Trần Hiệp Thủy
Những người thợ mỏ |
BÁO LAO ĐỘNG ngày 15-5-2012
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2011 nước ta tiếp tục xuất khẩu 17,2 triệu tấn than đá, trị giá 1,63 tỉ USD. Đó là thành tích rực rỡ của ngành than, niềm tự hào của những người thợ mỏ đã đổ mồ hôi lẫn máu làm ra “kim cương đen” cho cả nước. Nhưng đằng sau ánh hào quang là nỗi lo về câu chuyện “phát triển bền vững”.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2011 nước ta tiếp tục xuất khẩu 17,2 triệu tấn than đá, trị giá 1,63 tỉ USD. Đó là thành tích rực rỡ của ngành than, niềm tự hào của những người thợ mỏ đã đổ mồ hôi lẫn máu làm ra “kim cương đen” cho cả nước. Nhưng đằng sau ánh hào quang là nỗi lo về câu chuyện “phát triển bền vững”.
Những cô gái nông dân ĐBSCL (Ảnh: Tăng Quầy) |
Dư luận hết sức quan tâm nội dung đối thoại trực tuyến của Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân mới đây trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Theo vị bộ trưởng này, thì “đến năm 2020 lượng than nhập khẩu của nước ta còn lớn hơn số sản xuất ra”. Tháng 6.2011, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã nhập thử nghiệm chuyến than đầu tiên để chuẩn bị việc nhập khẩu lên tới trên 5 triệu tấn vào năm 2015. Trong khi đó, loại than cám chất lượng thấp dùng cho các nhà máy nhiệt điện vẫn được xuất với số lượng lớn. Lượng than cám 4, cám 5 chiếm tới 22,3% lượng than xuất khẩu năm 2009, năm 2010 là 21%, đến năm năm 2011 vẫn còn 12 triệu tấn trong tổng số hơn 17 triệu tấn than xuất khẩu của TKV.
Theo Quy hoạch điện VII, các trung tâm điện lực lớn ở ĐBSCL như Duyên Hải (Trà Vinh), Long Phú (Sóc Trăng), Sông Hậu (Hậu Giang), Kiên Lương (Kiên Giang) ... với tổng công suất hơn 9.400 MW sẽ được đưa vào sử dụng. Các nhà máy (NM) nhiệt điện này sẽ sử dụng than làm nhiên liệu chính. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu TKV khẩn trương chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn thành Dự án cảng trung chuyển than cho vùng trong tháng 4.2012; giao Bộ Công thương đề xuất nguồn, chủng loại than cung cấp cho các NM. Nhưng đến khi các NM điện than này vận hành, liệu có còn đủ than?
Theo dự báo, nhu cầu than trong nước sẽ tăng cao, đến năm 2015 sẽ thiếu 5,8 triệu tấn, năm 2020 VN thiếu tới 48 triệu tấn than, vượt cả năng lực sản xuất hiện nay của TKV. Trong khi đó, trữ lượng than Quảng Ninh chỉ còn khoảng 1,9 tỉ tấn, nếu khai thác như hiện nay, nhiều nhất 37 năm nữa sẽ cạn kiệt.
Hầu như người VN nào cũng biết chuyện “Cây tre trăm đốt” với câu thần chú nổi tiếng “khắc nhập, khắc xuất” đã giúp anh nông dân thật thà cưới được vợ, thắng tên nhà giàu tham lam, tráo trở. Hy vọng phép màu của câu thần chú sẽ được “ông thần than” dùng đúng chỗ, chứ không chỉ là “bửu bối” để giải bài toán lợi nhuận của TKV bất chấp lợi ích lâu dài. Câu chuyện xuất - nhập than hóa ra không chỉ là chuyện của vùng mỏ. Nó còn là chuyện đồng bằng và của cả nước.
Nhận xét
Đăng nhận xét