Chúc mừng những nghệ sĩ được vinh danh Nghệ sĩ nhân dân; trong số đó, hầu hết là người gốc đồng bằng mà tôi biết: Viễn Châu, Lệ Thủy, Lý Huỳnh, ... | ||||||||||||
SGGP, Thứ bảy, 12/05/2012, 23:40 (GMT+7) | ||||||||||||
Nhà nước vừa phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) cho những nghệ sĩ, đạo diễn, nhạc sĩ… đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nước nhà. Báo SGGP xin giới thiệu đến độc giả một số NSND của TPHCM vừa được phong tặng, trong đó có những nghệ sĩ được đặc cách như: Viễn Châu, Bạch Tuyết, Kim Cương, Lệ Thủy, Ngọc Giàu...
Nhắc đến “Vua vọng cổ” Viễn Châu – danh cầm Bảy Bá, ai cũng nhớ đến tài hoa sáng tác của ông trong hàng ngàn bản vọng cổ và đặc biệt là “Tình anh bán chiếu” đã góp phần đưa tên tuổi của NSƯT Út Trà Ôn lên hàng “Đệ nhất danh ca”. Có không ít nghệ sĩ nhiều thế hệ đã tôn ông như “Ông Tổ sống” của cải lương.
NSND Viễn Châu là một soạn giả viết khỏe, viết đều, viết nhiều, viết vọng cổ hay. Trong những bản vọng cổ của ông, lời văn luôn được trau chuốt và chất chứa cả thơ, nhạc, hình ảnh, nên khi nghệ sĩ hát lên là hình dung ngay được không gian, sự việc… rất sống động. Hiện nay, mặc dù đã 89 tuổi, tay đã run, mắt yếu, nhưng khi thích thú một điều gì đó hoặc có lời “đặt hàng” của nghệ sĩ thân quen là ông lại hào hứng sáng tác.
Có một điều nhiều người chưa biết về soạn giả tài hoa này là khả năng… viết truyện ma của ông. Trong cuộc trò chuyện gần đây với chúng tôi, ông kể: “Trước giải phóng, tôi cũng là một cây bút quen thuộc của hơn một chục tờ báo ở Sài Gòn. Tôi chuyên sáng tác truyện ma để đăng báo. Không hiểu sao lúc đó tôi lại rất thích viết truyện ma…”.
Có sự ngẫu nhiên cũng khá thú vị là cuối tháng 3-2012, nghệ sĩ Lệ Thủy làm liveshow cuối cùng của mình – “Nửa thế kỷ tiếng hát Lệ Thủy” thì đúng một tháng sau – cuối tháng 4-2012, chị nhận tin vui – được phong tặng NSND! Có theo dõi hết liveshow của nghệ sĩ Lệ Thủy mới thấy được lực ca diễn, sự đam mê cải lương của chị vẫn ngọt ngào và cháy bổng như ngày nào. Tuy lớn tuổi nhưng chị vẫn miệt mài tập luyện để có thể diễn trọn một vai diễn, một vở tuồng thì thật đáng nể. Chị phấn khởi: “Tôi sẽ hát cho đến khi nào không còn hát nổi nữa mới thôi…”.
Với khán giả mê kịch, những vai diễn, vở diễn của Kỳ nữ Kim Cương đã rất đỗi thân quen. Khán giả không chỉ nhớ đến các nhân vật, những “đứa con tinh thần” mà chị đã dày công sáng tạo nên mà còn nhớ đến giọng nói, cách diễn và cả ánh mắt hút hồn của một nghệ sĩ tài năng hiếm có. Cả chục năm nay, chị xa sân khấu, nhưng lại dấn thân không mệt mỏi vào những hoạt động từ thiện. Tất cả thời gian chị đều dành cho công tác từ thiện, đặc biệt là mang ánh sáng đến với những người mù nghèo khó.
Cho nên nhiều năm qua, có người bảo Kỳ nữ Kim Cương là một trong những “nguồn sáng” của người mù. Đặc biệt, những hoạt động từ thiện của nghệ sĩ luôn diễn ra lặng lẽ, không phô trương, giống như các công việc thường ngày khác của chị. Sau khi được Nhà nước phong tặng NSND chị rất xúc động và dự tính quay lại sàn diễn để tri ân khán giả, cũng như gây quỹ từ thiện giúp đỡ những cảnh đời khó khăn.
