Bài 2: Đưa cá tra trở lại bầy đàn để vươn xa
Trần Hữu Hiệp
Đề án cá tra ĐBSCL đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: “Phát triển nuôi cá tra theo hướng công nghiệp, phấn đấu trở thành một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước”. Mục tiêu: “Đến năm 2015, sản lượng cá nguyên liệu đạt 1,8 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 750 nghìn tấn, tiêu thụ nội địa 150 nghìn tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, tạo việc làm cho 23 vạn lao động”.
Chế biến cá tra xuất khẩu |
Bài 1: Phía sau đường bơi kỳ tích của kình ngư
Đến cuối năm 2011,sản xuất cá tra đạt hơn 600.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,8 tỷ USD.So với chỉ tiêu đến 2020 của “Đề án cá tra”,thì“đế ngư nước ngọt” này đang bơi trong chặng về đích. Nhưng thực trạng phát triển thì ai cũng biết, nhất là trước yêu cầu phát triển bền vững.
Đến cuối năm 2011,sản xuất cá tra đạt hơn 600.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,8 tỷ USD.So với chỉ tiêu đến 2020 của “Đề án cá tra”,thì“đế ngư nước ngọt” này đang bơi trong chặng về đích. Nhưng thực trạng phát triển thì ai cũng biết, nhất là trước yêu cầu phát triển bền vững.
Ngó người, soi mình để vươn xa
Giá trị của ngành sản xuất cá tra mang lại rất lớn, nhưng thử hỏi trong kim ngạch 1,8 triệu USD xuất khẩu được, thì người nuôi nhận được bao nhiêu phần trăm? Vấn đề không phải là số lượng đạt được mà “chuỗi giá trị” và phân phối lợi nhuận đang có vấn đề.
Con cá tra được “chặt ra làm nhiều khúc” là điều bình thường trong cơ chế thị trường, khi có sự “phân công lao động” theo “chuyên môn hóa” ở từng công đoạn. Nhưng vấn đề là liên kết các “mắc xích” lại, và quan trọng hơn là sự phân chia công bằng và làm sao cho từng khúc cá đó to hơn, ngon hơn.
Nhiều bài học thành công, lẫn thất bại của xứ người đã được tham khảo, học tập như câu chuyện cá hồi của Nauy đã “vượt cạn” như thế trong cơn khủng hoảng những năm 90. Cách thức họ liên kết chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, sự hậu thuẫn của luật pháp …
Tất nhiên, việc “học bài” và “thực hành bài học” luôn đặt ra những yêu cầu mới cần sự năng động, sáng tạo. Nhiều ý kiến đề xuất, nên quy định việc sản xuất, kinh doanh thủy sản là hoạt động có điều kiện. Đề xuất giải pháp quy hoạch lại vùng nuôi và quản lý quy hoạch hiệu quả hơn sau cơn “thoi thóp” cá tra hiện nay.
Phải tổ chức lại sản xuất và tăng cường quản lý nhà nước về giống, thức ăn và chế biến, xuất khẩu cá tra. Cần luật hóa những quy định như giá sàn XK, cơ chế đàm phán giá, mức phí XK, sử dụng quỹ phát triển XK, tăng cường hoạt động thực chất của Hiệp hội ngành nghề…
Chắc chắn điều đó chưa đủ sức cho con cá tra trong chặng đua mới khi một số quốc gia Đông nam Á như Campuchia, Thái Lan, Indonesia đang nỗ lực phát triển ngành kinh tế này, sẽ đến lúc trở thành những đối thủ đáng gờm của chúng ta.
Phó Giáo sư Nguyễn Văn Sánh, Giám đốc Viện NC-PT ĐBSCL, ĐHCT còn lưu ý việc phải tính đến thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, những tác động xấu đến dòng Mekong … làm thay đổi điều kiện sinh thái của vùng nuôi.
Tín hiệu xanh
Gần đây, giới quan sát chú ý việc Sở Giao dịch hàng hóa Singapore chọn TP. Hồ Chí Minh làm điểm tiêu chuẩn giao hàng cho hợp đồng giao dịch hạt tiêu.
Mặc dù không so được với Ấn Độ về quy mô và tài nguyên, nhưng vị thế của Việt Nam như là một trung tâm giao dịch hàng hóa đang ngày càng được củng cố.
Trong 5 năm qua, chúng ta đã lần lượt vượt qua Ấn Độ ở các mặt hàng tiêu, điều, cà phê; sắp tới sẽ là cao su. Và nhiều người có niềm tin, tiếp theo sẽ là thủy sản.
Một trung tâm giao dịch thủy sản của Việt Nam tại châu Âu cũng vừa được mở tại Brusell, Bỉ. Những hoạt động hiệu quả thực chất, theo phương thức kinh doanh hiện đại kiểu như sàn giao dịch hàng hóa, tất nhiên không phải ngày một, ngày hai có được.
Đó là một quá trình chuyển đổi tận gốc rễ theo chuỗi giá trị, từ “truy xuất” nguồn gốc cá tra đến “sàn giao dịch hàng hóa”. Nếu chưa khởi động, chắc chắn sẽ chậm chân.
Một tín hiệu khác, Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa cá da trơn chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn vào danh mục thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
Thực ra, vấn đề này đã được đề đạt từ nhiều năm qua. Đề án liên kết vùng phát triển 3 sản phẩm chủ lực của ĐBSCL, trong đó có cá tra, lồng ghép đào tạo nghề thực chất theo nhu cầu tại chỗ do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp các Viện, trường và địa phương đệ trình Chính phủ đã được chuẩn bị rất công phu mấy năm qua.
Nhiều giải pháp thực tiễn được đề xuất để liên kết vùng bằng những tiến bộ khoa học, công nghệ và trợ giúp của cơ chế, chính sách, luật pháp, dựa trên các nguyên lý phát triển vùng kinh tế, phương pháp quản trị theo chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực...
Tất nhiên, đường đi phía trước còn dài. Liên kết vùng đối với một sản phẩm quốc gia, đã vươn xa tầm quốc tế như cá tra là một yêu cầu bức bách, là cách thức để đưa cá tra Việt Nam trở lại bầy đàn mạnh mẽ hơn trong cuộc đua mới.
Nhận xét
Đăng nhận xét