Chuyển đến nội dung chính

Tiếng và Văn


BÁO LAO ĐỘNG CUỐI TUẦN, Thứ sáu 04/05/2012 07:00
“Tiếng Việt còn thì nước ta còn”! (Phạm Quỳnh), “Khi Nguyễn Du viết Kiều/ Đất nước hóa thành văn” (Chế Lan Viên)... Vậy là có hai chuyện của ngôn ngữ mà ta phân ra làm môn Tiếng Việt và môn Văn học.
Tự hào văn hiến dân tộc và tự hào tiếng Việt ta có thừa, mà thực tế tiếng ta đang loạn xạ, văn chương ta đang “lùn tịt”, chẳng có điểm cao nào, thời hội nhập toàn cầu càng chứng tỏ ta chìm nghỉm ngay cửa sông chứ đừng nói ngoài trùng khơi. Thế nên mọi người đổ xô đi tìm nguyên nhân, biện/giải pháp. Tại văn hóa đọc ta “lùn” hay tại nhà văn ta “lùn”. Tại chương trình, sách giáo khoa dạy Văn, dạy Tiếng kì cục “hết chịu nổi”, tại giá sách quá cao dân nghèo không có tiền mua, tại truyền thông dùng tiếng Việt quá tùy tiện, tại mỗi người trên mạng xài tiếng ông cha vô trách nhiệm, v. v và v. v...

Trẻ em, người lớn đều lười đọc. Nếu có đọc thì “thực đơn” chỉ 3 món: tranh truyện, báo “lá cải” và “tiểu thuyết hai xu”... Thế nên có phong trào thư viện gia đình, thư viện dòng họ, thư viện phường, bưu điện văn hóa, vô số các hội chợ sách, các nhà sách khang trang liên tục khuyến mãi, vô số các công ty “làm sách” chung lưng với các nhà xuất bản liên tục ra các tủ sách hay, sách mới từ kinh điển và tinh tuyển, tới làm người và giải trí... Hội chợ sách mới đây tại công viên Lê Văn Tám đại thắng với hàng trăm ngàn đầu sách, hàng triệu bản sách. Lại có các thể nghiệm của các nhóm chuyên gia soạn sách độc lập dạy văn và tiếng Việt cho trường phổ thông khoe là thật tiên tiến khoa học, có triết lý và nghệ thuật hẳn hoi! Tình cảnh như cả nước gồng mình “cứu tiếng Việt” và “chấn hưng văn học nước nhà”. Hiệu quả không nhiều bằng hy vọng, song đáng quý biết bao.

Em gút lại hai nguyên nhân chính: Tiếng Việt đang lâm nguy là tại chuyện dạy/học ở phổ thông và đại học. Thứ hai là tại chất lượng tiếng/văn Việt trên truyền thông và internet.

Hai thí dụ dạy/ học văn/ tiếng Việt ở sách giáo khoa lớp 5: Sau khi đọc thuộc 3 bài ca dao em hãy tìm các câu có nội dung: a) Khuyên nông dân chăm chỉ cày cấy. b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất. c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo. Rặt những câu hỏi vô hồn, vô cảm, phi nghệ thuật, 100% không liên quan gì tới văn học!

Bài luyện tập tả người có gợi ý M (mẫu): - Màu sắc, độ dày, độ dài... của mái tóc. - Màu sắc, đường nét, độ lớn, cái nhìn... của đôi mắt. Bài làm của bé như sau: Tóc cô giáo em dày khoảng 3,5cm, màu đen, dài khoảng 36cm. Đôi mắt cô màu đen. Mỗi mắt dài khoảng 2,5cm cao 1,2cm. Cái nhìn sáng trưng. Bài làm như thế chẳng phải là cái tát vào chương trình, nội dung dạy/ học sao!

Xin chớ cười, các bé, các cô không dốt. Họ chỉ là nạn nhân. Phóng to, nhân rộng những cái ngây ngô, những lỗi sơ đẳng, những sự vô hồn, vô cảm, phi nghệ thuật trên lên vạn lần ta sẽ có tiếng/ văn Việt trên truyền thông và internet ngày nay. Văn nói nhầm với văn viết, văn khoa học nhầm với văn báo chí, văn luật pháp nhầm với văn lịch sử, văn hoạt kê nhầm với văn chính luận... lung tung và lung tung. Thêm tiếng bồi, văn nhái, văn da beo dở Việt dở Anh, đầu Ngô minh Sở dở ta dở Tầu... thả phanh thả cửa!

Đơn giản là dạy/ học tiếng là dạy/ học diễn đạt cho chính xác, rõ ràng, mạch lạc, gọn nghẽ ý của mình. Diễn đạt tốt thì giao tiếp tốt, hiểu mình tốt, tiếp thu tốt và thuyết phục tốt. Học tiếng là hình thành bản lĩnh, nhân cách chứ không phải thu lượm kiến thức ngữ học! Ta đang nhầm to vụ này.

Còn dạy/ học văn là dùng tiếng cho biểu cảm, khơi dạy tình cảm và qua cái đẹp ngôn từ mà xây dựng cảm quan thẩm mỹ, nhân ái khi “xài” tiếng Việt. Nó là môn nhân học và giáo dục nghệ thuật chứ không phải môn phụ trợ cho bài chính trị, đạo đức suông. Ta cũng nhầm to luôn!

Tuy nhiên khách quan mà nói có những “bi kịch” và “thảm họa” trên là bởi tiếng Việt chưa bao giờ bùng nổ, phát triển vũ bão như bây giờ. Văn khoa học, văn báo chí, văn dịch... đang hưng khởi rõ ràng. Văn và Tiếng là cuộc đời. Đời không bao giờ chết được, khỏi lo!

Ta chỉ muốn/cần làm nó đẹp lên mà thôi.

Thế nên chỉ xin kiến nghị 2 điều đơn giản, dễ làm:

a) Cấm các vị làng nhàng (trong các cơ quan độc quyền) làm chương trình, soạn sách học/ dạy văn/ tiếng Việt. Sách cho các lớp càng nhỏ tuổi càng cần do những người giỏi nhất biên soạn.

b) Mỗi người tham gia truyền thông (nhất là quan chức và các nhà báo, BTV, DCT, BLV...) hãy bỏ 30 phút mỗi ngày xem lại bài mình đã viết, rà lại câu mình sẽ nói. Mỗi cá nhân vào mạng hãy “uốn lưỡi 3 lần” trước khi chat, “cắn bút - tức là rờ con chuột-2 lần” trước khi lên blog hay comment.

Được thế thì cũng như ta dọn rác môi trường. Tự dưng tiếng/văn Việt sẽ như “cuộc đời... vẫn đẹp sao”!
Nguyễn Bỉnh Quân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn