(ĐĐK)
Làm lợi cho nông dân hàng nghìn tỷ
Đây là chế phẩm sinh học có ưu điểm chỉ phun một lần có thể duy trì hiệu quả trừ rầy cho suốt vụ. Ở giai đoạn lúa ngậm sữa có thể phun chế phẩm Ometar một lần để trừ bọ xít nếu lúa bị bọ xít tấn công. Chế phẩm Ometar còn được ứng dụng để trừ bọ cánh cứng hại dừa...
So với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng hoá chất, chế phẩm này giúp giảm chi phí diệt rầy đến 10 lần, không làm ô nhiễm môi trường, không tiêu diệt thiên địch. Đặc biệt chế phẩm Ometar sử dụng trừ rầy nâu lúc lúa đang trổ là rất tốt vì không ảnh hưởng tới lép hạt và năng suất lúa. Trong khi đó, nếu lúc lúa đang trổ có rầy nâu phải phun thuốc hoá học sẽ ảnh hưởng tới sự thụ phấn của hạt, gây hạt lép nhiều và giảm năng suất. Làm lợi cho nông dân hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm.
TS. Nguyễn Thị Lộc sinh năm 1956 tại Hà Tây. Tốt nghiệp ĐH năm 1980, chị vào Nam làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL (nay là Viện Lúa ĐBSCL). Bộ môn Sinh thái côn trùng và Phòng trừ sinh học của Viện Lúa ĐBSCL ra đời tháng 9-1995, đúng lúc chị Lộc lấy bằng tiến sĩ ở Ấn Độ về. Vì sao học ĐH ngành trồng trọt, lấy bằng thạc sĩ côn trùng học mà chị lại chuyển hướng về hệ sinh thái côn trùng và phòng trừ sinh học? Chị Lộc cười đáp: "Bắt đầu từ thực tế và cái duyên với khoa học nữa”.
Chuyển giao công nghệ để nông dân tự sản xuất với giá rẻ
Mười bảy năm qua, TS Lộc đã chủ trì, tham gia thực hiện gần 40 đề tài, dự án. Chị tâm đắc nhất với đề tài: "Nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng hai chế phẩm sinh học để quản lý các loài sâu hại lúa”, từng được Bộ NN&PTNT đánh giá là xuất sắc về mặt khoa học. Hai chế phẩm này được ban tổ chức hội chợ Nông nghiệp và Thủy sản Quốc tế Cần Thơ trao tặng hai giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam mười năm trước. Tiếp tục ứng dụng rất hiệu quả phòng trừ rầy nâu, bọ xít hại lúa, bọ cánh cứng hại dừa tại các tỉnh ở ĐBSCL.
Theo TS Nguyễn Thị Lộc, trước dịch rầy nâu bùng phát mạnh mà chế phẩm sinh học chỉ sản xuất 3 tấn/tháng, trong khi nhu cầu cả vùng là 100 tấn/tháng. Sản phẩm không tổn hại môi trường nhưng giá cao, không đủ cung, từ năm 2007, chị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ. Mục đích để hai chế phẩm này có thể chuyển giao cho nông dân tự sản xuất, giá rẻ.
"Chúng tôi đã nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ vào năm 2008, đơn giản, dễ áp dụng lại ít tạp nhiễm, nên đã được chuyển giao cho hàng ngàn hộ dân của 7 tỉnh, thành phố ở vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Quy trình đã được chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định và Bình Thuận. Gần đây, chế phẩm Ometar cũng đã được ứng dụng cho cây lúa ở Quốc Oai, Hà Nội. Một số tỉnh khác như Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Ninh Thuận đã đăng ký để chuyển giao công nghệ trong thời gian tới.
Giá thành thấp, chỉ 200 nghìn đồng/ha/lần phun, thấp hơn 70 nghìn đồng so với sản phẩm cùng loại trước đây. Đặc biệt, ứng dụng quy trình này, nông dân tự sản xuất được thì giá tiền chỉ còn có 50 nghìn đồng/ha/1 lần phun. Sau khi tập huấn, bất cứ bà con nông dân nào cũng làm được, mang lại lợi nhuận 1,5-2 triệu đồng/ha so với dùng thuốc hóa học.
Hữu Văn (ĐĐK)
Ngày 8-3-2011, giải thưởng Kovalevskaia năm 2010 đã được trao cho hai nhà khoa học nữ xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc - Trưởng bộ môn Sinh thái côn trùng và Phòng trừ sinh học - Viện Lúa ĐBSCL vì những đóng góp to lớn cho nền khoa học nước nhà.
Hữu Văn (ĐĐK)
Ngày 8-3-2011, giải thưởng Kovalevskaia năm 2010 đã được trao cho hai nhà khoa học nữ xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc - Trưởng bộ môn Sinh thái côn trùng và Phòng trừ sinh học - Viện Lúa ĐBSCL vì những đóng góp to lớn cho nền khoa học nước nhà.
Nhận xét
Đăng nhận xét