơi xuống nồi nước sôi và được làm chín tại đây. Người làm bún vớt bún đã chín trong nồi nước sang một nồi nước thật trong, pha âm ấm, sau đó bắt thành từng con bún để lên thúng tre đã lót lá chuối tươi.
Nước lèo được nấu bằng xương ống, xương sườn lợn, tôm thẻ ninh nhỏ lửa trong nước, hớt bọt để lấy nước dùng trong, ngọt; hoặc có thể nấu từ củ cải trắng và thêm nước dừa tươi cho có độ ngọt thanh. Sau đó gia thêm mắm bằng cách: mắm cá sặc nấu với nước, sôi hớt bọt kỹ, lọc bỏ xương lấy nước. Cho nước mắm vào nấu chung với nước hầm xương, cá, nước dừa xiêm và thêm nước lã. Kế đến mới cho ngải bún, sả cây vào nấu sôi. Đây là giai đoạn quan trọng phải hớt bọt thật kỹ thì nồi nước lèo mới trong. Nêm nếm lại cho vừa ăn là dùng được.
Bún nước lèo còn được ăn kèm chung với một số loại thực phẩm khác như thịt lợn quay, cá, thịt, tôm tươi và các loại rau... Cá thì dùng thịt cá lóc đã xử lý hết xương, tôm tươi lột vỏ, thịt lợn quay cắt vừa ăn… Rau sống thì có rau muống bào, hoa chuối thái mỏng, giá hẹ, rau húng quế, chanh và ớt. Đặc biệt, chính nước chấm được nấu từ me, nước mắm ngon, hòa cùng đường tạo nên hỗn hợp nước chấm ngon và hấp dẫn.
Cho bún đã chần vào tô, xếp cá đã gỡ bỏ xương, thịt quay cắt miếng vừa ăn, tôm tươi, cho thêm hẹ cắt khúc và vài lá rau thơm lên trên mặt. Sau đó, bạn nhẹ nhàng múc nước lèo sôi cho vào tô ăn kèm với rau ghém, chanh, ớt và nước chấm mắm me.
Vị mằn mặn thơm phức của mắm, thơm giòn của thịt quay, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo đã làm nên một món ăn đậm chất Tây Nam bộ.
Trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Việt, Hoa và Khmer, bún nước lèo trở thành món ăn không chỉ của riêng người dân Sóc Trăng, mà còn là món ăn phổ biến của các dân tộc miền Nam.
Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé ngay lòng chợ Bàn Cờ, quận 3 để tìm đến và thưởng thức món ăn ngon này. Giá một tô bún chỉ có 20.000 đồng.
Tô bún nước lèo Sóc Trăng gồm có tôm tươi, lợn quay, thịt cá hấp...
Các nguyên liệu tươi sẽ góp phần làm cho món ăn thêm ngon hơn.
Đầu cá hấp nếu như bạn có nhu cầu dùng thêm.
Rau dùng bún gồm rau muống, hoa chuối, giá, hẹ...
Nước chấm được nấu từ nước mắm ngon, đường và me chua.
Thư Kỳ (Theo ngoisao)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...