Lê
Vũ Tuấn
Tháng
4.2012, đúng dịp khai mạc Triển lãm-hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát
triển ĐBSCL, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành quyển sách mang tựa đề
nêu trên (ảnh). Chỉ qua 120 trang in, 3 tác giả Nguyễn Phong Quang, Trần Hữu
Hiệp, Võ Hùng Dũng đã dựng lên bức tranh toàn cảnh về một thập niên “vật lộn
với khó khăn” trên vựa lúa lớn của thế giới, đồng thời “xới lên” hàng loạt vấn
đề nhằm đánh thức tiềm lực cho mảnh đất Chín Rồng.
Liên
kết vùng - mệnh lệnh của phát triển
Ý
chí chính trị, tư tưởng chủ đạo, “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt 10 năm thực hiện Nghị
quyết 21 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh
tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 - 2010, dưới
mắt các tác giả, là liên kết vùng. Lý giải thành tựu - nhờ sự tiến bộ của liên
kết vùng. Nhận định hạn chế - do thiếu triệt để trong liên kết vùng.
Để
biến ĐBSCL thành nơi đóng góp gần 100% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, chiếm
hơn 20% lượng gạo thương mại của thế giới; hình thành, phát triển một số cụm
ngành quan trọng liên kết công nghiệp - nông nghiệp và thương mại như lúa gạo,
tôm, cá, cây ăn quả để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, theo phân tích của
tác giả Nguyễn Phong Quang - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
(BCĐTNB), là nhờ liên kết vùng. Thông qua liên kết vùng, 13 tỉnh, thành “khắc
phục tình trạng không gian kinh tế bị chia cắt theo địa giới hành chính, tình
trạng “mạnh ai nấy làm” hay đầu tư theo “phong trào”..., hướng trọng tâm vào
việc phát huy thế mạnh của các sản phẩm chủ lực, đặc thù của vùng, gia tăng
chuỗi giá trị hàng hóa”, tăng cường liên kết với TPHCM và đang mở rộng không
gian liên kết với các nước tiểu vùng Mekong và ASEAN.
Và
điều được tác giả tâm đắc khi nhìn lại một thập niên “vật lộn với khó khăn” là
BCĐTNB đã cùng với Trường ĐH Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu cây ăn
quả miền Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan và 13 tỉnh, thành trong vùng
xây dựng Đề án liên kết vùng ĐBSCL thực hiện tam nông (nông nghiệp, nông dân,
nông thôn) với 5 dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; cây ăn trái;
thủy sản (tôm, cá tra); đào tạo nghề cho
nông dân; và cơ chế, chính sách để thực hiện điều đó.
Đột
phá từ cách nhìn mới
Bên
cạnh “tác phẩm” lớn vừa nêu, cần phải kể thêm nỗ lực của BCĐTNB trong việc phối
hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Bộ
GDĐT, các trường ĐH: Kiến trúc, Y dược, Kinh tế TPHCM, Xây dựng miền Tây tăng
cường đào nhân lực theo nhu cầu sử dụng của 13 tỉnh, thành (cao cấp lý luận
chính trị - hành chính, kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch, kỹ sư xây dựng, bác sĩ
đa khoa, chuyên khoa, thạc sĩ chính sách công) và đang phối hợp xây dựng để
trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đặc thù phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL
nhằm mục tiêu cơ bản giải quyết tình trạng “tụt hậu” của vùng trong lĩnh vực
này.
Từ
vị trí công tác của mình, 2 tác giả Võ Hùng Dũng - Giám đốc Phòng Thương mại -
công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - và đặc biệt là Trần Hữu Hiệp - Vụ
trưởng Vụ Kinh tế-xã hội BCĐTNB - đã phân tích tương đối toàn diện và sâu sắc
thực trạng kinh tế ĐBSCL, đồng thời xới lên nhiều vấn đề cần lưu ý trên đường
phát triển. Nổi bật là các bài: “Bỏ quên xúc tiến đầu tư theo vùng”, “Thu hút
FDI vào ĐBSCL: Cần chiến lược, tư duy và cách làm mới”, “Khơi thông “điểm
nghẽn” FDI vào nông nghiệp”, “Cluster”
trong nông nghiệp ở ĐBSCL”, “Từ “chén cơm đầy” đến “chén cơm ngon”... Giống như
“nhà khai sáng”, tư tưởng liên kết vùng được các tác giả rọi chiếu vào mọi khía
cạnh của nền kinh tế, làm hiện rõ đâu là lực cản của quá khứ, đâu là mầm mống
của tương lai. Đáng chú ý là luận điểm cần có “cơ chế quản trị vùng”, chính
danh vai trò “nhạc trưởng, hình thành ngân sách vùng...
Tuy
chưa hoàn chỉnh, nhưng đây là ấn phẩm đầu tiên ở Việt Nam đề cập kỹ nhất về
liên kết vùng dựa trên thực tiễn tại một trong những vựa lúa lớn nhất thế giới.
Vì thế, nó thật đáng quý.
Nhận xét
Đăng nhận xét