(Dân trí) - BLOG tuần này mở đầu bằng hai câu chuyện mà các đồng nghiệp của mình đã phản ánh khá đầy đủ nhưng mình không thể không nhắc lại bởi nó đã đụng đến những giá trị nhân văn được vun đắp từ ngàn đời của dân tộc.
(Minh
họa: Ngọc Diệp)
Chuyện thứ nhất bắt
đầu từ việc nhân ngày nạn nhân chất độc màu da cam
(10/8/2011), Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Vĩnh Phúc cấp 60 suất quà cho Hội
nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Bình Xuyên. Tiếp theo vào dịp tết Nhâm Thìn 2012,
Tỉnh hội Vĩnh Phúc cấp tiếp cho Bình Xuyên 25 suất cộng với 20 suất của Siêu thị
Big C, tổng cộng là 105 suất quà. Thế nhưng 60 suất quà của Tỉnh hội, Huyện hội
Bình Xuyên đã không trao một suất quà nào. 25 suất quà Tết, Huyện hội chỉ trao
đến 13 nạn nhân của 13 xã, giữ lại 12 suất và 20 suất của Big C thì chỉ chuyển
10 suất đến 10 nạn nhân.
Chuyện ăn chặn kiểu này ở ta không
lạ. Đã từng có nhiều vụ ăn chặn quà của người nghèo, tiền cứu trợ thiên tai bão
lũ... Có cả những vụ làm giả mộ liệt sĩ để lấy tiền. Vả lại, số tiền trong vụ
này không lớn, chỉ gần 25 triệu đồng (300.000VND x 82 suất = 24.800.000 VND).
Thế nhưng nó rất lớn nếu nhìn ở góc độ nhân văn và đạo lý. Nạn nhân chất độc da
cam là con những người lính đã từng cống hiến máu xương của mình cho công cuộc
thống nhất đất nước. Việc ăn chặn của những số phận bi thương đã là sự tàn tệ
thì việc ăn chặn của con em những người lính trong trường hợp này còn là sự bất
nhân và vô ơn. Hành vi trên, nói như một đồng nghiệp của mình “làm dư
luận xã hội phẫn nộ và... đỏ mặt thay cho những chức sắc làm việc này” vì “60
suất quà đó, chắc chắn đã "ăn" mất lương tâm họ”.Chuyện thứ hai là clip quảng cáo cho chương trình mang một cái tên gợi lòng trắc ẩn: “Gấu đỏ - Gắn kết yêu thương” do Công ty Cổ phần thực phẩm Á châu và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam khởi xướng. Chương trình này được thực hiện công phu, bài bản và do các diễn viên chuyên nghiệp thể hiện. Nội dung của quảng cáo này kể về một cậu bé bị bệnh hiểm nghèo đã được chữa trị nhờ tình yêu thương của cộng đồng thông qua việc mua mỳ Gấu đỏ, cụ thể mỗi gói mỳ Gấu đỏ được trích 10VND. Phải thừa nhận những nhà quảng cáo đã làm rất tốt từ kịch bản, diễn xuất đặc biệt là lời bình được đọc rất truyền cảm đã gây xúc động sâu sắc cho người xem.
Việc kết hợp
giữa kinh doanh và làm từ thiện để từ đó quảng cáo cho sản phẩm của mình là điều
rất bình thường và đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ con số 10VND
góp quỹ. Có
một phép tính một người nếu mỗi ngày ăn 1 gói mỳ Gấu đỏ thì phải mất 3 năm mới
có thể gửi tới các em 10.000 đồng. Nếu muốn góp 100.000 đồng, số năm ăn mỳ Gấu
đỏ phải là 30 năm liên tục. Còn để góp 1 triệu đồng, phải ăn mỳ Gấu đỏ liền tù
tì tới… 300 năm. Cũng có một cách tính khác, đó là 300 người ăn liên tục thì chỉ
mất có… 1 năm.
Làm từ thiện là một nghệ thuật. Nghệ thuật ứng xử mà người xưa đã rút thành
triết lý: “Của cho không bằng cách cho”. Mình được biết một tờ báo hàng đầu về
công tác từ thiện có một nguyên tắc không dùng từ “cho” trong bất cứ thông tin
nào phản ánh về việc này. Ví dụ như “đã trao cho”, “chuyển đến cho”, “tặng cho”
đều bị bỏ chữ “cho”. Hai câu chuyện về bản chất có thể khác nhau nhưng đều phản ánh một phần những ẩn khuất đằng sau hai từ mỹ miều “từ thiện”.
Tình
yêu thương và lòng trắc ẩn không thể là mảnh đất màu mỡ để mua bán với giá rẻ
mạt, thậm chí là ăn chặn, các bạn có đồng ý như thế không?
Bùi
Nhận xét
Đăng nhận xét