Như chúng ta đều biết, mọi văn bản luật đều đặt ra cho ngôn từ hàng loạt yêu cầu. Trong đó có yêu cầu hệ trọng hơn cả và cũng khắt khe hơn cả là mỗi lời của văn bản đều phải đơn trị, tức mỗi lời chỉ nên diễn đạt một ý, và mỗi ý chỉ nên được diễn đạt bằng cùng một lời duy nhất mà thôi. Tính đơn trị ấy sở dĩ hệ trọng bởi nó giúp nâng tính khả thi của các điều luật trong văn bản lên một mức cao hơn, và nhờ đó giúp cho cả người thực thi lẫn người phải tuân thủ nắm chắc được những điều phải thực thi cũng như phải tuân thủ. Nhưng, tiếc thay, việc này có vẻ vẫn chưa được coi trọng đúng mức, nhất là từ phía người làm luật. Hai chuyện nhỏ sắp nêu dưới đây có lẽ là những dẫn chứng cụ thể và tiêu biểu hơn cả cho điều vừa trình bày. 1. Những ai từng sinh sống ở thủ đô vào hai thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước chắc đều nhớ rõ quy định “Cấm bóp còi inh ỏi”. Nghe nói ở thủ đô Moskva thời Liên Xô trước đây (và hình như ngay cả bây thời vẫn thế) cũng có một quy định gần gần như thế....
"Lời quê góp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh" (KIỀU)