Trong giới nghệ sĩ, NSND Ngọc Giàu là một trong những tấm gương vượt khó vươn đến thành công, để cho không ít diễn viên trẻ phấn đấu noi theo. Chị dấn thân theo nghề hát từ rất sớm và nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công. Mới 13 tuổi chị đã đóng đào chính với các kép hát nổi tiếng. 14 tuổi lại được hãng đĩa danh tiếng ASIA ký hợp đồng. Đến năm 15 tuổi chị đoạt giải Thanh Tâm dành cho diễn viên trẻ triển vọng. Sau đó 3 năm lại đoạt tiếp giải Thanh Tâm dành cho diễn viên xuất sắc.
Trên sân khấu cải lương và kịch nói, hài kịch, NSND Ngọc Giàu đóng rất nhiều vai khác nhau, từ vai đào lẳng đến bà mẹ hay kể cả những vai giả trai… chị đều thể hiện rất tốt. Đặc biệt, trong vở cải lương nổi tiếng “Đời cô Lựu”, NSND Ngọc Giàu trình diễn vai Bảy Cán Vá rất xuất sắc. Chị là một trong những nghệ sĩ TPHCM đầu tiên được phong danh hiệu NSƯT vào năm 1979. Gần đây, NSND Ngọc Giàu tham gia diễn kịch ở Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần và hát cải lương ở phòng trà.
Trong giới sân khấu, đạo diễn Trần Ngọc Giàu luôn được các đoàn hát “ưu tiên” mời dàn dựng vở diễn. Ngoài dàn dựng kịch, cải lương, phim truyền hình, làm cố vấn nghệ thuật cho một số vở diễn, đạo diễn Trần Ngọc Giàu còn giảng dạy tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TPHCM.
Nhiều năm gắn bó với sân khấu và giảng dạy, NSND – đạo diễn Trần Ngọc Giàu luôn trăn trở về thực trạng sân khấu cũng như công tác đào tạo hiện nay. Anh từng chia sẻ, bây giờ làm sân khấu rất khó khăn, diễn viên luôn bận chạy show, thời gian luyện tập rất ít nên dẫu có muốn sáng tạo mới cho vai diễn, vở diễn cũng khó lòng thực hiện được.
Được tham gia ngay bộ phim đầu tiên khi miền Nam hoàn toàn giải phóng: Cô Nhíp (đạo diễn Khương Mễ - thực hiện năm 1976), đến nay, sau 36 năm gắn bó với điện ảnh cách mạng Việt Nam, NSND Lý Huỳnh đã đóng 52 phim, từng nhận giải Bông Sen Vàng nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai ông Hai Lúa (phim Vùng gió xoáy).
Trong vai trò nhà sản xuất phim, Hãng phim Lý Huỳnh đã sản xuất 31 bộ phim (8 phim nhựa và 23 phim video). Ông đã làm đạo diễn 7 phim truyện và tham gia chỉ đạo võ thuật cho 22 bộ phim. Hãng phim Lý Huỳnh sản xuất nhiều bộ phim truyện về đề tài lịch sử, dã sử. Bộ phim Tây Sơn hào kiệt do ông làm tổng đạo diễn đã vinh dự được chọn là một trong hai bộ phim truyện nhựa công chiếu dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Hiện ông đang chuẩn bị thực hiện bộ phim về nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân. “Làm phim đề tài lịch sử khó lắm, nhưng tôi vẫn làm vì mong muốn lớp trẻ hiểu, ghi nhớ công ơn của cha ông, các anh hùng dân tộc” – NSND Lý Huỳnh chia sẻ.
Sinh ra trong một gia đình có bốn đời hoạt động nghệ thuật nên ông đã nối tiếp nghề của ông cha. Ông theo học ngành âm nhạc dân tộc đến năm 1971, sau đó làm việc tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Năm 1988 chuyển vào công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen đến nay. Trong 47 năm theo nghề, NSND Trần Chính chịu khó học hỏi, rèn luyện, ông có thể sử dụng thành thục nhiều loại nhạc cụ như đàn nhị, đàn tranh, đàn kìm, đàn đá, T’rưng, đàn bầu, bộ gõ… và cả sáng tác.
Có thể kể đến một số tác phẩm âm nhạc dân tộc mà ông tham gia đã đoạt giải thưởng tại các hội diễn ca múa nhạc dân tộc như: hòa tấu bộ gõ trống Việt, hòa tấu dàn nhạc Duyên kỳ ngộ, các độc tấu đàn kìm, đàn T’rưng, đàn bầu. Đó là những sáng tác mang hơi hướng đương đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng được thị hiếu của thị trường và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng trong và ngoài nước.
Nhóm PV VHVN
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét