Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ðể nông dân đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo

Năm 2012, với sản lượng xuất khẩu gạo của cả nước đạt 7,7 triệu tấn, Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Có được thành tích đó là nhờ phần lớn vào mồ hôi, công sức của hàng chục triệu nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Vậy nhưng, cho đến nay, khi vụ lúa hè thu 2013 đã khép lại, những người trực tiếp làm ra hạt gạo vẫn loay hoay với việc giải bài toán thoát nghèo. Thu hoạch lúa hè thu tại xã Ða Phước, huyện An Phú (An Giang). Bài 1: Bài 1: Nghèo ngay trên vựa lúa Theo quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới, áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 của Thủ tướng Chính phủ thì hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400 nghìn đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Như vậy, trong năm 2013 này, tất cả nông dân có diện tích 4 ha trở xuống ở ÐBSCL đều là hộ nghèo. Thực tế này đang diễn ra ngay trên vựa lúa lớn nhất nước như một nghịch lý. Lấy công làm lãi Ði xe ôm từ huyện An Phú (An Gi

Anh bán chiếu Cà Mau trên dòng kinh Ngã Bảy

Báo Thanh Niên, 13/08/2013 00:00 Ở miền Tây Nam bộ có nhiều chợ nổi nhưng đệ nhứt vẫn là chợ nổi Ngã Bảy. Đấy là nơi tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca nhưng trường tồn bất biến với thời gian vẫn là  Tình anh bán chiếu . Cái chết anh bán chiếu Ngã Bảy xưa thuộc H.Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ (cũ), sau chia tách tỉnh thuộc về thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang. Miền Tây Nam bộ có rất nhiều chợ nổi như Phong Điền, Cái Răng (Cần Thơ); Cái Bè (Tiền Giang)... nhưng về quy mô và bề dày lịch sử không đâu so được với Ngã Bảy. Chợ có từ năm 1915, ban đầu vài chục ghe tàu họp lại bán buôn rồi sau đó con số tăng dần lên hàng ngàn. Gọi là chợ nổi Ngã Bảy vì nơi đó có 7 con kênh Xẻo Môn, Xẻo Vông, Búng Tàu, Lái Hiếu, Cái Côn, Mang Cá, Mương Lộ cùng đổ về sông Phụng Hiệp. Theo lời các bậc cao niên, từ trước chợ nổi Ngã Bảy đã rất sung túc. Hằng ngày chợ họp từ 2 giờ sáng kéo dài đến 16 giờ mới tan. Từ 6 giờ đến 8 giờ sáng, tàu ghe cả ngàn chiếc đậu buôn bán hàng hóa, nông sản, cây trái đe

Khởi động đặc khu Phú Quốc

14/08/2013 08:15 (GMT + 7) TT - Ngày 13-8, đoàn công tác của Ban Kinh tế trung ương do phó trưởng ban Nguyễn Xuân Cường, ủy viên Trung ương Đảng, dẫn đầu cùng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về việc chuẩn bị đề án thành lập đặc khu hành chính - kinh tế Phú Quốc. Ông Văn Hà Phong - ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, bí thư Huyện ủy Phú Quốc - cho biết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện song song đề án nâng cấp Phú Quốc lên đô thị loại 2 để thành lập TP Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang vào năm 2015 và đề án thành lập đặc khu hành chính - kinh tế Phú Quốc trực thuộc trung ương năm 2020. \Trong đó, đề án thành lập TP Phú Quốc dự kiến sẽ thông qua ban chấp hành Đảng bộ tỉnh vào cuối năm 2013. Riêng đề án thành lập đặc khu hành chính - kinh tế Phú Quốc đến nay đã hoàn tất dự thảo, thông qua ban thường vụ, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cuối tháng 7 vừa qua. Bí thư kiêm trưởng đặc khu

Một số trang mạng hữu ích

Cám ơn bác chủ nhân Blog "Tôi thích đọc" đã làm sẵn, mình chỉ mỗi việc copy past là xong, không biết có vi phạm Nghị định 72 không nữa. Tra cứu:- Time and Date – Xem giờ, đổi giờ, lịch, thời tiết Code:  http://www.timeanddate.com/ - Âm – Dương lịch Việt Nam Code:  www.petalia.org/amlich.htm - Lịch Vạn Niên Code:  www.thoigian.com.vn/?mPage=L1 - Mã vùng điện thoại các quốc gia & cách gọi Code:  http://www.countrycallingcodes.com/ - Khoảng cách các nơi trên thế giới Code:  www.indo.com/distance   - Thông tin các quốc gia trên thế giới Code:  https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html – Thông tin, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng Code:  http://www.biography.com/ – Sách kỷ lục thế giới Guinness Code:  http://www.guinnessworldrecords.com/ - Thông tin về quốc kỳ các nước Code:  http://www.fotw.net/flags/index.html Từ điển – Tra từ điển Anh, Việt, Pháp, Nhật, Hàn, Trung, viết tắt Code:  http://tratu.soha.vn/    - Từ điển Anh, Việt, Pháp, Tr

Hàng rong ở “cửa ngõ” Tây Đô và định dạng lại cuộc mưu sinh

Hữu Hiệp Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài khoa học “Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp bán hàng rong (BHR) tại quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ” cho thấy bức tranh nhiều màu sắc với yêu cầu “định dạng lại cuộc mưu sinh” của những người nhập cư, làm đẹp đô thị, xây dựng Ninh Kiều xứng đáng là trung tâm của TP.Cần Thơ; của người Tây Đô lịch sự, hào hiệp, văn minh, hiện đại. Mua bán trên sông Người BHR là lao động nhập cư từ các địa phương khác chiếm gần 74%, từ các nơi trong TP.Cần Thơ chiếm hơn 26%; người không biết chữ và tiểu học chiếm gần 46%. Nguyên nhân chủ yếu “đẩy” họ đến BHR là do thiếu việc làm, không đất sản xuất và thu nhập thấp. Ninh Kiều trở thành nơi “hội tụ” nhiều hoạt động này, tạo áp lực lớn. Du khách và người dùng “hàng rong” không chỉ là nhu cầu tiêu dùng mà còn là tập quán sinh hoạt mang đậm nét văn hoá miệt vườn, sông nước miền Tây. Gần đây, thành phố tổ chức các Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ, chợ đêm, phố đi bộ, tái hiện cảnh BHR như một nét văn hoá

Nông thôn mới ở ĐBSCL: “chợ nhỏ, điện mờ”

Hữu Hiệp Chợ, điện, đường, trường học là các tiêu chí quan trọng cho nông thôn mới ĐBSCL hiện có 1.299 xã, chiếm 14,3% tổng số đơn vị hành chính xã của cả nước. Hơn 3 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), vùng trọng điểm nông nghiệp số 1 cả nước đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng; tạo ra một số điểm sáng, có sức lan tỏa, hình thành được các vùng sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực của vùng như lúa gạo, thuỷ sản, trái cây, mía gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi và các thiết chế văn hoá, giáo dục, làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn. 2 xã điểm: Mỹ Long Nam (Cầu Ngang, Trà Vinh) và Định Hòa (Gò Quao, Kiên Giang) được chọn lựa trong 11 xã điểm NTM toàn quốc, cùng huyện điểm NTM Phước Long (Bạc Liêu) do Trung ương chỉ đạo cũng tạo ra được sức phát triển mới. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tiến độ triển khai xây dựng NTM trong toàn vùng còn chậm, thu nhập dân cư còn thấp, việc hình thành và phát triển các mô hình tốt theo hướng tổ

Bán đảo Cà Mau giữa đôi dòng mặn - ngọt: Bài cuối: Đi tìm giải pháp phát triển bền vững

Thứ tư, 07/08/2013 22 giờ 01 GMT+7 * HỮU TÙNG – BÌNH NGUYÊN Sau hơn thập kỷ  vật lộn với con tôm, cây lúa, vùng BĐCM đã và đang đối mặt với nhiều thách thức cho việc phát triển bền vững trong tương lai. Những bài học rút ra từ thực tiễn sản xuất sẽ giúp người dân, nhà quản lý, nhà khoa học có cái nhìn sâu sắc và đưa ra những định hướng góp phần phát triển KT-XH có tính bền vững cho tương lai… Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp - Vụ Trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ:  “Qua thực tế tranh chấp mặn ngọt tại BĐCM cho thấy cái chúng ta yếu chính là khả năng liên kết vùng trong quy hoạch sản xuất và sử dụng nguồn nước. Chính việc quy hoạch chưa triển khai đồng bộ, còn manh mún đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Do đó, cần có rà soát, đánh giá đúng để thực hiện các quy hoạch thủy lợi, sử dụng nguồn nước hợp lý. Các quy hoạch phải được đấu nối liên kết giữa các địa phương và trên cơ sở quy hoạch cấp vùng. Phải có cơ chế pháp lý, mô hình tổ chức và khung chính sách để liên kết hiệu qu

Thuốc độc và tử tù - câu chuyện pháp luật

Lùi thời hạn áp dụng tiêm thuốc độc với tử tù VnExpress, Thứ bảy, 2/7/2011 12:21 GMT+7 Từ 1/7, Bộ Công an dừng hẳn việc xử bắn tử tù nhưng hình thức mới là tiêm thuốc độc sẽ chưa được áp dụng ngay. Dự kiến cuối năm nay, việc tiêm thuốc độc mới bắt đầu được thực thi. >   Áp dụng hình thức tiêm thuốc độc thay xử bắn tử tù từ 1/7 Về việc thực thi các quy định của Luật thi hành án hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7, trung tướng Cao Ngọc Oánh (Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an) cho  VnExpress.net  biết, về nguyên tắc việc tiêm thuốc độc diễn ra ngay tại trại tạm giam có tử tù đang bị giam giữ; nơi có tòa án sơ thẩm, phúc thẩm đã xét xử. Trung tướng Cao Ngọc Oánh.  Ảnh: Thái Thịnh. Hiện, mỗi năm số người bị thi hành án tử hình tăng 80 - 100 người, nên trước mắt Bộ Công an sẽ xây dựng phòng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc theo cụm khu vực. Sau đó, tùy tình hình thực tế sẽ triển khai dần ở các địa phương để hạn chế