Chuyển đến nội dung chính

Hậu trường thú vị phim Đồng Quê

Thứ ba, 29 Tháng 5 2012 15:29 (GMT+7)
(TGĐA) - Phát sóng lúc 17h30 hàng ngày trên HTV9 kể từ 11/5/2012.
Chủ Chiếu là một tay điền chủ giàu có, tham lam, độc ác, có máu dê khiến vợ chồng Tư Lộ phải bỏ điền trốn đi. Chẳng may qua sông gặp nạn, vợ con Tư Lộ chết mất xác. Tư Lộ bèn gia nhập vào băng cướp của Nữ Chủ. Cùng lúc mẹ con thím Hai Hậu đến thuê mảnh đất mà Tư Lộ để lại và lọt vào “tầm ngắm” của Chủ Chiếu. Hai Nghĩa (con thím Hai) là một thanh niên chất phác, tánh tình cương trực, lại đàn giỏi hát hay nên các cô gái đều mê, trong đó cả cô Ba con Chủ Chiếu. Bị cha mẹ ép gả cho con trai một gia đình giàu có, không thể chấp nhận, cô Ba đành bỏ nhà ra đi… Bên cạnh đó, sau sự cố Chủ Chiếu lén lút báo Hương quản Thân cho lính truy đuổi, bắn bị thương, mối thù của Tư Lộ với Chủ Chiếu càng thêm nung nấu…  
22 tập phim Đồng quê của đạo diễn Lê Phương Nam được xây dựng dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Phi Vân, phản ánh đời sống cơ cực của người nông dân Nam Bộ thời thực dân phong kiến, phải sống dưới sự áp bức bóc lột của bọn cường hào ác bá đia chủ bấy giờ, cùng những phong tục tập quán của vùng Đồng bằng Sông Cửu long- Cà Mau - Bạc Liêu vào những năm 1930-1945 và công cuộc mưu sinh trên vùng đất phương Nam nước Việt. Bối cảnh bộ phim được quay tại Cà mau, Long An, Bình Dương, Phước Hải (Đồng Nai), Bến Tre,  Cần Giờ.
IMG_8677
Đậm đà điệu lý tình quê
Lịch sử miền tây Nam bộ gắn liền với ca cổ, với những điệu hò tình quê. Phim Đồng quê có rất nhiều đoạn ca cổ, những bài vọng cổ đến nhịp 16, nhất là khi nhân vật chính- Hai Nghĩa- lại là một người vừa biết đàn kìm vừa biết hát. Ngay khi chọn diễn viên, đạo diễn đã “nhắm” vào những người có chất giọng tương đối tốt, có khả năng cảm được cái hồn của bài hát, dù rằng chỉ nhép miệng theo bài hát đã được thu play back sẵn. Cho nên, các diễn viên chính như Ngọc Hùng, Phương Khánh…đều phải dành thời gian tập dượt rất kỹ, để hát cho đúng khẩu hình và không bị rớt nhịp.
hanh_thuy
Vượt lên chính mình
Phương Khánh, Minh Thảo, nhất là Đình Toàn lần đầu làm quen với sông nước, ruộng đồng, phải dầm mưa dãi nắng học cắt lúa, đập lúa, chẻ lát, chèo xuồng…y như nông dân thật. Còn Hạnh Thúy, trước khi quay, nhờ bà ngoại dạy cho ăn trầu để vào vai bà Chủ Chiếu đanh đá.
“Vịt kêu đồng” Ngọc Hùng thì đã quá quen với thể loại phim đồng quê, nên không ngại đường xa ngồi trên chiếc 50 phân khối từ Sài Gòn chạy xuống Cần Giờ, đèo thêm cô bạn Phương Khánh ở gần nhà.
Dinh_Toan_vai_Tinh_va_Ngoc_Hung_vai_Hai_Nghia
Phim quay ròng rã 7 tháng trời, nên Ngọc Hùng có thời gian nuôi râu tóc cho đúng hình ảnh của nhân vật, mà không cần phải gắn râu giả.
Khổ vì chiếc… chiếu
Cũng như đàn anh Đình Toàn, Phương Khánh (từng tham gia phim Nụ hồng bóng đêm, Bảo mẫu thời @, Cá cược cuộc đời, Màu xanh đôi mắt, Cưới ngay kẻo lỡ) cũng phải chật vật làm quen với sông nước trước khi vào phim. Lúc tập chèo xuồng thì có thầy theo giám sát, nhưng khi quay cảnh Yến gặp Hai Nghĩa, cô vẫn bị té xuống sông, uống nước quá bẩn, muốn ói mà cũng không dám vì đang quay, sợ bị đạo diễn la.
image24
Cảnh Yến và Nghĩa hôn nhau, đạo diễn tinh tế “bỏ nhỏ” Ngọc Hùng nên “chủ động” cho Phương Khánh đỡ ngượng. Chỉ chạm môi thôi, mà cô nàng cũng cảm thấy lúng túng, không ngờ đúng theo ý đồ của đạo diễn: gái quê thời đó ngại vậy là đúng!
Trong phim có cảnh thím Hai (mẹ Hai Nghĩa) và Yến dệt chiếu, được quay tại Đồng Nai. Đoàn nhờ bà Út chuyên dệt chiếu “phụ đạo” cho Hoài An và Phương Khánh. Nhìn thì đơn giản, nhưng khi bắt tay vào làm, thì cả Hoài An lẫn Phương Khánh đều ê chề, vì…khó quá, có sợi dây mà luồn mãi cũng không xong. Thế là hai chị em đành phải nhắm mắt xuôi tay cố nhớ vài động tác để lên hình như người làm chiếu chuyên nghiệp.
Khi Minh Thảo múa võ
Không chỉ phải học gánh lúa, đánh xe bò, cắt lúa, các điệu hò giao duyên, Minh Thảo còn phải học múa roi, đi quyền cho ra cô Én, con của võ sư Hai Hóa. Nhưng nhờ có căn bản Taekwondo từ nhỏ mà cô học rất nhanh. Tuy vậy, lúc quay cảnh Én dợt võ cùng Ất, do phối hợp không ăn ý, khi Minh Thảo phang vô chân Ất, Thanh Danh nhảy chậm một bước, trúng đòn của Minh Thảo đến rướm máu.
ngoc_hung
Biên kịch: Nguyễn Trọng Nghĩa  
Đạo diễn: Lê Phương Nam
Biên tập: Nguyễn Tường Phương
DOP: Đặng Phúc Yên 
Thiết kế mỹ thuật: NSƯT Lê Trường Tiếu
Âm nhạc: NS Ngọc Sơn
Diễn viên: Ngọc Hùng (Hai Nghĩa), Đình Toàn (Tình), Nguyễn Hậu (Chủ Chiếu), Hạnh Thúy (vợ Chủ Chiếu), Minh Thảo (Én), Phương Khánh (Yến), Châu Kha (Cô Ba), Lê Bình (thầy Cao Đệ), Hoài An (thím Hai Hậu, mẹ Hai Nghĩa), Thạch Kim Long (Tư Lộ), Trung Hậu (Nữ Chủ), Cao Thanh Danh (Ất), Mai Hoàng Chung (Sửu)...

Giang Trúc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...